PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1 Lợi nhuận của ngân hàng thương mại:

Một phần của tài liệu tiểu luận hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại (Trang 36 - 45)

1. Lợi nhuận của ngân hàng thương mại:

Lợi nhuận Ngân hàng quyết định được xác định:

Lợi nhuận của Ngân hàng quốc doanh được để lại = Thu nhập - Chi phí hợp lý hợp lệ - Thuế doanh thu và thu về sử dụng vốn ngân sách Nhà nước - Thuế lợi tức.

Đơn vị: tỷ đồng. Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2013 của các ngân hàng

(*): Riêng Techcombank là lợi nhuận trước thuế.

Để tìm hiểu lợi nhuận của NH, trước hết ta đi từ Thu nhập, chi phí của Ngân hàng

*Thu nhập của Ngân hàng:

- Thu lãi cho vay (vốn cố định, vốn lưu động, vốn lưu động, nợ quá hạn). - Thu lãi tiền gửi

- Thu lãi về hùn vốn, góp vốn liên doanh, liên kết - Thu nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và đối ngoại - Thu lệ phí hoa hồng về các dịch vụ Ngân hàng - Thu tiền phạt khách hàng phát hành séc quá số dư

- Các khoản thu khác trong hoạt động kinh doanh (bao gồm cả thu về cho thuê tài sản cố định).

*Chi phí hoạt động của Ngân hàng: + Chi phí nghiệp vụ kinh doanh;

+ Trả lãi tiền gửi các tổ chức kinh tế, lãi huy động tiết kiệm của dân cư và huy động các nguồn vốn khác.

+ Trả lãi tiền vay Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác. + Trả lãi vay nước ngoài (nếu có)

+ Chi về nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và đối ngoại + Chi trả lệ phí hoa hồng về các nghiệp vụ uỷ nhiệm + Các khoản chi khác về nghiệp vụ kinh doanh + Chi phí quản lý:

+ Các khoản chi cho người lao động:

+ Chi lương theo đơn giá tiền lương được duyệt + Các khoản phải nộp về Bảo hiểm xã hội

+ Chi phương tiện bảo hộ lao động đối với những đối tượng được cấp bảo hộ lao động theo quy định của Nhà nước.

+ Các khoản chi quản lý khác:

+ Chi công tác phí theo quy định của Nhà nước

+ Chi khấu hao tài sản cố định theo quy định của Nhà nước

+ Chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định; sửa chữa hệ thống bảo vệ, bảo quản kho tiền không thuộc nguồn vốn khấu hao sửa chữa lớn và

nguồn vốn xây dựng cơ bản theo nhu cầu thực tế phát sinh, nhưng mức chi không vượt quá tỉ lệ sau: mà chi

- Ngân hàng công thương: 5% - Ngân hàng nông nghiệp: 10% - Ngân hàng đầu tư và phát triển: 8% - Ngân hàng ngoại thương: 3%

(Tỉ lệ chi sửa chữa thường xuyên tính trên tổng giá trị tài sản cố định bình quân năm).

+ Chi công cụ lao động cần thiết cho hoạt động kinh doanh. + Chi trang phục giao dịch cho CNVC Ngân hàng theo định mức.

+ Chi giấy tờ in, vật liệu Văn phòng, kho tàng, vận chuyển bốc xếp, tuyên truyền quản cáo, đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn, cước phí bưu điện, thông tin liên lạc v.v...

+ Các khoản chi khác hợp lý phát sinh do yêu cầu kinh doanh. *Nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước

(+) Ngân hàng quốc doanh phải nộp đầy đủ và đúng thời hạn vào ngân sách Nhà nước các khoản sau:

+ Thuế doanh thu, thuế lợi tức và thu về sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. + Khấu hao cơ bản tài sản cố định theo quy định của Nhà nước.

