IV/ TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG TĂNG VỐN TỰ CÓ CỦA NHTM VÀ THỰC TRẠNG TIẾN TRÌNH ĐÁP ỨNG CÁC YÊU CẦU VỀ VỐN THEO HIỆP ƯỚC
3. Thực trạng tiến trình đáp ứng các yêu cầu về vốn theo hiệp ước Basel II tại Vietcombank.
Vietcombank.
Hoạt động tín dụng NH luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên việc triển khai thực hiện Hiệp ước Basel I trong quản trị NH là yêu cầu tất yếu. Không những thế, để nâng thêm một bước trong quản trị rủi ro, các NHTM Việt Nam đã được yêu cầu thực hiện Basel II và đây là một trong những nội dung quan trọng trong tiến trình tái cơ cấu hệ thống TCTD tại Việt Nam.
Và, NHNN đã chọn 10 NHTM đầu tiên triển khai thí điểm Basel II giai đoạn từ cuối năm 2015 đến 2018. Việc triển khai các chuẩn mực quốc tế tại Việt Nam luôn là quá trình tốn rất nhiều thời gian và kinh phí. Không chỉ dừng lại ở tình trạng bất cập về khuôn khổ pháp lý, nguồn nhân lực, mà khả năng tài chính của các NH còn hạn hẹp. Trong khi đó, việc áp dụng Basel II đòi hỏi một hệ thống quản trị điều hành chuyên nghiệp, hiệu quả dựa trên những cơ sở dữ liệu đầy đủ, rõ ràng và chi tiết. Lộ trình chuẩn hóa các nguyên tắc theo Hiệp ước Basel II không những là nền tảng, là gốc rễ, mà còn là nhu cầu cần thiết đối với từng tổ chức NH.
Vietcombank nằm trong số 10 NH được lựa chọn triển khai áp dụng đầu tiên Hiệp ước Basel II. Tháng 6/2014 vừa qua, Vietcombank đã có những bước chuẩn bị tích cực
trong lộ trình triển khai Basel II, bắt đầu khởi động dự án “Phân tích hiện trạng và xây dựng lộ trình triển khai nâng cao năng lực quản trị rủi ro NH theo yêu cầu của Hiệp ước vốn Basel II”. Theo đó, Vietcombank đã phối hợp cùng với Ernst&Young (EY) cùng xây dựng lộ trình nâng cao năng lực quản trị rủi ro NH theo yêu cầu Basel II trong vòng 3 – 5 năm tới, đảm bảo tuân thủ các quy định của NHNN.
Ngày 06/10/2015, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Hội thảo “Quản lý vốn và hệ thống dữ liệu rủi ro theo Basel II”. Hội thảo do Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) phối hợp với Ngân hàng Shinhan Bank đề xuất thực hiện, thể hiện vai trò chủ động, tiên phong của Vietcombank khi được chọn là 1 trong 10 ngân hàng đầu tiên triển khai Basel II tại Việt Nam.
Việc triển khai Basel II trong hệ thống ngân hàng Vietcombank đến nay đã đi được chặng đường đầu tiên và đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Từ bài học thực tiễn của các nước đã triển khai Basel II, để thực hiện các công việc trong thời gian tới theo kế hoạch, lộ trình đề ra, NHNN và các NHTM cần vượt qua thách thức trong quá trình triển khai thực hiện Basel II xuất phát từ những khó khăn do: khuôn khổ pháp lý liên quan (kế toán, tài sản đảm bảo…) chưa đồng bộ; Các thị trường chính thức chưa phát triển đầy đủ; Nguồn nhân lực và năng lực tài chính của các TCTD còn hạn chế; Bộ máy quản lý rủi ro hoạt động chưa thực sự hiệu quả; Cơ sở dữ liệu, hệ thống công nghệ thông tin chưa đáp ứng được các yêu cầu quản lý theo Basel II.
Để làm được điều này, NHNN sẽ tiếp tục ưu tiên thực hiện các giải pháp hỗ trợ các NHTM, nhất là 10 NHTM được lựa chọn thí điểm triển khai Basel II, trong đó hoạt động chia sẻ kinh nghiệm về triển khai Basel II với các ngân hàng nước ngoài sẽ được chú trọng triển khai theo định hướng thiết thực, hiệu quả, phù hợp và gắn liền với các nhiệm vụ, công việc trong từng giai đoạn của quá trình triển khai Basel II.
Xuất phát từ quan điểm này, NHNN đã phối hợp với Vietcombank và Shinhan Bank tổ chức hội thảo “Quản lý vốn và hệ thống dữ liệu rủi ro theo Basel II” để các ngân hàng tại Việt Nam có cơ hội chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm với các chuyên gia, cán bộ thực hành giàu kinh nghiệm của ngân hàng Shinhan Hàn Quốc, ngân hàng Shinhan Việt Nam về các vấn đề là khó khăn, thách thức mà ngân hàng Việt Nam gặp phải khi triển khai áp dụng Basel II.
VCB là một trong những ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam có truyền thống trên 50 năm hoạt động. Ban Lãnh đạo Vietcombank đã đề ra chiến lược phát triển là đến năm 2020 sẽ trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam và là ngân hàng quản trị rủi ro tốt nhất.
Chính vì thế, VCB đã chủ động và tích cực triển khai khi được chọn là 1 trong 10 ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam áp dụng Hiệp ước Basel II.
Đến nay, VCB đã hoàn tất dự án phân tích khoảng cách và phê duyệt lộ trình tổng thể thực hiện Basel 2, thành lập một cơ cấu tổ chức đồng bộ với sự tham gia từ lãnh đạo cao nhất là HĐQT, BĐH, bao gồm Ban chỉ đạo, Ban quản lý và đặc biệt là Tổ thư ký PMO cùng các BTK tiểu dự án thành phần. Vừa qua, VCB cũng đã hoàn thành việc tính toán và phân tích tác động QIS đúng thời hạn theo yêu cầu của NHNN.
Ngay trong tháng 9/2015, VCB đã rà soát và chuẩn hóa lại toàn bộ chức năng nhiệm vụ trong mô hình tổ chức từ HSC đến các chi nhánh theo yêu cầu của Basel 2 thiết lập 3 tầng bảo vệ, sự độc lập của bộ phận quản lý rủi ro, vai trò của hệ thống kiếm soát nội bộ và đặc biệt là nhận thức và trách nhiệm của HĐQT về quản lý rủi ro. Tiếp theo đây, VCB sẽ triển khai một loạt các dự án theo lộ trình đã định như chuyển đổi quy trình tín dụng theo hướng tập trung, xây dựng khung quản trị dữ liệu rủi ro, quản trị mô hình…
Về buổi hội thảo này, VCB đã tham gia đề xuất nội dung trên cơ sở nhu cầu thực tế, được NHNN cân nhắc lựa chọn và được phía Shinhan Bank chuẩn bị kỹ lưỡng. Đó là kinh nghiệm trong quá trình triển khai, các vấn đề về ICAAP và quản trị dữ liệu. Đây chính là những vấn đề hết sức cụ thể, cần thiết trong giai đoạn đầu triển khai Basel 2.
(https://www.vietcombank.com.vn/news/Vcb_News.aspx?ID=6059)
Tiếp đó ngày 6/7/2016 Vietcombank chính thức khởi động dự án “Tư vấn quản lý triển khai chương trình basel II và xây dựng mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng”.
Với mục tiêu chiến lược là Ngân hàng số 1 tại Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã luôn tiên phong áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất vào hoạt động quản trị kinh doanh, đặc biệt trong công tác quản trị rủi ro.
