Phân tích độ nhạy xác suất

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả dự án đầu tư khai thác mỏ khoáng sản (Trang 33 - 35)

Việc phân tích độ nhạy xác suất được dựa theo mổ phỏng Monte Carlo. So với phương pháp trên, các giá trị để mô tả các biến số không định lượng chính xác

bằng các ước tính đơn giá trị mà là một miền giá trị và các kết quả tính toán các chỉ tiêu đánh giá thu được cũng là một miền giá trị trong đó các kết quả biến thiên như là một hàm về xác suất xảy ra xung quanh một kết quả mong đợi nhất. Việc phân tích này giúp cho các nhà đầu tư có được cảm giác chắc chắn hơn, chính xác hơn về tác động của rủi ro và bất trắc đến kết quả phân tích kinh tế.

1.3.2.3. Phương pháp phân tích giá trị kỳ vọng (EV)

Là phương pháp được áp dụng để phân tích độ rủi ro của dự án bằng việc tính kỳ vọng toán học của các biến số, người ta có thể cân nhắc chọn phương án tối ưu trong số các phương án có thể có. Nó giúp cho các nhà đầu tư có được cái nhìn tổng quát hơn trong việc quyết định bỏ chi phí đầu tư vào các đối tượng nào, mức đầu tư nào sao cho khi rủi ro xảy ra nhà đầu tư không bị phá sản.

Kỳ vọng (EV) của 1 biến cố nào đó được xác định theo công thức:

i m i i p Q EV . 1 ∑ = = (1-37) Trong đó: +) m: Số lượng biến cố.

+) pi: Xác suất xảy ra biến cố i;

∑= = m i i p 1

= 1 (pi được xác định trên cơ sở thống kê tập hợp số lớn các trương hợp đầu tư vào đối tượng có điều kiện tương tự trong các thời điểm khác nhau).

+) Qi: Giá trị của biến cố i.

EV ở đây được hiểu là thế cân bằng tin cậy hoặc mức độ trung bình của giá trị biến cố có tính tới xác suất xảy ra biến cố.

Chương II:

Tính toán và phân tích hiệu quả của DAĐT

2.1.1. Cơ sở dữ liệu

Phân tích hiệu quả dự án đầu tư khai thác mỏ khoáng sản (n=28).

2.1.1.1. Thời gian của dự án

+) Thời gian xây dựng là 2 năm: 2011 – 2012.

+) Thời gian hoạt động 10 năm (kể cả 2 năm xây dựng cơ bản là 12 năm).

2.1.1.2. Tổng vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả dự án đầu tư khai thác mỏ khoáng sản (Trang 33 - 35)