Khảo sát môi trường thử nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống định vị trong nhà dựa trên sóng WI FI” (Trang 28 - 32)

Phần này sẽ tiến hành khảo sát môi trường thử nghiệm của hệ thống.

Mục đích chính của việc khảo sát môi trường thừ nghiệm để giải quyết những vấn đề sau:

• Lắp đặt các AP

2.2.4.1 Lắp đặt các AP

Trong phần này chúng ta quan tâm đến số lượng các AP và vị trí lắp đặt chúng Số lượng các AP tùy thuộc vào địa hình. Địa hình lớn, phức tạp thì cần càng nhiều các AP và ngược lại. Nhưng nhìn chung số lượng AP càng lớn thì độ chính xác của hệ thống càng cao. Điều này sẽ thuận tiện cho việc sử dụng thuật toán định vị dựa trên phân loại Bayes sẽ được trình bày ở các phần tiếp theo..

Môi trường thử nghiệm như đã nêu trong phần đặt bài toán ở chương I là một nơi có diện tích tương đối nhỏ, ít chướng ngại vật, ít bị nhiễu bởi các loại sóng khác nên số lượng AP cần thiết cũng không quá lớn.

Vị trí lắp đặt các AP là rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến các giá trị của các vector RSS khi lấy mẫu. Chúng ta sẽ lắp đặt các AP sao cho mỗi một AP sẽ có 1 vùng ảnh hưởng riêng của nó, điều này sẽ giúp cho việc sử dụng thuật toán phân loại dựa trên Bayes có độ chính xác cao hơn. Theo như môi trường thử nghiệm đã nêu ở các phần trước, chúng ta sẽ tiến hành lắp đặt các AP ở các vị trí như sau:

Hình 2.7: Sơ đồ lắp đặt các AP

Ta định nghĩa vùng ảnh hưởng của 1 AP là vùng mà tại đó tín hiệu RSS của AP đó là mạnh hơn so với các AP còn lại.

Theo như sơ đồ ta thấy vùng ảnh hưởng của AP1 là hành lang 2 và phòng ngủ 2, vùng ảnh hưởng của AP2 là toilet, cầu thang 2, hành lang 1, vùng ảnh hưởng của AP3 là cầu thang 1 và phòng ngủ 1.

Tiến hành lấy các mẫu tín hiệu để kiểm chứng lại vùng ảnh hưởng. Các vị trí lấy mẫu vector RSS:

Chú thích : RP – Reference Point : điểm lấy mẫu.

Hình 2.8: Sơ đồ các vị trí lấy mẫu RSS

Ta có bảng các giá trị RSS lấy mẫu:

RSS AP1 RSS AP2 RSS AP3 RP1 -31 dBm -54 dBm -88dBm RP2 -20 dBm -46 dBm -85 dBm RP3 -34 dBm -18 dBm -74 dBm

RP4 -51 dBm -28 dBm -54 dBm RP5 -68 dBm -28 dBm -70 dBm RP6 -71 dBm -32 dBm - 30 dBm RP7 -82 dBm -76 dBm -21 dBm

Bảng 2.2: Các mẫu tín hiệu RSS trong quá trình khảo sát

Từ bảng ta thấy giá trị RSS AP của RP6 thể hiện không rõ vùng ảnh hưởng của AP3 vì giá trị RSS AP2 và RSS AP3 tại điểm này xấp xỉ nhau, lí do là vì các tín hiệu RSS AP bị ảnh hưởng bởi các vật cản như: tường, các đồ vật trong nhà,… nhưng điều này là chấp nhận được.

Kết luận: hệ thống sẽ sử dụng 3 AP với các vị trí lắp đặt như sơ đồ trên.

2.2.4.1 Các điểm lấy mẫu tín hiệu

Mục tiêu của phần này là lấy các mẫu tín hiệu RSS để lưu vào cơ sở dữ liệu. Số điểm lấy mẫu RSS trong các phòng tùy thuộc vào kích thước và đặc điểm của từng phòng. Các phòng có kích thước càng lớn và đặc điểm phức tạp ví dụ nhiều chướng ngại vật hoặc bị nhiễu sóng,….. thì càng cần phải lấy nhiều mẫu. Theo như môi trường thử nghiệm hiện tại là căn hộ sinh hoạt bình thường thì các phòng có đặc điểm không phức tạp vì vậy số lượng các điểm lấy mẫu RSS phụ thuộc vào kích thước của từng phòng.

Ta có số lượng các vị trí lấy mẫu RSS như sau:

STT Địa điểm Diện tích Số lượng điểm ấy mẫu

1 Phòng ngủ 1 18 m2 8 2 Phòng ngủ 2 18 m2 8 3 Cầu thang 1 6 m2 3 4 Cầu thang 2 6 m2 3 5 Hành lang 1 10 m2 4 6 Hành lang 2 8 m2 4 7 Toilet 12 m2 6

Bảng 2.3: Số lượng điểm lấy mẫu của các địa điểm

Vị trí các điểm lấy mẫu phải là mang đặc trưng tín hiệu của phòng đó. Chính vì vậy các điểm lấy mẫu trong các phòng phải nằm ở trung tâm của căn phòng đó như hình dưới:

Hình 2.9: Sơ đồ các vị trí lấy mẫu

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống định vị trong nhà dựa trên sóng WI FI” (Trang 28 - 32)