Sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp, lập sổ đăng ký thành viên.

Một phần của tài liệu Những qui định pháp lý của công ty TNHH hai thành viên trở lên và bài tập tình huống (Trang 33 - 35)

dung đăng ký doanh nghiệp, lập sổ đăng ký thành viên.

Điều 33. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ

tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:

a) Ngành, nghề kinh doanh;

b) Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

2. Trường hợp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, những thay đổi tương ứng phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Thời hạn thông báo công khai các thông tin về doanh nghiệp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là 30 ngày, kể từ ngày được công khai.

Điều 49. Sổ đăng ký thành viên

1. Công ty phải lập sổ đăng ký thành viên ngay sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sổ đăng ký thành viên phải có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;

b) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, số quyết định thành lập hoặc mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức;

c) Phần vốn góp, giá trị vốn đã góp, thời điểm góp vốn, loại tài sản góp vốn, số lượng, giá trị của từng loại tài sản góp vốn của từng thành viên;

d) Chữ ký của thành viên là cá nhân hoặc của người đại diện theo pháp luật của thành viên là tổ chức;

đ) Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của từng thành viên. 2. Sổ đăng ký thành viên được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty.

- Các tổ chức kinh tế được thành lập theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư không phải cấp giấy phép làm con dấu, nhưng phải đăng ký mẫu dấu tại cơ quan Công an trước khi sử dụng.Con dấu là tài sản của doanh nghiệp, Người đại diện theo pháp luật

của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm quản lý sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật.Con dấu của doanh nghiệp bị thu hồi trong những trường hợp sau đây: +Có quyết định chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, kết thúc nhiệm vụ, chuyển đổi hình thức sở hữu.

+ Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc có các vi phạm theo quy định của pháp luật.

+Con dấu bị mất được tìm thấy sau khi đã có thông báo mất.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bị thu hồi con dấu phải thu hồi con dấu và giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu để nộp lại cho cơ quan công an nơi đã đăng ký. Cơ quan ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan công an có thẩm quyền thu hồi con dấu và giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu.

Điều 44. Con dấu của doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:

a) Tên doanh nghiệp; b) Mã số doanh nghiệp.

2. Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

3. Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.

4. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Một phần của tài liệu Những qui định pháp lý của công ty TNHH hai thành viên trở lên và bài tập tình huống (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w