+ Các khoản phải nộp khác theo chế độ quy định. Về nghĩa vụ nộp thuế được quy định như sau: - Thuế doanh thu:

Doanh thu tính thuế của Ngân hàng quốc doanh là tiền thu về lãi suất do người vay trả hoặc tiền hoa hồng được hưởng đối với các hoạt động dịch vụ khác (các khoản thu nhập đã nêu tại mục a, phần 2; đối với Ngân hàng đầu tư và phát triển có bao gồm cả nguồn thu lãi từ quỹ tín dụng đầu tư của ngân sách Nhà nước chuyển sang để Ngân hàng cho vay).

Thuế doanh thu do các chi nhánh Ngân hàng quốc doanh (tỉnh, thành phố, đặc khu) nộp trực tiếp vào Chi cục Kho bạc Nhà nước nơi Chi nhánh có phát

Ngân hàng không thuộc diện điều tiết cho ngân sách địa phương và vẫn thống nhất nộp lên ngân sách trung ương).

Cơ quan tài chính có nhiệm vụ kiểm tra doanh thu tính thuế, cấp chứng từ xác nhận việc đã thu thuế cho Ngân hàng quốc doanh bằng ấn chỉ do Bộ Tài chính thống nhất phát hành để các chi nhánh Ngân hàng làm căn cứ báo cáo tình hình thu nộp về Ngân hàng quốc doanh trung ương.

- Thuế lợi tức:

Lợi tức chịu thuế của Ngân hàng quốc doanh là lợi nhuận sau khi loại trừ thuế doanh thu và thu về sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.

Thuế lợi tức của Ngân hàng quốc doanh được thu tập trung tại Ngân hàng trung ương hàng tháng; Ngân hàng quốc doanh - trung ương có trách nhiệm nộp thuế lợi tức tại địa điểm do Tổng cục thuế ấn định.

Ngân hàng quốc doanh không được tính vào chi phí kinh doanh để xác định lợi tức chịu thuế hoặc giảm trừ lợi tức chịu thuế các khoản như đã đề cập ở mục c, phần 2.

Mức thuế doanh thu và thuế lợi tức được thi hành theo luật thuế, cụ thể như sau:

Thuế doanh thu Thuế lợi tức Ngân hàng công thương 6% 50%

Ngân hàng nông nghiệp 4% 50% Ngân hàng ngoại thương 8% 50% Ngân hàng đầu tư và phát triển 6% 50%

2.Phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ:

Lợi nhuận của NHTM là cơ sở để xác định thu nhập của chủ sở hữu, tiền lương kinh doanh cho cán bộ công nhân viên và là nguồn bổ sung vốn từ nội bộ của mỗi ngân hàng.

-Số lợi nhuận sau khi làm nghĩa vụ với Ngân sách, trích lập quỹ bổ sung nguồn vốn, sẽ được phân phối theo

+ Chế độ tài chính của Nhà nước

+ Theo quyết định của Đại hội cổ đông.

- Lợi nhuận của Ngân hàng quốc doanh sau khi nộp thuế lợi tức 50%, số còn lại (coi như 100%) được phân phối như sau:

+ 5% trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ

+ 10% trích lập quỹ dự trữ đặc biệt (trích quỹ dự trữ đặc biệt thực hiện theo tỉ lệ 10% cho đến khi bằng 100% vốn điều lệ).

+ 85% lợi nhuận còn lại, trước hết phải dùng để nộp tiền phạt cho ngân sách Nhà nước và cho khách hàng (nếu có), sau đó được sử dụng lập 3 quỹ của Ngân hàng: quỹ phát triển kỹ thuật nghiệp vụ, quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng. Tỉ lệ trích lập các quỹ do Tổng Giám đốc Ngân hàng quốc doanh quy định.

Riêng quỹ khen thưởng trích trong năm, tối đa không quá 50% quỹ tiền lương thực hiện cả năm của đơn vị. Ngoài tiền thưởng từ lợi nhuận còn lại của đơn vị, các Ngân hàng không được lấy bất kỳ nguồn nào để trả thưởng cho CNVC dưới mọi hình thức.

- Việc tạm trích được quy định như sau:

+ Hàng quý, sau khi xác nhận được kết quả lợi nhuận và thực hiện nộp thuế do Nhà nước, Ngân hàng quốc doanh được trích đủ vào quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và quỹ dự trữ đặc biệt. Riêng 3 quỹ chỉ tạm được trích tối đa 70% số lợi nhuận còn lại (sau khi đã trừ số tiền trích vào 2 quỹ dự trữ trên).

