I. Kết quả
2. Nhóm những thuốc giá tăng cao
Phần lớn các thuốc thuộc nhóm này chủ yếu tập trung vào các thuốc biệt dược và các loại thuốc chuyên khoa như nhóm thuốc tim mạch. Vói những thuốc thuộc nhóm này nhìn chung năm 2001 và 2002 giá thuốc chỉ tăng nhẹ từ 15 - 30%, đến năm 2003 giá thuốc có sự tăng giá đột biến tại hai thời điểm chính là vào tháng 3 và tháng 10 với mức độ tăng giá tới hàng trăm lần, đầu năm 2004 giá thuốc có sự tăng giá nhẹ. Ví dụ Cordanone 200mg của Pháp tại thòi điểm 2/2003 giá thuốc là 1500đ/viên so với 3/2003 giá thuốc là 5000đ/viên, tăng 233%, Heptamine của Pháp tại thời điểm 9/2003 giá thuốc là 16000đ/viên so với 10/2003 giá thuốc là 8000đ/viên, tăng 100% (xem hình 4, 13).
Giá thuốc có sự gia tăng bất thường như vậy ngoài những nguyên nhân đã phân tích ở trên có thể còn cóxác nguyên nhân sau:
- Do sự bất cập trongựíoạt aộng cung ứng thuốc của trình dươc viên ở các bệnh viên và nhà thuốc, một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thuốc tăng giá [1]. Sau khi thuốc được nhập về kho, muốn cho thuốc bán được trên thị trường thì các nhà phân phối phải “giới thiệu bề mặt” qua các
cuộc giao ban hoặc hội thảo khoa học ở các khoa phòng của bệnh viện. Sau đó nhà phân phối tổ chức “giới thiệu bề sâu” thông qua hệ thống trình dược viên bủa vây các hiệu thuốc xung quanh bệnh viện, vào khoa dược, phòng khám của các bệnh viện nhằm xúc tiến đẩy mạnh việc kê đơn của bác sỹ. Để làm được việc này trình dược viên chi cho bác sỹ điều trị, cho trưởng khoa dược một khoản lợi nhuận nhất định tính theo phần trăm các thuốc đã kê. Đó còn chưa kể đến khuyến mãi dành cho các bác sỹ nào kê toa đạt chỉ tiêu được đi tham quan du lịch dưới hình thức hội thảo khoa học ở nước ngoài, hoặc tặng những vật phẩm đắt tiền như máy lạnh, tivi, đầu máy, điện thoại, bàn là . .. cho
phòng bác sỹ trưởng khoa, phòng hành chính, phòng bác sỹ. Trên các vật phẩm này sẽ có logo của công ty và tên hãng thuốc giói thiệu. Chi phí giới thiệu cộng hoa hồng cho các trình dược viên làm tăng giá thuốc 50% so vói giá vốn ban đầu*. Vì vậy toàn bộ các chi phí này đều được cộng thêm vào giá thuốc làm cho giá thuốc tăng lên quá cao.
- Do phương thức cung ứng sử dụng thuốc chưa hợp lý, còn tồn tại nhiều bất cập. Trước đây hình thức đấu thầu thuốc ở các bệnh viện chỉ cho phép các doanh nghiệp nhà nước tham dự đấu thầu theo cả gói thầu, bản thân doanh nghiệp trúng thầu không có đủ thuốc do vậy họ phải mua lại thuốc của các công ty khác dẫn đến tình trạng mua bán thuốc lòng vòng giữa các doanh nghiệp nhà nước, các công ty THHH... mỗi khi qua một trung gian thì giá thuốc lại bị đẩy lên cao một lần nữa do phải cộng thêm các chi phí*. Bên cạnh đó vấn đề kinh phí cho các bệnh viện cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiện tượng giá thuốc tăng cao vì phần lớn các bệnh viện không có đủ kinh phí để đấu thầu cung ứng thuốc trong một thời gian dài, dẫn đến hiện tượng các bệnh viện phụ thuộc vào các công ty dược phẩm cung ứng thuốc.
* Tạp chí Nhà Quản Lý/ Số 10, tháng 4 - 2004 * Báo Thanh Niên, Số 135, Thứ sáu 14 - 5 - 2004
- Tình trạng độc quyền của một số công ty nước ngoài phân phối thuốc vào Việt Nam, ví dụ như Juellig Pharma, đã chi phối hầu như toàn bộ thị trường thuốc Việt Nam. Mặc dù đã có quy định chỉ cho các doanh nghiệp nhà nước nhập khẩu trực tiếp thuốc, nhưng trên thực tế các doanh nghiệp nhà nước chỉ đứng ra làm trung gian hưởng phí từ 2 - 15% [5] còn giá thì do các công ty nước ngoài tự quyết định hết trong khâu phân phối từ bán buôn tới bán lẻ. Các doanh nghiệp nhà nước có chức năng nhập khẩu chỉ mang tính hình thức mà chủ yếu uỷ quyền cho các công ty THHH nhập khẩu để cho các công ty THHH tự đứng ra làm giá.
- Do việc quản lý của nhà nước còn nhiều bất cập. Cho tói Nghị định số 170/2003/ND-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá thì chưa có một văn bản pháp quy nào về việc quy định giá thuấcJỊơn nữa các chế tài xử lý vi phạm về giá thuốc trong quá trình nhập khẩu cung ứng thuốc chưa đủ mạnh [1].
PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Từ các kết quả nghiên cứu trên đây đề tài đưa ra một số nhận xét và kết luận như sau: