3.4.1 Định nghĩa
Khí đồng hành (associated gas) là khí tự nhiên được tìm thấy cùng dầu thô, có thểở dạng hoà lẫn với dầu thô hoặc tạo thành không gian phía trên lớp dầu thô trong mỏ dầu.
Khí được thu cùng với quá trình khai thác dầu. Khí nằm trong mỏ dầu có áp suất cao nên chúng hòa tan một phần trong dầu. Khi khai thác lên do áp suất giảm nên chúng được tách ra thành khí đồng hành.
Khí đồng hành khi được tách khỏi dầu thô là hỗn hợp chủ yếu gồm etan (C2H6), propan (C3H8), butan (C4H10) và pentan (C5H12). Ngoài ra còn những tạp chất không mong muốn khác như
nước, sulfua hiđrô (H2S), CO2, Helium (He), Nitơ (N2) và một số tạp chất khác.
3.4.2Thành phần khí đồng hành ở một số mỏ dầu Việt Nam (% thể tích)
Thành phần khí Mỏ Bạch Hổ Mỏ Rồng MỏĐại Hùng
CH4 71,5 76,54 77,25
C2H6 12,52 6,98 9,49
i-C4H10 1,75 0,78 1,34
n-C4H10 2,96 0,94 1,26
C5+ 1,84 1,49 2,33
CO2 + H2S 0,7 5,02 4,5
3.4.3 Các giải pháp xử lý
Trong quá khứ loại khí này là thành phần không mong muốn và thường bịđốt bỏ. (Năm 1947, ở Mỹ, hàng ngày khoảng 3 tỷ feet khối khí đồng hành bịđốt bỏ; đến năm 2002, con số này giảm 13 lần trong khi sản lượng khai thác cao hơn năm 1947
Kể cả tới năm 2003, việc đốt bỏ vẫn ở khối lượng lớn, hàng ngày có đến 10 -13 tỷ feet khối trên toàn thế giới).
Tuy nhiên, với tiến bộ của công nghệ, giá thành dầu thô và khí tự nhiên tăng lên và các ứng dụng của khí tự nhiên trở nên phổ biến, khí đồng hành được tận dụng và trở thành nguồn nguyên liệu mang lại hiệu quả cao.
Ở Việt Nam, dầu thô được khai thác ở quy mô công nghiệp từ năm 1986 nhưng khí đồng hành vẫn bịđốt bỏ ngay tại mỏ. Việc xử lý khí đồng hành với khối lượng lớn cần lượng máy móc
đồ sộ mà điều kiện khai thác trên biển không cho phép thực hiện. Giải pháp triệt để là lắp đặt
đường ống và đưa số khí đó vào bờ. Năm 1997, hệ thống xử lý đồng hành của Việt Nam bắt đầu vận hành, hàng năm đưa khoảng 1 tỷ m³ vào bờ, cung cấp khí hóa lỏng, dung môi pha xăng (condensate), khí tự nhiên cho các nhà máy điện, v.v.. Ngày nay, khí đồng hành là nguyên liệu chủ
yếu sản xuất khí hóa lỏng và dung môi pha xăng; là một phần nguyên liệu cung cấp cho Nhà máy phân đạm Phú Mỹ, và nhiên liệu cho các nhà máy điện dùng turbine khí.
Các giải pháp chính cho việc sử dụng khí đồng hành hiện nay
* Bơm ngược trở lại giếng dầu để thu hồi sau này khi có giải pháp kinh tế hơn đồng thời duy trì áp lực giếng để dầu tiếp tục tự phun lên.
* Chuyển hóa thành các sản phẩm khác (ví dụ metanol - CH3OH) để dễ chuyên chở hơn * Tách các tạp chất để có khí hóa lỏng tự nhiên rồi chuyển xuống bồn chứa * Chuyến hóa thành các hợp chất (ví dụ metanol) làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa dầu * Dùng phát điện ngay tại mỏ cho các nhu cầu vận hành và có thể truyền tải đi xa * Vận chuyển bằng đường ống tới nhà máy xử lý khí.
Quy định về việc thải khí và đốt bỏ khí ở tháp đốt
Khí dầu mỏ hoặc khí thiên nhiên nếu không được sử dụng phải được đốt cháy hoàn toàn tại các tháp đốt. Cấm không được thải thẳng ra môi trường. Ví dụ vị trí của tháp đốt phải được xác định
sao cho khí đốt thải ra không ảnh hưởng tới môi trường làm việc của các cán bộ, công nhân trên công trình và phải đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Thiết bị tách khí đồng hành ra khỏi dầu thô trên các giàn khoan phải đảm bảo đủ công suất đáp
ứng với sản lượng dầu khai thác ở mức cao nhất. Không được để hàm lượng khí ngưng tụ lẫn trong khí thải quá lớn vì khi đốt cháy không hoàn toàn gây ô nhiễm môi trường.
Chương 4
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận
Việt Nam là nước trữ lượng dầu khá dồi dào Các loại sản phẩm dầu mỏ vẫn là nguồn nguyên liệu và nhiên liệu không thể thiếu, đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách quốc gia.. Hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí đang ngày càng phát triển cả về công nghệ lẫn quy mô. Trong quá trình đó đã thải ra nhiều loại chất thải nguy hại (mùn khoan, dịch khoan, nước vỉa, chất thải nhiễm dầu, …) gây tác động xấu tới môi trường, trực tiếp chịu ảnh hường là hệ sinh thái quanh khu vực thăm dò và khai thác.
Việc đẩy mạnh công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm do hoạt động khoan thăm dò và khai thác dầu khí đang ngày càng trở nên cần thiết. Hiện nay đã có nhiều phương án kĩ thuật cũng như quản lý giúp kiểm soát ô nhiễm ngành dầu khí, tuy nhiên đểđạt được hiệu quả thì cần sự phối hợp của các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực này.
4.2 Kiến nghị
- Về phía cơ quan chức năng
Trước mắt, cần có ngay các quy định nghiêm ngặt về việc lưu trữ, sử dụng và thải bỏ chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình khoan thăm dò và khai thác dầu khí.
Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc tuân thủ các quy định của doanh nghiệp
Áp dụng thu phí môi trường đối với các chất thải nguy hại đem vềđất liền chôn lấp hoặc đốt bỏ. Khuyến khích và hỗ trợ thúc đẩy hướng nghiên cứu dùng các chế phẩm sinh học xử lý chất thải rắn nhiễm dầu.
Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý nước thải nhiễm dầu và cặn dầu giúp xử lý tại chỗ các chất thải nhiễm dầu, chuẩn bị những chế phẩm sinh học phù hợp với điều kiện Việt Nam có thể áp dụng trong thực tế xử lý khắc phục hậu quả ô nhiễm và khôi phục môi trường sau sự cố
tràn dầu.
- Về phía doanh nghiệp
Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về xử lý và thải bỏ chất thải phát sinh trong quá trình thăm dò và khai thác dầu khí
TÀI LIỆU THAM KHẢO Website http://chatthainguyhai.net http://moitruongxanh.info http://www.pvdmc.com.vn http://www.pvdriling.com.vn/images/323.pdf http://tuoitre.com.vn Sách
Lê Phước Hảo Công nghệ khai thác dầu khí NXB Khoa Học Kĩ Thuật
Đỗ Hữu Minh Triết Bài giảng dung dịch khoan – Xi Măng NXB Khoa Học Kĩ Thuật Võ Trọng Hùng Cơ học đá NXB Khoa Học Kĩ Thuật
Lâm Minh Triết – Lê Minh Hải Giáo trình quản lý chất thải nguy hại NXB Xây Dựng