Tình hình xã hội

Một phần của tài liệu KINH tế, xã hội đài LOAN từ năm 1991 đến năm 2012 (Trang 74)

7. Bố cục luận văn

2.2. Tình hình xã hội

2.2.1. Vẩn đề dân so và việc làm

Yếu tố cơ bản của tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội là con người - nguồn nhân lực, mà điều đó lại gắn liền với tình hình biến đổi dân số. Mặt khác, mục đích cuối cùng của chiến lược phát triên kinh tế - xã hội không ngoài việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người dân. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được khi quy mô dân số, tốc độ tăng trưởng dân số, sự phân bố dân cư và nguồn nhân lực thật sự phù hợp và tác động tích cực đến sự phát triển Vì vậy có thể khăng định, dân số là yếu tố quan trọng đê phát triển vững bền. Ý thức được điều đó Đài Loan luôn coi chiến lược dân số là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của hòn đảo này, là một trong những vấn đề hàng đầu tác động trực tiếp đến nền kinh tế - xã hội và là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Chính vì vậy, dân số vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.

Tùy theo sự phát triển của kinh tế - xã hội, chính sách dân số của Đài Loan không ngừng được điều chỉnh. Năm 1905, dân số Đài Loan mới có khoảng 3 triệu người, từ khi chính quyền Tưởng Giới Thạch chạy ra đảo Đài Loan, dân số ở khu vực này tăng gấp đôi. Từ năm 1952 - 1969 tỷ lệ tăng dân số luôn đạt trên 3,3%, đặc biệt năm 1969 tăng 5,0% [21; tr 124] Tốc độ gia tăng dân số cao đã gây nên những áp lực không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, kể từ năm 1965, Đài Loan bắt đầu thực thi chính sách “Kc hoạch hóa gia đình”. Nhờ những biện pháp hợp lý, kịp thời từ thập niên 70 đến đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, tỷ lệ tăng dân số giảm dần còn khoảng từ 1 - 1,9%.

Nhưng việc giảm thiểu dân số, tỷ lệ sinh giảm dẫn đến vấn đề dân số già hóa, Đài Loan lâm vào tình trạng thiếu hụt nguồn lao động. Để giải quyết vấn đề này, năm 1990, Đài Loan đã tiến hành sửa đổi “Cương lĩnh chính sách dân số”, nêu ra chính sách một đôi vợ chồng có thể đẻ 3 con. Mấy năm gần đây, Đài Loan tiến thêm một bước áp dụng chính sách khuyến khích sinh đẻ.

Để thực hiện có hiệu quả chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình, năm 1996 Đài Loan thành lập “úy ban chính sách dân số” và “Viện Nghiên cứu Kế hoạch hóa gia đình” để soạn thảo và điều chỉnh kịp thời, hợp lý những chính sách, biện pháp liên quan đến vấn đề dân số.

Mặc dù Đài Loan đã có nhiều cố gắng nỗ lực trong việc giải quyết vấn đề dân số nhưng từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX trở đi, gia tăng dân số của Đài Loan luôn giảm. Tính đến cuối năm 2008, dân số Đài Loan là 23 triệu người, trung bình mỗi một km2có 640 người. Cơ cấu tuổi tác của dân số Đài Loan có xu thế già hóa ngày càng cao. Cuối năm 2001, tỷ lệ dân số từ 0-14 tuổi giảm xuống còn 20,8%, tỷ lệ dân số từ 15-64 tuổi tăng lên đến 70,4%, và tỷ lệ dân số trên 65 tuổi tăng lên đến 8,8%. Đài Loan phải đối mặt với vấn đề suy giảm dân số nghiêm trọng. Dân số của Đài Loan đang già đi nhanh chóng, năm 2011 với số lượng người trên 65 tuối chiếm 10,9 % tống dân số của hòn đảo. Điều này được thể hiện qua bảng 6 Phần phụ lục.

Tỷ lệ sinh thấp cộng với tuổi thọ cao làm cho chính quyền Đài Loan lo ngại về số dân ngày càng lão hóa, đe dọa đến an ninh của hòn đảo này. Rõ ràng

khi dân số ngày càng ít thì vấn đề đặt ra là tìm ra nguồn nhân lực để phát triển kinh tế và cung ứng cho lực lượng quốc phòng sẽ gặp khó khăn. Chính quyền Đài Loan đang nỗ lực giải quyết vấn đề trên bằng nhiều phương án như khuyến

chính quyền Đài Loan cho các chính sách này dự kiến lên tới trên 1 tỷ USD, đó

là chưa tính đến kinh phí đầu tư để nâng cấp hệ thống chăm sóc trẻ.

