Trước tiên để tạo 1 Project mới,vào menu New,chọn Project ->Ok
Tiếp theo nếu muốn sử dụng CodeWizardAVR thì nhấn Yes (tất nhiên!).Các bạn mới bắt đầu thì nên sử dụng cái này vì với CodeWizardAVR bạn không cần hiểu rõ về các thanh ghi vẫn có thể sử dụng các interrupt và các timer rất dễ dàng.
Các table hay dùng:
• Chip: chip: chọn loại AVR,clock: chọn xung nhịp hoạt động của AVR (AVR co nhiều chế độ chọn clock).
• Ports: chọn chiều dữ liệu vào ra cho các chân của các cổng I/O. • External IRQ: chọn interrupt muốn sử dụng.
• Timers: chọn timer muốn sử dụng(tất cả các AVR sử dụng thông thường đều có 3 Timers ).
• Clock Source: để nguyên system clock.
• Clock value: nếu muốn timer chạy thì phải set cái này (vd: mình dùng AVR atmega16 sử dụng xung nhịp 16MHz thì có thể chọn
16000kHz,2000kHz...).
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ MẠCH Sơ đồ khối 4.1.Khối Reset: Vi Điều Khiển Atmega16 Khối nguồn Tạo thời gian thực Khối hiển thị Điều khiển Tạo xung dao
động
Khối RESET có tác dụng đưa vi điều khiển về trạng thái ban đầu. Khi nút Reset được ấn điện áp +5V từ nguồn được nối vào chân Reset của vi điều khiển được chạy thẳng xuống đất lúc này điện áp tại chân vi điều khiển thay đổi đột ngột về 0, VĐK nhận biết được sự thay đổi này và khởi động lại trạng thái ban đầu cho hệ thống.
4.2.Khối điều khiển:
Gồm 5 nút ấn, hoạt động tương tự nút Reset. Khi ấn nút thì đưa điện áp xuống đất lúc này điện áp bằng 0 làm cho vi điều khiển nhận biết được sự thay đổi này và thực hiện lệnh cần điều khiển.
Nút thứ nhất nối với chân PD3/INT1 có tác dụng thiết đặt chế độ cho vi điều khiển chuyển sang chế độ hẹn giờ.
Nút thứ 2 nối với chân PD2/INT0 có tác dụng thiết đặt chế độ cho vi điều khiển chuyển sang chế độ cài đặt thời gian
Nút Thứ 3 nối với chân PD4 có tác dụng thiết đặt chế độ cho vi điều khiển chuyển sang chế độ chỉnh phút,ngày,tháng,năm
Nút Thứ 4 nối với chân PD0 có tác dụng làm tăng thời gian cần điều chỉnh Nút Thứ 5 nối với chân PD1 có tác dụng làm giảm thời gian cần điều chỉnh