Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại Chi nhánh NHNN&PTNT Nam Sách Hải Dương

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Sách – Hải Dương (Trang 39 - 53)

THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHo&PTNT NAM SÁCH – HẢI DƯƠNG

2.2.1.Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại Chi nhánh NHNN&PTNT Nam Sách Hải Dương

2.2.1. Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại Chi nhánh NHNN&PTNT Nam Sách - Hải Dương Sách - Hải Dương

Nam Sách - Hải Dương là một huyện nông nghiệp, với diện tích tự nhiên 457,3 km2, dân số hơn 220.000 người, mật độ dân số 472 người/1km2, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Vùng đồng bằng và đất bằng phẳng. Bên cạnh đó, với tổng diện tích tự nhiên hơn 45000 ha, trong đó diện tích đất canh tác chiếm phần lớn tổng diện tích đất tự nhiên. Dân số đông, nguồn lao động dồi dào, phần lớn là các hộ sản xuất kinh doanh. Đây là một tiềm năng rất lớn để Nam Sách - Hải Dương phát triển sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền Nam Sách - Hải Dương, kinh tế của tỉnh đã có những bước tăng trưởng đáng kể đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Tốc độ tăng GDP nông, lâm, ngư nghiệp bình quân 9,2%, vượt 2,2 % so với chỉ tiêu Đại hội. Sản lượng lương thực năm 2009 đạt 67,919 tấn, năm 2010 đạt tương đương năm 2009, tăng 47 % so với năm 2005. Giá trị thu nhập trên 1 ha canh tác tăng từ 20 triệu đồng thời kỳ 1996 – 2000 lên gần 50 triệu đồng thời kỳ 2005 – 2010. Chăn nuôi hướng mạnh sang chăn nuôi lợn hướng lạc và bò lai. Tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng 21 % năm 2005 lên 27 % năm 2010 trong giá trị sản xuất nông nghiệp,

gấp 2 lần bình quân của nhiệm kỳ 1996 – 2000. Tỷ trọng ngành thuỷ sản tăng từ 13,7 % năm 2005 lên 16,1 % năm 2010.

Những năm gần đây mô hình kinh tế vườn, trang trại phát triển trong toàn huyện đã góp phần thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, nâng cao đời sống góp phần xoá đói giảm nghèo.

Với tiềm năng đất nông nghiệp bằng phẳng, trong những năm qua, kinh tế Nam Sách - Hải Dương đã có bước phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng GDP cao (11% trong năm 2008) và tương đối toàn diện. Có được thành công ấy là do Nam Sách - Hải Dương đã thực hiện thành công chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và nuôi trồng. Theo đó, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp giảm từ 53,75% trước đây xuống còn 41,5% (năm 2009), tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ 18,6% lên 24,5% (năm 2009).

Sản xuất nông nghiệp có bước phát triển khá. Các loại cây lương thực và công nghiệp tăng nhanh cả về diện tích lẫn năng suất. Chăn nuôi cũng phát triển mạnh nhờ triển khai chương trình sinh hoá đàn bò, đưa giống lợn nạc ngoại vào chăn nuôi. Hiện nay, tổng số đàn trâu, bò của toàn huyện là 45.000 con, đàn lợn 98.000 con. Từ năm 2003, thực hiện chương trình phát triển 300 lợn nái ngoại và đưa giống bò sữa vào chăn nuôi, đến nay giá trị sản xuất ngành chăn nuôi Nam Sách - Hải Dương ngày càng cao hơn.

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp được duy trì, ngành nghề được mở rộng, chất lượng sản phẩm từng bước được nâng lên. Một số ngành nghề có tiềm năng, lợi thế được khuyến khích phát triển, hoạt động có hiệu quả như sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí dân dụng, đồ mộc, vườn ao chuồng. Tổng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp năm 2010 ước đạt 39,7 tỷ đồng, tăng 3,9 tỷ đồng so với năm 2009. Trong những năm tới, mức tăng trưởng và tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp sẽ còn cao hơn khi Khu công nghiệp - đô thị mới đi vào hoạt động và các Công ty may, công ty đóng giầy ....và nhiều các công ty khác sẽ được xây dựng.

