Tác giả Bertolt Brecht:

Một phần của tài liệu Vị trí và ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện đại đối với văn học việt nam (Trang 25 - 27)

Bertolt Brecht (1898 – 1956), sinh ra ở Đức. Ông là một nhà thơ lớn với nhiều kiệt tác qua các giai đoạn sáng tác. Brecht khá thành công trên lĩnh kịch, ông cho ra đời những vở kịch xuất sắc như: “Tiếng trống trong đêm” (1922), “Người và người” (1925)...Ngoài ra, Brecht rất thành công trên lĩnh vực thơ. Từ tập thơ đầu “Những bài thuyết giáo trong nhà” (1927) và tập thơ cuối “Trăm bài thơ” (1951)... là những bằng chứng hùng hồn cho sự nghiệp sáng tác của Brecht.

Quan điểm sáng tác của Brecht:

Brecht khác với những nhà thơ trước đó. Ông hoàn toàn bác bỏ giọng điệu bất lực vè sự sáo mòn và sự thờ ơ của công chúng vì sự thiếu hiệu lực, thiếu tác dụng thời nay của tư tưởng thi ca. Thơ của Brecht thật cao quý và có ý nghĩa lớn ở thời đại chúng ta khi thể hiện nhiều đề tài phong phú: tình yêu cuộc sống và những cảm xúc, suy tư trong sinh hoạt đời thường, triết lí về nhân sinh gắn liền với ý thức giáo dục đạo đức truyền thống cho các thế hệ, tinh thần đấu tranh kiên trì và dũng cảm vì lí trí cách mạng xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao động, tố cáo và kiên quyết chống chủ nghĩa phát xít, kẻ thù của nhân dân Đức và nền văn minh nhân loại.

Bên cạnh đó, bản thân Brecht ý thức được sức mạnh của đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh cách mạnh bền bỉ của nhân dân lao động, điều đó thể hiện trong những câu thơ của ông. Như vậy cho ta thấy trong thơ của Brecht là sự kết

hợp giữa chính trị - xã hội và văn chương, văn chương thực hiện nhiệm vụ song hành cùng cuộc chiến tranh dân tộc.

Tóm lại, Brecht là một nhà thơ sáng tác dưới con mắt nhìn và quan điểm hết sức mới mẻ, phong phú. Mang đậm tư tưởng của chủ nghĩa hiện đại.

Dấu ấn chủ nghĩa hiện đại trong những tác phẩm thơ của Brecht:

- Mạnh dạn nói về cuộc chiến tranh giai cấp.

Brecht đã ý thức về một sức mạnh của thời đại khi hướng về lí tưởng cách mạng của giai cấp vô sản, khi các giới lao động đang tiến hành cuộc đấu tranh giai cấp nhằm xóa bỏ chế độ cũ, xây dựng chế độ mới:

“Để xây dựng một cuộc sống cho chúng ta Mà chúng ta phải đuổi các ông chủ

Và vạch lên trên ngọn cờ lá đỏ Một cách tự hào liềm và búa”

(Bài ca liềm và búa)

Như vậy ta có thể thấy Brecht đã rất mạnh dạn trong việc vạch ra con đường đấu tranh giải phóng dân tộc, chỉ ra nhiệm vụ cần phải làm là hãy đứng lên chống lại bọn tư sản đang đè đầu cưỡi cổ người dân lao động.

- Con người cá nhân và con người xã hội luôn song hành với nhau.

Ngay cả trong thơ viết về tình yêu nam nữ, nhưng không phải là những đắm say lãng mạn mà còn gợi lại cho ta suy nghĩ về số phận và những tình cảm phức tạp của con người xã hội:

“Nếu hòn sỏi nói nó sẽ rơi lại Khi anh ném nó lên không Anh có thể tin hòn sỏi

Nếu làn nước nói sẽ làm ướt áo anh Khi anh xuống nước

Thì anh đừng tin cô ta : với anh

đó không phải là quy luật của tự nhiên”

(Nếu viên sỏi nói)

- Đổi mới về nghệ thuật.

Bác bỏ những giọng điệu sáo mòn, luôn luôn tìm những hình thức mới giản dị và phong phú để tạo nên hiệu lực của tư tưởng thi ca thời này. Brecht đề cao sự mực thước, có tính chất cô đọng, không dàn trải miên man. Những vần thơ ngắn và dài được gọt dũa công phu phụ thuộc vào ý nghĩa bên trong:

“Khi một trang giấy lạc đi Nơi ta đã viết những gì

Điều đó không có gì quan trọng Có thể một người nào đó đã đọc Và họ sẽ đổi thay”

(Đó là điều tốt)

Điểm mới của Brecht so với những nhà thơ khác nằm ở chỗ ông đã sớm gạt bỏ những ảnh hưởng tiêu cực buổi đầu và thực sự là một nhà thơ cách mạng.Ông đã hướng thơ ca của mình về sự khốn cùng trong xã hội, về nỗi khổ của đồng bào mình, của nhân loại đau thương. Ông đã phê phán gay gắt giai cấp thống trị và bọn độc tài khát máu gây chiến tranh cướp bóc châu Âu và làm cho quê hương điêu tàn. Nội dung thơ của Brecht hoàn toàn khác biệt với nội dung thơ của những nhà thơ thế kỉ trước. Nó không có cái gì giống với sự bí hiểm tôn giáo, với ý thức hệ siêu hình của giai cấp thống trị đang suy tàn. Brecht ý thức đầy đủ về giá trị tuyệt đối của sự tiến hóa nhân loại, mong muốn giao hòa niềm tin với mọi người, ông tin tưởng vào lí tính, lương tri, vào sự cân bằng trí tuệ và tình cảm của nhân dân.

Một phần của tài liệu Vị trí và ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện đại đối với văn học việt nam (Trang 25 - 27)