+ Kết thúc năm tài chính, sau khi quyết toán tài chính năm đã được Bộ Tài chính công nhận và sau khi đã làm đầy đủ nghĩa vụ cho ngân sách Nhà nước, các Ngân hàng quốc doanh mới được chính thức trích đủ 100% cho 3 quỹ. + Việc quản lý và sử dụng các quỹ: phát triển kỹ thuật nghiệp vụ, quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

3. Kết luận

chứng khoán đã góp phần giúp các nhà băng tiếp tục kinh doanh có lãi trong quý III/2013 vừa qua.

Hoạt động chính là cho vay và nhận tiền gửi không còn đóng góp lớn vào bức tranh lợi nhuận ngân hàng.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng 10 tháng đầu năm 2013 chỉ khoảng 7,81% (tính cả nợ đã được xử lý thông qua trích lập dự phòng và bán cho VAMC), bằng già nửa tốc độ tăng tiền gửi. Theo một chuyên gia về ngân hàng, mảng cho vay, vốn đem lại 70-80% thu nhập cho các ngân hàng đã "chìm nghỉm" trong quý III nay.

Tổng hợp kết quả kinh doanh của 13 ngân hàng cũng cho thấy, thu nhập lãi thuần từ cho vay - nhận tiền gửi trong quý III giảm 3% so cùng kỳ, còn hơn 19.200 tỷ đồng. Kinh tế khó khăn, doanh nghiệp không mở rộng sản xuất nên chẳng cần vốn. Điều kiện vay vốn thắt chặt cũng khiến doanh nghiệp khó tiếp cận vốn hơn. Chính những yếu tố đó khiến tín dụng tăng thấp, ảnh hưởng đến thu nhập từ hoạt động cho vay nói riêng và lợi nhuận của ngân hàng nói chung

Mảng kinh doanh ngoại hối, vàng và chứng khoán đã góp phần tạo lợi nhuận cho ngân hàng.

Chủ yếu do tỷ giá, giá vàng tương đối ổn định từ đầu năm, thị trường chứng khoán cũng khởi sắc hơn. Số liệu từ 13 ngân hàng cho thấy thu nhập từ kinh doanh ngoại hối, vàng trong quý III đạt hơn 670 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức lỗ 704 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Thu nhập từ kinh doanh chứng khoán cũng tăng tới 144%, đạt gần 450 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính hợp nhất của các ngân hàng (Đơn vị: tỷ đồng)

Nói tóm lại, ngân hàng thương mại là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống tài chính quốc gia và những hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại đã góp phần quan trọng trong sự phát triển của môĩ ngân hàng và cho cả nền kinh tế của đất nước. Hoạt động của ngân hàng luôn song hành cùng những rủi ro, mức lợi nhuận tỉ lệ thuận với độ rủi ro, nhất là khi phải chịu chủ trương thắt chặt tiền tệ nên các ngân hàng thương mại cần có những hoạt động chuẩn xác và thận trọng. Mục tiêu phát triển thận trọng, ổn định và bền vững luôn được đặt lên hàng đầu.

Liên hệ với các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay ta thấy hoạt động của các ngân hàng có điểm mạnh là những lợi thế về đồng cảm văn hóa kinh doanh, có mạng lưới rộng khắp. Thị phần ổn định, đối tượng khách hàng mục tiêu đã tương đối định hình cũng là lợi thế lướn của ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Các ngân hàng thương mại Việt Nam có đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm, bên cạnh đó là những cán bộ trẻ năng động để tiếp cận với công nghệ hiện đại.

Bên cạnh những điểm mạnh trên, các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn vấp phải những điểm yếu như vốn của một số ngân hàng còn thấp so với yêu cầu hội nhập. quy trình quản trị trong các tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng còn chưa phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế.

