Các yếu tố môi trường nước thí nghiệm

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của việc bổ sung antistress vào thức ăn của cá tra (pangasianodon hypophthalmus) (Trang 26 - 28)

V ẬT LIỆU À PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Các yếu tố môi trường nước thí nghiệm

Sự sinh trưởng và phát triển của cá phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố

môi trường, và đặc biệt là giai đoạn cá còn nhỏ khả năng chịu đựng môi tr ường

khắc nghiệt kém, dễ bị bệnh khi điều kiện môi tr ường thay đổi đột ngột. Tuy

nhiên, các loài cá khác nhau ở các giai đoạn khác nhau, tùy thuộc vào trạng

thái sinh lý thì có khả năng thích ứng với các yếu tố môi tr ường khác nhau.

Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, oxy, pH, NH3, NO2, CO2,

H2S,...đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Một

trong các yếu tố trên thay đổi hoặc quá mức cho phép sẽ ảnh hưởng xấu đến

sức khỏe đàn cá nuôi đặc biệt là cá giai đoạn nhỏ.Vì vậy thường xuyên theo dõi

và kiểm tra các thông số môi tr ường là việc hết sức cần thiết

Bảng 4.1 Các yếu tố môi tr ường thí nghiệm

Nhiệt độ (0C) Oxy (ppm) pH

Nghiệm thức

Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều

ĐC 29,7±1,02 29,8±1,07 6,04±0,43 5,94±0,43 7,30±1,17 7,39±0,19 AT 0% 29,8±0,66 30,0±0,82 6,03±0,56 6,00±0,44 7,32±0,20 7,44±0,26 AT 0,2% 29,9±0,56 30,0±0,56 5,95±0,64 5,94±0,54 7,31±0,19 7,42±0,25 AT 0,4% 29,8±0,79 29,9±0,96 6,01±0,71 5,98±0,56 7,33±0,16 7,45±0,21 AT 0,6% 29,8±1,12 29,9±1,19 6,10±0,48 5,95±0,56 7,32±0,14 7,42±0,18

Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn.

Từ kết quả Bảng 4.1 cho thấy nhiệt độ dao động giữa các nghiệm thức

trong cùng một buổi trong khoảng 29,7-29,90C vào buổi sáng và 29,8-30,00C vào buổi chiều. Nhiệt độ chênh lệch giữa buổi sáng với buổi chiều của cùng một

nghiệm thức từ 0,1-0,30C.

Nhiệt độ là yếu tố cần thiết mà không thể tách rời khỏi đời sống thủy sinh vật, vì cá là động vật biến nhiệt (Tr ương Quốc Phú, 2006). Theo định luật Van Hốp, khi nhiệt độ tăng lên 100C thì cường độ trao đổi chất tăng lên 3-4 lần (trích bởi Trương Quốc Phú, 2006). Vì vậy, khi nhiệt độ thay đổi lớn (quá nóng hay quá lạnh ) đều gây

rằng bệnh ngoại kí sinh tr ùng thường bộc phát vào mùa mưa, nhiệt độ thấp kéo dài, gây thiệt hại nặng nề ở cá giống ương trên bể ương cũng như dưới ao. Theo Niconski (1995) thì nhiệt độ cơ thể cá chỉ chênh lệch với nhiệt độ của môi tr ường khoảng 0,5-10C. Vì vậy kiểm tra yếu tố nhiệt độ để điều chỉnh l ượng thức ăn rất quan trọng trong thí nghiệm dinh d ưỡng. Như vậy, yếu tố nhiệt độ trong thí nghiệm dao động không đáng kể, phù hợp với sự phát triển tốt nhất của cá.

Bảng 4.1 cho thấy hàm lượng oxy hòa tan chênh lệch giữa các nghiệm thức là 6,10–5,94 ppm. Trong suốt quá trình thí nghiệm oxy dao động từ 5,95 –6,10 ppm vào buổi sáng và 5,94–6,00 ppm vào buổi chiều. Sự chênh lệch hàm lượng oxy buổi sáng với buổi chiều của cùng nghiệm thức là 0,01-0,16 ppm. Nhìn chung hàm lượng oxy trong quá trình thí nghiệm là phù hợp với nhu cầu phát triển tốt nhất của cá.

Oxy là chất khí quan trọng nhất trong số các khí hòa tan trong môi

trường nước. Nó rất cần đối với đời sống sinh vật đặc biệt đối với thủy sinh vật

vì hệ số khuyếch tán của oxy trong n ước nhỏ hơn rất nhiều so với không khí.

Theo Swingle (1969) thì nồng độ oxy hòa tan trong nước lý tưởng cho tôm, cá là

trên 5 ppm ( trích dẫn bởi Trương Quốc Phú, 2006). Đồng thời, cá tra có khả

năng sống tốt trong ao tùnước đọng, nhiều chất hữu c ơ, oxy hòa tan thấp và có

thể nuôi với mật độ rất cao (D ương Nhật Long, 2003).

Theo Bảng 4.1 cho thấy sự dao động pH giữa các nghiệm thức trong

khoảng 7,30-7,45. Sự chênh lệch pH trong ngày của các nghiệm thức từ 0,09-

0,12. Mặt khác pH giữa các nghiệm thức trong cùng một buổi chỉ nằm trong

khoảng 7,30-7,33 đối với buổi sáng và 7,39-7,45 đối với buổi chiều.

pH là một trong những nhân tố môi tr ường có ảnh hưởng rất lớn trực tiếp và gián tiếp đối với đời sống thủy sinh vật nh ư: tỉ lệ sống, sinh sản và dinh dưỡng. Khi pH thay đổi quá cao hay quá thấp đều không thuận lợi cho quá trình phát triển của thủy sinh vật. Theo Tr ương Quốc Phú (2006) pH thích hợp cho thủy sinh vật là 6,5-9. Cá sống trong môi trường pH thấp sẽ chậm phát dục, nếu pH quá cao (hay quá thấp) sẽ không sinh sản hoặc sinh sản rất ít, đôi khi gây chết. Vì vậy, pH trong điều kiện thí nghiệm là thích hợp cho sự phát triển của cá.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của việc bổ sung antistress vào thức ăn của cá tra (pangasianodon hypophthalmus) (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)