Như vậy, với tình kinh tế trên địa bàn Nam Sách - Hải Dương hiện nay, Nam Sách - Hải Dương là mảnh đất đầy tiềm năng để phát triển kinh tế hộ sản xuất. Tuy nhiên, một trong những yếu tố quan trọng cần thiết cho quá trình phát triển kinh tế hộ sản xuất là sự trợ giúp về vốn của các ngân hàng thương mại. Với tư cách là người bạn đồng hành của nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn huyện, trong những năm qua, Chi nhánh NHNN & PTNT Nam Sách - Hải Dương với các chi nhánh trên địa bàn huyện đã và đang là kênh chuyển tải vốn chủ yếu đến hộ sản xuất, góp phần tạo công ăn việc làm giúp nông dân làm giàu chính đáng bằng sức lao động của mình. Tuy nhiên do tính chất phức tạp của hoạt động này, món vay nhỏ lẻ, chi phí nghiệp vụ cao, địa bàn hoạt động rộng nên việc cho vay hộ sản xuất còn bó hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, chưa xứng với tiềm năng phát triển vốn có của huyện. Vì thế trong thời gian tới, chi nhánh NHNN&PTNT Nam Sách - Hải Dươngc ần có chiến lược nhằm mở rộng hơn nữa cho vay tới các hộ sản xuất để tăng lợi nhuận cho ngân hàng, đồng thời đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn cho các hộ trên địa bàn huyện.

2.2.2.Thực trạng mở rộng cho vay hộ sản xuất của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Sách – Hải Dương

2.2.2.1. Doanh số cho vay, thu nợ Hộ sản xuất

Hoạt động cho vay, thu nợ, dư nợ luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các ngân hàng. Đối với cho vay hộ sản xuất thì vấn đề này càng được quan tâm hơn bởi vì cho vay hộ sản xuất, món vay thường nhỏ lẻ, số lượng khách hàng nhiều, địa bàn rộng, không tập trung, hộ vay còn nhiều hạn chế về nhận thức lẫn kinh nghiệm sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Do đó, việc thu nợ cho vay gặp nhiều khó khăn với những nguyên nhân khác nhau.

Stt Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1 Doanh số cho vay 71.016 92.067 158.520 21.051 29,64 66.453 72,18 2 Doanh số thu nợ 64.213 79.734 132.266 15.521 24,17 52.532 65,88 3 Dư nợ 56.591 68.924 95.178 12.333 21,79 26.254 38,09

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết của NHNN&PTNT chi nhánh Nam Sách - Hải Dương năm 2008-2010)

Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay HSX của ngân hàng tăng qua các năm, nhất là năm 2010. Doanh số cho vay năm 2009 là 92.067 triệu đồng, tăng 21.051 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 29,64% so với năm 2008, doanh số cho vay năm 2010 là 158.520 triệu đồng, tăng 66.453 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 72,18% so với năm 2009. Điều đó chứng tỏ quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng, nhất là từ khi có quyết định 67/CP ngày 30/03/1999 của thủ tướng chính phủ đã được ngân hàng triển khai đến quần chúng nhân dân. Đây là một chủ trương đúng phù hợp với điều kiện của người nông dân, nông nghiệp - nông thôn.

Cùng với công tác cho vay thì công tác thu nợ cũng là một công việc được NHNN Nam Sách - Hải Dươngđặt ra một cách nghiêm túc vì nó sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát sinh rủi ro tín dụng. Đối với một ngân hàng kết quả thu nợ có ý nghĩa rất quan trọng, nó phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng, bảo đảm kinh doanh ngân hàng an toàn, có lãi. Qua bảng trên cho thấy doanh số thu nợ tăng lên tương ứng với tốc độ tăng của doanh số cho vay.

Cụ thể: Doanh số thu nợ năm 2009 là 79.734 triệu đồng, tăng 15.521 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng 24,17% so với năm 2008, doanh số thu nợ năm 2010 là 132.266 triệu đồng, tức tăng lên 52.532 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 65,88% so với năm 2009.

Kết quả này cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thấy được mức độ an toàn của các khoản tín dụng đó tăng lên. Điều đó chứng tỏ hoạt động tín dụng của NHNN Nam Sách - Hải Dươngđối với HSX là tương đối tốt. Mặt khác, khi doanh số thu nợ cao thì lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng HSX cũng được tăng lên, góp phần đảm bảo tài chính của đơn vị, đây cũng là một trong các chỉ tiêu để đánh giá việc mở rộng cho vay trên địa bàn huyện.