Chiến lược kinh doanh ở tầm trung và dài hạn còn thiếu. Sản phẩm dịch vụ còn quá ít và đơn điệu, tính tiện ích chưa cao, hoạt động của ngân hàng chủ yếu dựa vào độc canh tín dụng. hạ tầng công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán còn lạc hậu. Thể chế của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn nhiều bất cập, hệ thống pháp luật về ngân hàng thiếu đồng bộ, chưa phân phối hợp lí với yêu cầu cải cách và lộ trình hộp nhập.

Bước vào thời kì hội nhập quốc tế đã mở ra cho các ngân hàng thương mại Việt Nam rất nhiều cơ hội. Việc hội nhập quốc tế làm tăng uy tín và vị thế của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Các ngân hàng thương mại có cơ hội khai thác và sử dụng hiệu quả lợi thế của các hoạt động ngân hàng hiện đại đa chức năng, có thể sử dụng vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ ngân hàng các nước phát triển. Hội nhập đã tạo động lực thúc đẩy trong việc nâng cao tính minh bạch của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nhờ hội nhập quốc tế, các ngân hàng trong nước sẽ tiếp cận thị trường tài chính quốc tế dễ dàng hơn, hiệu quả tăng lên trong huy động và sử dụng vốn.

Hội nhập quốc tế đưa đến những thách thức không nhỏ cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đó là việc các ngân hàng trong nước mất dần lợi thế về khách hàng và hệ thống kênh phân phối. Tăng thêm các đối thủ cạnh tranh có ưu thế hơn về năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh, trình độ công nghệ và

quản trị kinh doanh hơn hẳn các ngân hàng Việt Nam. Với những cam kết cắt bỏ thuế quan và xóa bỏ chính sách bảo hộ của nhà nước làm tăng cường độ cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Một số doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính và nguy cơ gia tăng nợ quá hạn là khó tránh khỏi cho các ngân hàng Việt Nam. Hội nhập làm tăng các giao dịch vốn cũng sẽ làm tăng rủi ro của hệ thống ngân hàng trong khi cơ chế quản lí và hệ thống thong tin giám sát của ngân hàng Việt Nam chưa thật tốt, chưa phù hợp với thong lệ quốc tế và hiệu quả.

Để tăng cường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong xu thế hội nhập, Chính phủ đã đề ra các nhóm giải pháp. Thứ nhất, cải cách doanh nghiệp nhà nước, tạo sân chơi bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp. Thứ hai, nâng cấp và bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Thứ ba, thống nhât quan điểm, xác định rõ lộ trình mở cửa tài chính . Thứ tư, khẩn trương hoàn thiện hoạt động của thị trường tiền tệ và hoàn thiện hoạt động của thị trường chứng khoán, xác định cụ thể lộ trình mở cửa thị trường tài chính, ngân hàng.

Về phía ngân hàng nhà nước Việt Nam cần nâng cao năng lực quản lí điều hành, từng bước đổi mới cơ cấu tổ chức, quy định lại chức năng nhiệm vụ của ngân hàng nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả điều hành kinh tế vĩ mô, nhất là trong việc thiết lập, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia và trong việc giám sát, quản lí hoạt động của các trung gian tài chính. Cần phối hợp cùng Bộ Tài Chính tham gia xây dựng và phát triển đa dạng thị trường vốn, tạo điều kiện san sẻ bớt gánh nặng cung cấp vốn hiện nay mà các ngân hàng thương mại đang phải gánh vác. Ngân hàng nhà nước cần nhanh chóng xin phép Chính phủ để đẩy nhanh thực hiện cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước, tạo điều kiện cho các ngân hàng này hoạt động an toàn và hiệu quả hơn. Trong nội bộ của các ngân hàng cũng cần đưa ra các giải pháp như nâng cao hiệu quả tài chính, hiện đại hóa công nghệ, chú trọng hoạt động marketing, đa dạng hóa và nâng cao tiện ích các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên công nghệ kĩ thuật tiên tiến. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên ngân hàng, xây dựng chiếm lược khách hàng và phát triển mạng lưới, nâng cao năng lực quản trị điều hành.

Một phần của tài liệu tiểu luận hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại (Trang 36 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w