TRUSTBank
Nhằm không ngừng hoàn thiện và nâng cao năng lực đội ngũ lãnh đạo quản lý cấp trung của ngân hàng, TRUSTBank triển khai khóa I – Lớp đào tạo Giám đốc Chi nhánh (Quản trị cấp trung), tại Trung tâm Đào tạo TRUSTBank TP.HCM. Khóa học có 40 lãnh đạo/quản lý cấp trung tham gia. Do Chủ tịch HĐQT TRUSTBank, các chuyên gia của Viện Quản trị & Tài chính (IFA) và Công ty BTC đảm nhiệm giảng dạy. Phương pháp mà người dạy sử dụng hoàn toàn mang tính chất tư vấn chia sẻ phương pháp luận và những kinh nghiệm quản trị ngân hàng hiện đại, nghệ thuật lãnh đạo, marketing, lập kế hoạch, điều hành công việc hay những kỹ năng giải quyết vấn đề, ra quyết định.. Ở đây, chương trình đào tạo đã tổ chức trong lớp học dạng dãy truyền thống, nhưng ngồi theo ghế có bàn riêng lẻ. Bằng phương pháp này, có những ưu điểm và hạn chế như sau: Ưu điểm:
- Tất cả học viên có thể thấy người diễn thuyết.
- Học viên có thể trao đổi với người diễn thuyết.
- Học viên có thể làm việc theo nhóm 2 người, thuận tiện cho việc ghi chép. Nhược điểm:
- Phòng học khá nhỏ, khó di chuyển nếu học viên muốn đi lên trình bày điều gì.
- Có sự phân biệt giữa ghế hàng đầu và những hàng sau.
Kết luận
Đào tạo và phát triển nhân viên trong một tổ chức là hết sức quan trọng. Mục đích tổ chức các buổi học đào đạo là giúp cho nhân viên có thể hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững về nghề nghiệp và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ trong tương lai. Để làm được điều đó thì việc tạo ra một môi trường học tập thoải mái, thân thiện, nơi mà các giảng viên hoặc người hướng dẫn có thể truyền đạt những kiến thức, kỹ năng chuyên môn một cách cụ thể, rõ ràng và các nhân viên, công nhân, quản lý có thể lĩnh hội được tất cả những điều đó là hết sức cần thiết. Việc tổ chức phòng học, sắp xếp bàn ghế là một bước trung gian giúp cho việc tổ chức các lớp đào tạo hiệu quả hơn. Và tương ứng với từng mục đích của buổi đào tạo, chúng ta có các dạng mô hình sắp xếp khác nhau. Mỗi mô hình đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng, và tùy theo phương pháp, mục đích của việc đào tạo mà chúng ta có thể chọn ra mô hình phù hợp cho tổ chức, doanh nghiệp của mình để có thể phát huy tối đa những lợi ích của các mô hình và giảm thiểu các nhược điểm của chúng để phục vụ cho việc đào tạo và phát triển nhân viên một cách tốt nhất.