2.2.2.2. Dư nợ cho vay hộ sản xuất

Dư nợ cho vay luôn là thước đo hoạt động của một ngân hàng nên bất kỳ NHTM nào cũng chú trọng tăng trưởng dư nợ. Địa bàn Nam Sách - Hải Dương chủ yếu là các HSX sống bằng nghề nông nghiệp nên việc tăng trưởng dư nợ cho vay đối với HSX nông nghiệp có ý nghĩa lớn và là nhiệm vụ trọng tâm của NHNN Tĩnh Gia. Qua bảng số liệu trên cho thấy dư nợ HSX nông nghiệp ngày càng tăng với tốc độ tăng trưởng khá ổn định. Dư nợ năm 2009 là 68.924 triệu đồng, tăng 12.333 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 21,79% so với năm 2008, dư nợ năm 2010 là 95.178 triệu đồng, tăng 26.254 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 38,09% so với năm 2009.

Bảng số 4: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế

Đơn vị:triệu đồng ST T Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1 DNNN 23.790 21.214 19.009 -2.576 -10,83 -2.205 -10,39 2 DN ngoài quốc doanh 19.995 19.126 16.962 -869 -4,35 -2.164 -11,31 3 HSX 56.591 68.924 95.178 12.333 21,79 26.254 38,09 4 Cho vay tiêu dùng 4.741 5.233 5.526 492 10,38 293 5,60 5 Tổng dư nợ 105.11 6 114.49 6 136.67 5 9.380 8,92 22.179 19,37 (Nguồn: Báo cáo Tổng kết của NHNN&PTNT chi nhánh Nam Sách - Hải Dương năm 2008-2010)

như trên là cả một quá trình nỗ lực của toàn bộ cán bộ nhân viên của NHNN&PTNT Nam Sách - Hải Dương, trong đó đặc biệt là các cán bộ tín dụng của ngân hàng . Để hiểu được sự tăng lên này là do thành phần kinh tế nào là chủ yếu ta hãy xem xét cụ thể từng chỉ tiêu:

- Doanh nghiệp Nhà nước: dư nợ của thành phần kinh tế này có xu hướng giảm. Dư nợ năm 2008 là 23.790 triệu đồng, năm 2009 giảm xuống 2.576 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 10,83% so với năm 2008, năm 2010 dư nợ là 19.009 triệu đồng, giảm xuống 2.205 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 10,39% so với năm 2009.

- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Cũng như doanh nghiệp nhà nước, dư nợ của doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2009 dư nợ là 19.126 triệu đồng, giảm 869 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 4,35% so với năm 2008, năm 2010 dư nợ còn 16.962 triệu đồng, giảm 2.164 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 11,31% so với năm 2009.

- Cho vay tiêu dùng: Đối tượng khách hàng là công nhân viên chức Nhà nước, những người có thu nhập thường xuyên. Đây là những khách hàng tiềm năng đã được ban giám đốc Ngân hàng huyện chỉ đạo các cán bộ tín dụng tích cực mở rộng đầu tư cho vay lĩnh vực này. Tuy vậy dư nợ đối với thành phần kinh tế này vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ của Ngân hàng. Năm 2009 dư nợ đạt 5.233 triệu đồng, tăng 492 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 10,38% so với năm 2008, năm 2010 tăng 293 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 5,60% so với năm 2009.

