8. Cấu trúc luận văn ố
2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém
- Tư duy và thói quen ngại thay đổi vẫn còn trong mỗi giáo viên cũng như đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Cư chế kiểm định, đánh giá chất lượng giáo dục chưa hiệu quả. Thiếu sự gắn kết trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm cụ thể mỗi giáo viên, mỗi nhà quản lý giáo dục, mỗi đơn vị giáo dục vào sản phẩm
giáo dục của họ.
- Có một số chồng chéo trong phân cấp quản lý, phân định chức năng nhiệm vụ. Chưa ban hành được qui định có tính pháp lý của ƯBND huyện trong việc phân rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, cơ cấu tố chức và biên chế của phòng GD&ĐT thuộc UBND huyện. Mặt khác, trách nhiệm và quyền hạn quản lý chuyên môn chưa đi đôi với trách nhiệm, quyền hạn quản lý về nhân sự và tài chính.
- Đòi sống của một bộ phận không nhỏ đội ngũ giáo viên cũng như cán bộ quản lý giáo dục còn nhiều khó khăn, đã không khuyến kích, động viên cán bộ, giáo viên phát huy tối đa năng lực trong công tác.
- Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng trường tiểu học huyện Quảng Xương còn
phòng GD&ĐT, của mỗi nhà trường chưa được chú trọng đúng mức, chưa bám sát nhu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, định hướng đáp ứng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2011-2020 và thực trạng cơ cấu đội ngũ giáo viên hiện có. Thiếu giải pháp khắc phục có hệ thống những tồn tại yếu kém về quản lý, mâu thuẫn giữa trình độ đào tạo, tỷ lệ giáo viên giỏi các cấp của đội ngũ với chất lượng biên soạn chương trình, chất lượng học sinh đại trà và hiệu quả giáo dục. Công tác quản lý của Phòng GD&ĐT còn mang tính sự vụ, tính phân cấp trong quản lý nhân sự, quản lý chuyên môn với các nhà trường có hiện tượng chồng chéo. Công tác tự đánh giá còn mang tính hình thức, chưa thực hiện đánh giá ngoài về chất lượng đội ngũ và chất lượng giáo dục.
- Đội ngũ cán bộ quản lý các nhà trường chậm đối mới giải pháp trong quản lý cán bộ, quản lý giáo viên. Một bộ phận năng lực quản lý còn hạn chế, nặng tính cầu toàn.
- Việc bồi dưỡng chính trị, tư tưởng, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo chưa được chú trọng, thiếu thường xuyên, còn mang tính hình thức. Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá và xử lý kết quả thanh kiếm tra chưa kịp thời, có nơi, có lúc chưa nghiêm. Chưa thực hiện hiệu quả việc đánh giá xếp loại đội ngũ trong thực hiện nhiệm vụ, chính sách đãi ngộ, chế độ khuyến khích đối với giáo viên có thành tích cao chưa thỏa đáng.
Kết luận chương 2
Qua khảo sát và phân tích thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên tiêu học của huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cho thấy bộc lộ những vấn đề cơ bản sau:
- Hệ thống các công cụ quản lý hiện có chưa hoàn thiện, thiếu chặt chẽ, thiếu văn bản hướng dẫn chi tiết. Khi triển khai thực hiện tại các đơn vị cơ sở còn nhiều vướng mắc, bất cập.
- Bất hợp lý về cơ cấu bộ môn, số lượng trong mỗi nhà trường, giữa các
trường vẫn đang và sẽ tiếp diễn, số biên chế giáo viên thiếu hàng năm chưa có giải pháp giải quyết có tính ốn định, lâu dài và hiệu quả. Các giải pháp đã triển khai còn mang tính tạm thời, chủ yếu giải quyết yêu cầu trước mắt, chưa kết hợp hài hòa giữa thực trạng với chiến lược xây dựng và phát triển đội ngũ vững mạnh, ổn định và nâng cao chất lượng giáo dục bền vững.