Sự già hóa dân số, giảm sút tỷ lệ sinh đã đấy Đài Loan lâm vào tình trạng thiếu hụt nguồn lao động, đặc biệt là lao động phố thông ngày càng tăng. Vì thế, từ đầu những năm 1990 đến nay, việc tiếp nhận nguồn lao động phổ thông từ bên ngoài trở thành nhu cầu bức thiết. Việc tuyển dụng lao động bên ngoài ở Đài Loan được thực hiện không phải dựa trên cơ sở thay thế mà là bố sung nguồn lao động bản xứ. Đài Loan không hề có ý định mở cửa hoàn toàn thị trường lao động nội địa cho lao động bên ngoài và những lao động bên ngoài bất hợp pháp sẽ không được phép hợp pháp hóa việc ở lại Đài Loan. Việt Nam là một trong những thị trường lao động mà Đài Loan đang hợp tác. Đây là một trong những mảng trong quan hệ phi chính phủ giữa Việt Nam và Đài Loan.

Theo báo cáo của Cục Thống kê Đài Loan, từ năm 1978 đến năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp trung bình của Đài Loan là 2,93 %, mức cao nhất 6,13 % trong tháng 8 năm 2009 và mức thấp kỷ lục 0,86 % vào tháng 4 năm 1981. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế đến Đài Loan trong nửa cuối năm 2008, gây ra một sự suy giảm trong nền kinh tế của Đài Loan, thị trường việc làm đã bị ảnh hưởng và tỷ lệ thất nghiệp tăng. Đế cải thiện vấn đề thất nghiệp, chính quyền Đài Loan đã đưa ra các biện pháp xúc tiến việc làm năm 2008 - 2012. Cùng với sự phục hồi dần dần của các gói kích thích kinh tế ở Đài Loan, các biện pháp xúc tiến việc làm đã có kết quả khả quan, tỷ lệ thất nghiệp của Đài Loan đã dần dần đi xuống từ đỉnh diêm 6,13% vào tháng 8/2009 đã giảm xuống còn 4,3% năm 2012. Theo Hội đồng kế hoạch và phát triển kinh tế Đài Loan, các biện pháp xúc tiến việc làm 2008 - 2009 đã tạo ra 48.000 cơ hội việc làm trong năm 2008, và 73.000 trong năm 2009. Năm 2010, chương trình xúc tiến việc làm đã cung cấp 187.000 cơ hội việc

làm và 237.000 cơ hội đào tạo, cung cấp cho gần 70.000 công ăn việc làm và 236.000 điểm đào tạo trong năm 2011 [59].

Các xí nghiệp vừa và nhỏ không những đóng góp vai trò xương sống trong nền kinh tế Đài Loan, mà còn có tác dụng quan trọng về mặt xã hội. Nó giúp Đài Loan giải quyết đáng kê vấn đề công ăn việc làm cho người lao động cả thành thị và nông thôn. Từ trước tới nay, xí nghiệp vừa và nhỏ luôn chiếm tỷ lệ lớn trong toàn bộ các xí nghiệp Đài Loan. Với số lượng lớn, được xây dựng tương đối đều trên các vùng, xí nghiệp vừa và nhỏ lại có nhu cầu sử dụng sức lao động lớn, đó chính là những cơ hội tốt cho người lao động Đài Loan tìm kiếm việc làm, ổn đinh đời sống. Năm 2011, xí nghiệp vừa và nhỏ sử dụng 8.330.000 lao động, chiếm 77,85 % tổng số lực lượng lao động của Đài Loan, [93] một con số đáng ghi nhận khi nói tới vai trò xã hội của xí nghiệp vừa và nhỏ Đài Loan.

Theo báo cáo của Văn phòng thống kê Đài Loan, tháng 12 năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp của những người trẻ tuổi của Đài Loan là 3,1 lần so với tỷ lệ thất nghiệp nói chung và cao hơn nhiều so với Nhật Bản và Hàn Quốc. Tỷ lệ thất nghiệp của giới trẻ Đài Loan, độ tuối 15-24 là 13,6%, cao hơn một số nước trong khu vực. Tỷ lệ này ở Nhật Bản là 7% và 8,8% tại Hàn Quốc. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này phần lớn là do sự chênh lệch giữa đào tạo việc làm và nhu cầu thực tế việc làm. Ngoài ra, nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp nói trên không chỉ thuần túy không có việc làm, mà còn nhiều yếu tố khác tạo thành như điều kiện làm việc, chế độ làm việc chưa đáp ứng nguyện vọng, khả năng hay hoàn cảnh thực tế của người lao động, tố chất, trình độ kỹ thuật của người lao động không đáp ứng được yêu cầu đạt ra... Đài Loan đã tiến hành thực hiện các biện pháp như tích cực thu hút nguồn đầu tu nước ngoài, đây là một trong những mục tiêu quan trọng, cũng là lọi ích CO'

bản của các nước, vùng lãnh thổ đầu tư và nhận được đầu tư là giải quyết vấn đề lao động, tạo công ăn việc làm cho người lao động; cải thiện điều kiện làm

việc và nâng cao tố chất người lao động bằng cách cải thiện chế độ và điều kiện lao động, tích cực triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật, nâng cao tay nghề của công nhân, làm tốt công tác hướng dẫn tìm việc làm cho người lao động...

Trong bối cảnh bất ốn kinh tế toàn cầu hiện nay và trong xu thế tỷ lệ thất nghiệp cao đang trở nên phố biến trên thế giới thì các chính sách về việc làm của chính quyền Đài Loan đã phát huy hiệu quả và đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện công ăn việc làm của người dân ở hòn đảo này. Tỷ lệ thất nghiệp ở Đài Loan đã giảm xuống đáng kể so với năm 2009, điều này được thể hiện thông qua biểu đồ sau:

Nguồn: [81]

2.2.2. Chế độ phúc lợi xã hợi

Chính sách phúc lợi là một trong những tiêu chuân đánh giá trình độ phát triến xã hội. Chính sách phúc lợi xã hội đã được chính quyền Đài Loan đưa ra từ năm 1965. Kể từ đó đến nay, chính sách phúc lợi xã hội đã được sửa đối nhiều lần tùy theo những thay đổi của tình hình chính trị, kinh tế và xã hội.

Từ những năm 90 trở đi, phát triển phúc lợi xã hội ở Đài Loan được thúc đấy bởi chính sách dân chủ hóa ngày càng sâu rộng. Chức năng của chính sách này nhằm đảm bảo cuộc sống tốt cho người dân, thúc đấy sự ổn định, hài hòa giữa gia đình và đoàn kết trong xã hội, đồng thời góp phần làm cho chính trị ốn định. Chính sách phúc lợi xã hội của Đài Loan được thực hiện cụ thể với các đối tượng sau:

Đoi với trẻ em và thanh niên.

Bảo vệ quyền và phúc lợi của trẻ em và người chưa thành niên ở Đài Loan là trách nhiệm của văn phòng phúc lợi trẻ em thuộc Bộ Nội vụ, cùng với các cơ quan chính quyền địa phương có liên quan và toàn xã hội.

“Luật chế độ phúc lợi trẻ em” ở Đài Loan được ban hành vào tháng 12 - 1973, sau đó được sát nhập với “Luật phúc lợi thanh niên” tạo thành “Luật phúc lợi trẻ em và thanh thiếu niên”. Mục đích của các luật này là đảm bảo cho mỗi trẻ em và thanh thiếu niên có thể có cuộc sống hạnh phúc, an toàn và lành mạnh trong quá trình phát triển.

Luật phúc lợi trẻ em và thanh thiếu niên được sửa đổi vào ngày 30 tháng 11 năm 2011 đã đáp ứng tốt những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế và chế độ phúc lợi xã hội tốt hơn đạo luật cũ trước đây.

Để giúp các bậc cha mẹ trẻ hoặc gia đình hoàn cảnh khó khăn chăm sóc con cái của họ, chính quyền Đài Loan đã trợ cấp các khoản phụ cấp sinh hoạt từ 1.900 NT$ đến 2.300 NTS /mỗi tháng cho mỗi đứa trẻ hoặc thanh thiếu niên trong các gia đình trung lưu và thu nhập thấp.

Nhằm thúc đẩy các hệ thống chương trình chăm sóc trẻ em ở cấp xã, từ năm 2001, chính quyền Đài Loan đã thực hiện công tác tuyển dụng và cấp giấy phép hoạt động cho lực lượng chăm sóc trẻ. Tính đến năm 2008, đã có 62 địa phương thành lập được hệ thống chăm sóc trẻ ở cấp xã với số lượng 16.419 nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em.

Chính quyền Đài Loan còn thực hiện việc trợ cấp giáo dục mầm non.Chính quyền đã trợ cấp cho mỗi trẻ năm tuổi đi học mẫu giáo công lập với 14.000 NT $ mỗi năm và trường mẫu giáo ngoài công lập là 30.000 NTS mỗi năm. Trong năm 2011, tổng cộng 94.489 trẻ em đã được hỗ trợ.