Theo đó, Basel II, một chuẩn mực quản trị rủi ro hiện đại, đã sớm được Vietcombank nghiên cứu và từng bước triển khai ngay từ năm 2012, trước khi có những yêu cầu chính thức đối với hệ thống ngân hàng về triển khai Basel II. Xác định đây là 1 chương trình trọng điểm trong kế hoạch chuyển đổi của Vietcombank, đồng thời là 1 trong 10 ngân hàng đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước tin tưởng lựa chọn triển khai Basel II tại Việt Nam, Vietcombank đã chủ động thực hiện phân tích chênh lệch và xây dựng Lộ trình tổng thể triển khai Basel II. Triển khai lộ trình cho đến nay, hoạt động quản trị rủi ro của Vietcombank đã đạt nhiều kết quả, như: Tăng cường mô hình quản trị rủi ro theo 3 tuyến phòng thủ (3 line of defenses: Kinh doanh – Quản lý rủi ro – Kiểm toán nội bộ); Nâng cao vai trò, hoạt động của một số bộ phận tham gia vào quản trị rủi ro, như: Ủy ban Quản lý rủi ro, Bộ phận Giám sát tuân thủ, Bộ phận Kiểm toán nội bộ,…; Rà soát, cập nhật các văn bản, chính sách, quy trình nội bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của Basel II;
Nâng cấp các Hệ thống công nghệ thông tin, chất lượng dữ liệu để hỗ trợ, phục vụ xây dựng các mô hình xếp hạng định lượng;…
Theo lộ trình, từ năm 2016, mục tiêu trọng tâm của Vietcombank là triển khai các cấu phần thuộc phương pháp nâng cao (IRB), và đến năm 2018, về cơ bản các chuẩn mực Basel II sẽ được áp dụng tương đối đầy đủ. Đây là khối lượng công việc lớn và phức tạp, tập trung vào cách thức quản trị, vận hành tổng thể Chương trình Basel II cũng như triển khai xây dựng mô hình định lượng rủi ro tín dụng – là cấu phần quản trị rủi ro quan trọng nhất trong điều kiện thị trường Việt Nam hiện nay. Và để đảm bảo kết quả triển khai ở mức tốt nhất, đồng thời hướng tới việc trở thành ngân hàng đầu tiên áp dụng phương pháp nâng cao tại Việt Nam, Vietcombank đã sớm tìm kiếm một Đơn vị tư vấn chuyên nghiệp, có kinh nghiệm để hỗ trợ quá trình triển khai Basel. Trải qua quá trình đánh giá khách quan và toàn diện, nhiều đơn vị tư vấn hàng đầu trên tổng thể các yếu tố kỹ thuật và tài chính, Công ty Oliver Wyman là đơn vị được lựa chọn do có phạm vi tư vấn, chất lượng nhân sự, thời gian tham gia cũng như kinh nghiệm triển khai Basel II đáp ứng yêu cầu và kỳ vọng của Vietcombank.
Theo đó, vào ngày 06/07/2016, Vietcombank đã chính thức khởi động dự án “Tư vấn quản lý triển khai Chương trình Basel II và Xây dựng mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng” (Basel II PMO & Credit Model). Dự án Basel II PMO & Credit Model của Vietcombank dự kiến kéo dài 14 tháng, bao gồm 2 hợp phần chính: (i) Quản lý Chương trình Basel II với sự phối hợp, tư vấn của Oliver Wyman để việc triển khai theo đúng tiến độ, chất lượng, và đảm bảo chắc chắn trong tuân thủ Basel II ở mức tốt nhất; (ii) Xây dựng mô hình định lượng rủi ro tín dụng – với mục tiêu xây dựng một cách bài bản hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và áp dụng vào hoạt động kinh doanh của Vietcombank nhằm nâng cao chất lượng quản lý. đây là một dự án có khối lượng công việc đồ sộ và nhiều thách thức; tuy nhiên, với kinh nghiệm và uy tín đã triển khai thành công cho nhiều ngân hàng trong khu vực và thế giới, Oliver Wyman cam kết dành mọi nguồn lực tốt nhất để triển khai thành công dự án.
Về phía Ngân hàng Nhà nước, ông Lê Trung Kiên chúc mừng VCB là một trong các ngân hàng luôn chủ động, tích cực triển khai Basel II với nhiều hành động cụ thể. Ông Kiên cũng chia sẻ thêm những thách thức và kinh nghiệm triển khai Basel II trong phạm vi dự án PMO & Credit Model, đồng thời cam kết Cơ quan Thanh tra Giám sát NHNN sẽ luôn đồng hành cùng các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng được thí điểm triển khai như Vietcombank.
Kết luận chỉ đạo tại Buổi lễ, Ông Nghiêm Xuân Thành khẳng định: việc có đơn vị tư vấn Oliver Wyman và buổi lễ khởi động hôm nay thể hiện sự cam kết nghiêm túc của Ban lãnh đạo Vietcombank đối với Chương trình Basel II. Và với sự quan tâm chỉ đạo của Ban Lãnh đạo Vietcombank, cùng quyết tâm của các Phòng/Ban; kinh nghiệm, uy tín của Công ty Oliver Wyman và sự quan tâm hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, chương trình Basel II của Vietcombank sẽ thành công tốt đẹp, qua đó khẳng định vị thế là ngân hàng quản trị rủi ro tốt nhất trên thị trường.
(http://vietcombank.com.vn/News/Vcb_News.aspx?ID=6436)
4. Giải pháp :
Nhằm tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong kinh doanh và dần áp dụng các chuẩn mực quản trị rủi ro theo Hiệp ước quốc tế Basel II tại các NHTM Việt Nam, cần quan tâm đến một số giải pháp như sau:
Một là, tăng cường hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong quản trị rủi ro tín dụng.