- Công tác bồi dưỡng chưa chú trọng đến hiệu quả thực tế, chưa thực sự
tác động toàn diện đến đại đa số giáo viên, hiệu quả kích thích và tạo áp lực về tự học, tự bồi dưỡng đối với đội ngũ giáo viên để đáp ứng yêu cầu giáo dục trong tình hình mới hạn chế. Công tác đào tạo lại chưa được quan tâm thực hiện.
- Chính sách đãi ngộ, tạo động lực cho đội ngũ còn nhiều bất cập. Chưa chú trọng kết hợp đãi ngộ tinh thần vói đãi ngộ thỏa đáng vật chất. Giáo viên giỏi chưa có sự khác biệt trong đãi ngộ, quyền lợi.
Tóm lại, công tác quản lý đội ngũ giáo viên tiếu học trên địa bàn huyện thiếu những đột phá đổi mói cần thiết nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của nội thân giáo dục và của xã hội đối với giáo dục trong giai đoạn
Chương 3
MỘT SỔ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÍ ĐỘI NGỮ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HUYỆN QUẢNG XƯƠNG,
TỈNH THANH HÓA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Các cơ sở về quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, cơ sở lý luận của công tác quản lý và cơ sở khoa học của công tác quản lý đội ngũ giáo viên, cơ sở thực tiễn công tác quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học đã được chúng tôi trình bầy ở Chương 1 và 2.
Trong phạm vi giới hạn đề tài, ở phần này, tác giả tập trung xây dựng các giải pháp đối mói công tác quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá.
3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tỉnh mục tiêu
Phải nhận thức đúng đắn và sâu sắc các quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác quản lý đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên tiểu học nói riêng: căn cứ vào thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên của tỉnh, của huyện cũng như tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đánh giá đúng thực trạng giáo dục và đội ngũ giáo viên, xét đến mối hên hệ tác động qua lại giữa các giải pháp và yêu cầu của thực tiễn khách quan đối với mục tiêu cần đạt được của công tác quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học trong giai đoạn hiện nay.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tỉnh cần thiầ
Khi đề xuất các giải pháp đổi mới công tác quản lý đội ngũ giáo viên, phải đặt trong hoàn cảnh cụ thể cúa địa phương, sự tác động của các yếu tố khách quan, chủ quan. Tránh việc không phù hợp thực tiễn giáo dục địa phương khi đưa ra các giải pháp.
đủ về số lượng, hợp lý cơ cấu, có tính kế thừa và phát triển, vững vàng về lập trường tư tưởng chính trị, có đú phẩm chất và năng lực đáp ứng với tình hình và nhiệm vụ, yêu cầu của giáo dục trong tình hình mới. Các giải pháp này phải là quá trình giải quyết những mâu thuẫn nội tại trong việc quản lý đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tỉnh khả thi
Đề xuất các giải pháp đổi mói công tác quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học phải đảm bảo tính khả thi. Tức là phải áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn, dễ vận dụng và phổ biến rộng rãi.
Để thực hiện được điều này, các giải pháp xây dựng phải toàn diện, dựa trên cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn rõ ràng, dựa trên những luận cứ khoa học, đáp ứng với các yêu cầu thực tế công tác quản lý đội ngũ giáo viên trong giai đoạn hiện nay và phù hợp với những yêu cầu đối mới công tác quản lý giáo dục trong tình hình mới.
3.2. Một số giải pháp đổi mói công tác quản lí đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Quảng Xuơng, tỉnh Thanh Hóa
3.2.1. Hoàn thiện các quy định phục vụ công tác quản lí đội ngũ giáo viên phù hợp với tình hình địa phương
3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp.
Phân định rõ thẩm quyền quản lý, cấp quản lý, loại bỏ những chồng chéo trong công tác quản lý đội ngũ giáo viên giữa phòng Nội vụ, phòng GD&ĐT và Hiệu trưởng trường tiểu học. Xây dựng Qui định mới làm cơ sở có tính pháp lí phục vụ công tác quản lý đội ngũ giáo viên phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương trong giai đoạn hiện nay.
nhận, tuyển dụng, phân công phân nhiệm cán bộ giáo viên trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở”
3.2.1.3. Tổ chức thực hiện giải pháp
i. Tham mưu cho ƯBND huyện ban hành Quyết định về “chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Phòng GD&ĐT thuộc UBND huyện”
- Công tác tham mưu xây dựng và ban hành Quyết định:
Bước 1: Phối hợp với phòng Nội vụ xây dựng Đe án vị trí việc làm và cơ cấu công chức theo ngạch của Phòng GD&ĐT trình ƯBND huyện xem xét và phê duyệt.
Bước 2: Phối hợp vói phòng Nội vụ xây dựng dự thảo Quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc ƯBND huyện. Quyết định xác lập rõ mối liên hệ có tính ràng buộc về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của phòng GD&ĐT đảm bảo:
Số lượng cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với vị trí việc làm trong Đe án;
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức: phù hợp với Thông tư 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2011 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc ƯBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc ƯBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Quyết định 1268/QĐ-UBND ngày 03/5/2012 của ƯBND tỉnh Thanh Hóa về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND tỉnh, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc ƯBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Quyết định 685/2007/QĐ-ƯBND ngày 02/03/2007 của ƯBND tỉnh Thanh Hóa về quy dịnh
phân công, phân cấp quản lý, tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức.
Bước 4: Phối hợp với phòng Nội vụ lập Tờ trình đề nghị ƯBND huyện xem xét phê chuẩn Quyết định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc ƯBND huyện.
- Tổ chức Hội nghị Hiệu trưởng để triển khai học tập nội dung Quyết định, đưa Quyết định đi vào thực tiễn.
ii. Xây dựng Qui định về “ Hợp đồng công việc, tiếp nhận, tuyển dụng, phân công phân nhiệm cán bộ giáo viên trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở”
- Công tác xây dựng Qui định:
+ Phòng GD&ĐT chủ trì công tác xác định quy mô trường lớp, thực trạng nhu cầu đội ngũ giáo viên tiểu học từng năm học đến 2015, định hướng 2020.
Chỉ ra được cụ thê nhu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu bộ môn đối với giáo viên Mầm non, Tiểu học, THCS đáp ứng những chỉ tiêu phát triển giáo dục của từng trường, trên địa bàn toàn huyện;
Sự cần thiết phải hợp đồng, tiếp nhận, tuyển dụng mói giáo viên đê bổ sung, đáp ứng các nhu cầu trên;
Sự cần thiết phải điều chuyến hẳn giáo viên từ cấp THCS xuống Tiểu học ở một số bộ môn đế cơ bản giải quyết triệt để tình trạng thừa thiếu cục bộ. Những bất cập, ràng buộc ảnh hưởng đến sự chủ động trong phân công, phân nhiệm và sử dụng đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng. Những khó khăn chưa thể khắc phục ngay về tình trạng thừa thiếu cục bộ giáo viên và yêu cầu phải hoàn thành nhiệm vụ giáo dục trong tình hình mới của Ngành GD&ĐT, của Hiệu trưởng mỗi nhà trường.
Chỉ ra những ưu, nhược điểm của việc tiếp nhận, hợp đồng, tuyến dụng giáo viên trong giai doạn trước trên dịa bàn huyện;
+ Xin chủ trương của các cấp có thấm quyền: Tham mưu cho Huyện ủy tổ chức Hội nghị Thường vụ để xin chủ trương;
+ Phối hợp với phòng Nội vụ xây dựng dự thảo Qui định.
Đưa dự thảo Qui định vào xin góp ý của các nhà quản lý giáo dục có uy tín, của đội ngũ CBQL các nhà trường. Y kiến đóng góp của đội ngũ cán bộ tổ chức Công đoàn, tổ trưởng chuyên môn trong các nhà trường.
Xin ý kiến bổ sung của các phòng chuyên môn liên quan: phòng Tài chính - Kế hoạch, Tư pháp, Lao động - Thương binh & Xã hội, Liên đoàn Lao động và Công đoàn giáo dục huyện; phòng Tổ chức cán bộ, phòng Giáo dục Tiêu học của Sở GD&ĐT, phòng Tố chức biên chế của Sở Nội vụ.