Đối với trẻ em thổ dân học trong các trường mẫu giáo công lập được hỗ trợ 5.000 NTS cho mỗi năm, và 20.000 NT$ cho trẻ học ở trường tư nhân. Trong năm 2011, đã hỗ trợ được 463 trẻ em.

Trường hợp trẻ em chậm phát triển, chính quyền Đài Loan đã thực hiện tốt việc quản lý hệ thống thông tin về đối tượng này, đồng thời tích cực giúp đỡ các trung tâm chăm sóc trẻ chậm phát triển. Mỗi trẻ chậm phát triển được trợ cấp 3.000 NT$ mỗi tháng. Trường hợp trẻ chậm phát triển ở các gia đình có thu nhập thấp được trợ cấp 5.000 NT$ mỗi tháng [7 5].

Ngoài ra, đẻ thực hiện tốt chính sách phúc lợi xã hội cho trẻ em và thanh thiếu niên, chính quyền Đài Loan đã ban hành "Luật Giáo dục và Chăm sóc trẻ em”, Đạo Luật Tiêu Chuấn Lao Động (LSA), cấm sử dụng lao động từ dưới 15 tuổi, Luật Phòng chống bạo lực gia đình bảo vệ cho trẻ em và vị thành niên. Luật hình sự của Đài Loan có những quy định nghiêm khắc đối với các hành vi lạm dụng tình dục trẻ em. Bên cạnh đó, Đài Loan còn lập đường dây nóng xử lý các trường hợp bạo lực gia đình, lạm dụng tình dục trẻ em. Năm 2011, đường dây nóng "113" cho phụ nữ và bảo vệ trẻ em đã được thành lập hoạt động 24/24 giờ và nhiều chương trình khác an toàn cho trẻ em đã được triên khai đê bảo vệ trẻ em, đảm bảo môi trường học tập an toàn và không có bạo lực, ma túy, các băng nhóm...

Đối với trẻ từ ba đến năm tuổi ở các gia đình trung lưu hoặc có thu nhập thấp khi vào các trung tâm chăm sóc công cộng hay tư nhân đều được trợ cấp 12.000 NT$/mỗi năm. Từ năm 2002, các khoản trợ cấp cho điều trị y tế của trẻ em ở độ tuổi dưới ba được thực hiện qua các dịch vụ bảo hiểm theo chương trình bảo hiểm y tế của Đài Loan (NHI). Bắt đầu từ 01 tháng một năm

2009, khoản trợ cấp này đã được mở rộng cho trẻ em và người chưa thành niên dưới 18 tuối thuộc trung bình và thu nhập thấp gia đình.

Năm 2011, ngân sách cho các chương trình phúc lợi trẻ em là 6,25 tỷ NT$ (212,15 triệu USD).

Đoi với người cao tuổi

Đài Loan đã công bố “Luật phúc lợi người già” vào tháng 1/1980 với các nội dung chính như: tôn trọng người già, đảm bảo cuộc sống yên ổn, đảm bảo sức khỏe và tăng cường chế độ phúc lợi cho người già. Chính quyền ở các địa phương phải có trách nhiệm thành lập các tố chức chăm sóc, phụng dưỡng người già không nơi nương tựa hoặc con cái quá khó khăn không đủ khả năng nuôi dưỡng, xây dựng nhà dưỡng lão, câu lạc bộ, sân vận động cho người già rèn luyện sức khỏe và giải trí. Đe triên khai và thực thi tốt luật phúc lợi người già, tháng 10/1981, Đài Loan đã công bố “những tiêu chuẩn thành lập cơ sở phúc lợi người già”. Từ đó đến nay, Đài Loan hên tiếp đề ra và triển khai ra nhiều chương trình để làm tốt công tác phúc lợi cho người già.

Đài Loan đã trở thành một xã hội “lão hóa” từ năm 1993, khi nó vượt qua ngưỡng 7% theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới [78]. Năm 1991, tỷ lệ dân số trên 65 tuổi là 6,5 %, chỉ số lão hóa dân số là 24,8%. Cuối năm 2011, hơn 10 % dân số là 65 tuổi trở lên và chỉ số lão hóa dân số Đài Loan ở mức quá cao lên tới 72,2%. Theo Hội đồng Kế hoạch và Phát triển Kinh tế,

Một phần của tài liệu KINH tế, xã hội đài LOAN từ năm 1991 đến năm 2012 (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w