- HSX: Đối tượng này chiếm đa phần trong hoạt động tín dụng và là thị trường kinh doanh chủ yếu của ngân hàng. Dư nợ HSX tăng trưởng khá và ổn định qua các năm. Năm 2009 dư nợ là 68.924 triệu đồng tăng 12.333 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng 21,79% so với năm 2008, năm 2010 dư nợ là 95.178 triệu đồng, tăng so với năm 2009 là 26.254 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 38,09%. Điều này chứng minh sự đúng đắn trong việc xác định đối tượng khách hàng chính của ngân hàng là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Tuy nhiên, so với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện ngày càng phát triển như hiện nay thì quy mô cho vay hộ sản xuất của ngân hàng chưa đáp ứng được đầy đủ và kịp thời, chưa tương xứng với thế mạnh và tiềm năng vốn có trên địa bàn huyên. Vì thế , trong thời gian tới, Chi nhánh NHNN&PTNT Nam Sách - Hải Dươngcần phát huy mở rộng hơn nữa việc cho vay Hộ sản xuất nhằm đáp ứng ngày càng đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu vay vốn của các hộ, nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng, làm cho nền kinh tế hộ trên địa bàn ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, cho vay hộ sản xuất cũng là một đối tượng tiềm ẩn rủi ro lớn nhất nên NHNN Nam Sách - Hải Dương phải tính toán và có những chính sách cho vay phù hợp, hạn chế thấp nhất rủi ro, có như vậy mới đảm bảo an toàn cho vốn đầu tư, hoạt động tín dụng phát triển.

Bảng 05: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn cho vay

Đơn vị :triệu đồng Stt Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1 Dư nợ ngắn hạn 60.764 66.990 74.627 6.226 10,25 7.637 11,40 DNNN 17.782 16.656 14.584 -1.126 -6,33 -2.072 -12,44 DN ngoài quốc doanh 14.660 14.273 12.727 -387 -2,64 -1.546 -10,83 HSX 25.776 33.045 44.166 7.269 28,20 11.121 33,65

Cho vay tiêu dùng 2.547 3.016 3.150 469 18,41 134 4,44

2 Dư nợ trung và dài hạn 44.352 47.506 62.048 3.154 7,11 14.542 30,61 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

DNNN 6.008 4.557 4.425 -1.451 -24,15 -132 -2,90

DN ngoài quốc

doanh 5.335 4.853 4.235 -482 -9,03 -618 -12,73

HSX 30.814 35.879 51.011 5.065 16,44 15.132 42,18

Cho vay tiêu dùng 2.195 2.217 2.376 22 1,00 159 7,17

3 Tổng dư nợ 105.116 114.496 136.675 9.380 8,92 22.179 19,37

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết của NHNN&PTNT chi nhánh Nam Sách - Hải Dương năm 2008-2010)

là 10,25% so với năm 2008, dư nợ năm 2010 là 74.627 triệu đồng, tăng 7.637 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 11,40% so với năm 2009. Trong đó, nguồn vốn tín dụng ngắn hạn trong những năm qua chủ yếu đầu tư cho các hộ sản xuất và tăng dần qua các năm. Năm 2008, dư nợ cho vay hộ sản xuất đạt 25.776 triệu đồng, năm 2009 là 33.045 triệu đồng, tăng 7.269 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng với tốc độ tăng 28,2%. Năm 2010, dư nợ ngắn hạn cho vay hộ sản xuất lên tới 44.166 triệu đồng, tăng 11.121 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng với tốc độ tăng 33,65% so với năm 2009. Nguồn vốn này giúp cho các hộ mua sắm vật tư, nguyên liệu như : giống, phân bón, thức ăn, thuốc trừ sâu.. đã góp phần không nhỏ vào việc kích thích, mở rộng và tăng trưởng sản xuất làm cho kinh tế hộ ngày càng phát triển.

Dư nợ tín dụng trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn dư nợ tín dụng ngắn hạn nhưng cũng tăng trưởng ổn định. Dư nợ năm 2009 là 47.506 triệu đồng, tăng 3.154 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 7,11% so với năm 2008, năm 2010 dư nợ là 62.048 triệu đồng tăng 14.542 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 30,61% so với năm 2009. Trong đó, cơ cấu tín dụng dài hạn cho vay hộ sản xuất cũng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho vay các thành phần kinh tế và tăng dần qua các năm. Năm 2008, dư nợ trung và dài hạn cho vay hộ sản xuất là 30.814 triệu đồng, năm 2009 là 35.879 triệu đồng, tăng so với năm 2008 là 5.065 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 16,44%. Năm 2010, chỉ tiêu này đạt 51.011 triệu đồng, tăng 15.132 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 42,18% so với năm 2009.

Như vậy, qua bảng số liệu trên cho ta thấy, nhìn chung dư nợ cho vay

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Sách – Hải Dương (Trang 39 - 53)