Xin ý kiến góp ý của lãnh đạo Huyện ủy, HĐND-UBND huyện, của Sở GD&ĐT.
+ Tham mưu cho ƯBND huyện tổ chức Hội nghị UBND mở rộng đê thảo luận dự thảo Qui định.
I Bố sung hoàn thiện dự thảo Qui định. Công khai bản dự thảo đến các đơn vị trường học, các cá nhân và đơn vị liên quan, có thấm quyền.
I Tống hợp ý kiến, hoàn chỉnh và trình Hội nghị UBND huyện để thảo luận, thống nhất nội dung ban hành.
+ Hoàn thiện dự thảo Qui định, chuyển về phòng Tư pháp thẩm định. I Chuyển sang phòng Nội vụ để trình kí Quyết định ban hành Qui định. - Chỉ đạo thực hiện:
Phối họp với Công đoàn giáo dục huyện tổ chức Hội nghị triển khai học tập Qui định cho toàn thể CBQL, cán bộ Công đoàn và cốt cán chuyên môn các trường Mầm non, Tiểu học, THCS và GDTX. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai học tập Qui định đến tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên các nhà trường.
- Kiểm tra việc thực hiện hợp đồng, phân công phân nhiệm, quản lý sử dụng dội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng các nhà trường. Kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn những thiếu sót, sai phạm và tổng hợp ý kiến đóng góp bổ sung, tổng kết thực tiễn đế có tham mưu điều chỉnh bố sung kịp thời.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện giải pháp
Phòng GD&ĐT phải chủ động trong việc kiểm tra, đánh giá, tổng kết thực tiễn công tác quản lý đội ngũ giáo viên. Trên cơ sở những vấn đề còn tồn tại, những biến động và yêu cầu phát sinh, tham mưu giải pháp bố sung, điều chỉnh phù hợp với công tác quản lý giáo dục trong giai đoạn mới.
ƯBND tỉnh phê duyệt Đe án vị trí việc làm và cơ cấu theo ngạch công chức; Đe án vị trí việc làm các đơn vị sự nghiệp của UBND huyện Quảng Xương;
Việc tuyển dụng chỉ thực hiện khi Kế hoạch tuyển dụng được ƯBND tỉnh phê duyệt. Việc hợp đồng công việc thực hiện đối với giáo viên, nhân viên thư viện, thiết bị thiếu nhưng không thể giải quyết thông qua điều tiết nội bộ (điều động giữa các trường cùng cấp học, tiếp nhận về từ huyện khác, điều động từ cấp THCS xuống...).
Đội ngũ cán bộ, chuyên viên phòng GD&ĐT phải được ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ về xây dựng kế hoạch, nghiệp vụ quản lý nhà nước về giáo dục, có trình độ chuyên môn đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ tham miru quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo.
3.2.2. Đổi mới công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học đáp úng yêu cầu giáo dục trong tình hình mới
3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp
Xác định được những mục tiêu, chỉ số cụ thể đạt được và triết lý phát triển đội ngũ giáo viên tiếu học đến năm 2020.
Lập Quy hoạch phát triên đội ngũ giáo viên tiểu học đến 2020. Xây dựng kế hoạch trung hạn và kế hoạch thực hiện hàng năm.
3.2.2.2. Nội dung giải pháp
- Cập nhật và đánh giá thực trạng biến động phát triển của quy mô học sinh, trường, lóp;
Đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học về số lượng, cơ cấu, trình độ, phấm chất và năng lực, sự phân bổ và bố trí công việc theo từng năm
học và giai đoạn. Dự kiến nhu cầu số lượng, cơ cấu giáo viên, yêu cầu về trình độ đào tạo đối với đội ngũ, đảm bảo có tính ổn định của tìmg đơn vị trong 5 năm tiếp theo. Xác định biến động số lượng, cơ cấu bộ môn hàng năm đến 2020.
- Quy hoạch phát triển đội ngũ đến 2020 và xây dựng bản kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học trung hạn (5 năm) của huyện.
3.2.2.3. Tổ chức thực hiện giải pháp