Nâng cao trách nhiệm và vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ là biện pháp để ngăn ngừa những rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra. Thông qua hoạt động kiểm soát có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, cần chú trọng tăng cường hoạt động kiểm soát nhằm phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ tín dụng gây ra.
Hai là, tăng cường năng lực tài chính. Để gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
(ETA), tăng quy mô vốn điều lệ, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo chuẩn mực quốc tế, quy định của NHNN và tiêu chuẩn của Basel II, các NHTM Việt Nam cần xác định một tỷ lệ thích hợp lợi nhuận ròng được giữ lại hàng năm, để tăng vốn điều lệ và hình thành nên một ngân hàng có năng lực tài chính lớn hơn. Việc gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu cần có lộ trình và phương pháp phù hợp với tình hình cụ thể của từng ngân hàng, tránh gây áp lực trong việc duy trì suất sinh lời cho chủ đầu tư.
Các NHTM cần chú trọng đến việc mở rộng quy mô hoạt động, cải tiến công nghệ và nâng cao hiệu quả hoạt động của quy trình quản trị rủi ro giúp ngân hàng phát triển ổn định, bền vững, tận dụng lợi thế nhờ quy mô nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực. Để mở rộng quy mô, các NHTM cần xác định rõ hướng đi và hoạt động kinh doanh chính để tập trung các nguồn lực hiện có phục vụ cho mục tiêu ưu tiên này.
Cần tránh phân bổ nguồn lực cho các hoạt động kinh doanh khác như bất động sản, bảo hiểm và cho thuê tài chính quá nhiều... từ đó có thể phân bổ lại các nguồn lực đầu vào
như quy mô tài sản cố định, quy mô tổng tiền gửi khách hàng để sử dụng có hiệu quả nhất.
Ba là, xử lý các tồn đọng về tài chính. Xử lý các tồn đọng về tài chính bao gồm xử lý nợ
xấu và thoái vốn tại các tổ chức tín dụng do sở hữu chéo. Để đáp ứng các yêu cầu, các NHTM Việt Nam cần đánh giá chính xác thực trạng nợ quá hạn và nợ xấu tại ngân hàng mình, xác định đúng bản chất để xử lý nợ xấu bằng việc chủ động thu hồi nợ, giảm dần nợ quá hạn (nhóm 2) và nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5).
Cần phân loại chi tiết nợ xấu theo các tiêu chí nợ xấu do tác động khách quan, do chủ quan; phân loại theo mức độ rủi ro; phân loại nợ xấu theo các lĩnh vực nợ xấu để có các biện pháp xử lý phù hợp theo từng tiêu chí. Xây dựng kế hoạch, có lộ trình chi tiết để triển khai đảm bảo thoái vốn đúng quy định, góp phần tạo môi trường lành mạnh cho hoạt động ngân hàng, hạn chế rủi ro do sự chi phối qua sở hữu chéo, giúp ngân hàng hoạt động an toàn hơn.
Bốn là, cải tiến quy trình quản trị rủi ro tín dụng. Quy trình quản trị rủi ro phải được thực
hiện đối với riêng từng rủi ro và đối với toàn bộ danh mục rủi ro.
Theo ước tính, nếu vận hành hệ thống Basel, các ngân hàng thương mại cỡ nhỏ phải tốn xấp xỉ 10 triệu USD, tương đương với 160 tỷ đồng Việt Nam, khoảng 15% vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại cổ phần. Trong khi đó, nếu là ngân hàng lớn, chi phí vận hành hệ thống Basel có thể lên đến 200 triệu USD, tương đương với 3.200 tỷ đồng Việt Nam.
Trong quản trị rủi ro tín dụng, các NHTM cần thực hiện quản trị rủi ro đối với từng khoản tín dụng và đối với toàn bộ danh mục tín dụng; Phải có hệ thống giám sát chất lượng của toàn bộ danh mục tín dụng phù hợp với tính chất, quy mô và tính phức tạp của danh mục tín dụng. Bên cạnh đó, để tăng cường quản trị rủi ro tín dụng các ngân hàng cần phải hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hướng sau:
Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của ngân hàng mình, gồm phân tích báo cáo tài chính và xác định các “điểm” nhạy cảm; Phát triển và thống nhất cách thức giám sát ngân hàng trên cơ sở lý luận và thực tiễn; Xây dựng cách tiếp cận tới công việc đánh giá chất lượng quản lý rủi ro trong nội bộ ngân hàng; Nâng cao kỹ thuật trong trích lập dự phòng rủi ro;