3. Theo loại tiền
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Đông Hà Nội:
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Đông Hà Nội:
Xuất phát từ những hạn chế, vướng mắc và phương hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian tới đây, từ những hiểu biết của cá nhân, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại NHNo & PTNT Chi nhánh Đông Hà Nội:
- Chiến lược kinh doanh: mở rộng hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh công tác khách hàng, xúc tiến kế hoạch tiếp thị nhằm quảng bá phát triển thương hiệu của Ngân hàng Nông nghiệp và của Chi nhánh Đông Hà Nội, đổi mới phong cách làm
việc, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, mở rộng đầu tư tín dụng cả về địa bàn đầu tư và khách hàng, phát triển thêm một số sản phẩm và dịch vụ ngân hàng.
- Chính sách tín dụng: tăng trưởng và mở rộng tín dụng trên cơ sở những khách hàng truyền thống, thực hiện chính sách cho vay có chọn lọc, xem xét và thẩm định kỹ càng. Bên cạnh đó tìm kiếm những dự án mới khả thi và hiệu quả cao, hạn chế mở rộng đầu tư đối với nhóm khách hàng kinh doanh kém hiệu quả, không minh bạch về quan hệ sở hưu, quan hệ quản lý nhằm hạn chế mức tối thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Xây dựng chương trình quản lý hạn mức tín dụng theo phán quyết cho từng nhóm khách hàng áp dụng trong cả hệ thống Ngân hàng, xây dựng cơ chế về lãi suất và quyền phán quyết cho vay đối với các đơn vị trực thuộc Ngân hàng nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động trong việc tăng trưởng tín dụng. Ngoài ra cần thực hiện nghiêm túc các quy định của Chính phủ, NHNN và NHNo & PTNT Việt Nam trong việc tiếp tục triển khai và thực hiện gói kích cầu của Chính phủ.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát đối với các khoản vay: nâng cao hơn nữa việc kiểm tra thẩm định hiệu quả kinh tế của dự án vay, thẩm định dự án trước khi cho vay là vấn đề then chốt trong công tác tín dụng. Ngoài việc thẩm định lại hiệu quả kinh tế của các dự án vay, ngân hàng cần phải chú trọng kiểm tra các nguồn vốn đã trả nợ, thời hạn trả nợ, hiện thực khả thi, lịch trả nợ trả lãi cụ thể. Bên cạnh đó cần luôn luôn dự báo các rủi ro tiềm ẩn trong tín dụng ngắn hạn và có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, bởi rủi ro thanh toán, rủi ro lãi suất luôn đe doạ các Ngân hang.
- Chính lược marketing và quan hệ khách hàng: làm tốt công tác marketing Ngân hàng, trong đó cần định hướng, phân đoạn rõ thị trường. Bên cạnh đó tìm kiếm, mở rộng và hướng đến những địa bàn cũng như lĩnh vực hoạt động tiềm năng. Tích cực tiếp cận khách hàng, phục vụ khách hàng chu đáo, nhanh chóng và tận tình, duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng đã có, chủ động khai thác thêm khách hàng tiềm năng, thực hiện linh hoạt các chế độ ưu đãi khách hàng.
- Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng: đầu tư công nghệ tương xứng với các Ngân hàng trên địa bàn nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng các loại hình phục
vụ và tiện ích, thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh doanh. Ứng dụng tin học vào hoạt động Ngân hàng để tạo điều kiện hội nhập và phát triển kinh doanh. Hoàn thiện kết nối giao dịch thanh toán, thực hiện một số dịch vụ qua mạng nhanh chóng, an toàn và chính xác. Ngoài ra cần xem xét phát triển, mở rộng hệ thống ATM và giới thiệu sự tiện ích để thu hút thêm khách hàng.
- Phát triển các trung tâm dịch vụ và tư vấn đầu tư: trong thời đại hiện nay, khi nền kinh tế đã phát triển, hệ thống thông tin đã rộng khắp, mạng lưới tin học đã đi sâu vào mọi lĩnh vực ngành nghề, thì sự đáp ứng các hiểu biết về con người trở nên cần thiết hơn. Cũng như nhiều trung tâm tư vấn khác, tư vấn cuả ngân hàng là một lĩnh vực nhằm đánh gía phân tích, dự báo các thông tin về tình hình kinh tế, xã hội pháp luật, thị trường giá cả…liên quan đến vấn đề đầu tư giúp cho các doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư một cách đúng đắn nhất, sáng suốt nhất.
- Giải pháp về nhân tố con người: tăng cường đội ngũ cán bộ nhân viện làm tín dụng cả về số lượng lẫn chất lượng thông qua công tác tuyển dụng và đào tạo nghiệp vụ. Bởi công tác đào tạo cán bộ con người là yếu tố quan trọng quyết định mọi thành công của công việc, vì vậy Ngân hàng cần phải kế hoạch hoá công tác đào tạo cấn bộ, sớm tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng, đưa việc nâng cao trình độ trở thành mục tiêu phấn đấu và làm việc thường xuyên. Công tác đào tạo cần tập trung theo trọng điểm và đào tạo một cách trọng điểm để thực sự có những cán bộ có đủ năng lực và hiểu biết phục vụ yêu cầu công tác kinh doanh, tránh đào tạo tràn lan, lãng phí, ưu tiên đào tạo cán bộ chủ chốt trước, sau đó đào tạo những cán bộ kế cận, có năng lực và phẩm chất đạo đức. Ngoài ra cần ổn định tổ chức, biên chế lao động đầy đủ cho các phòng ban, đơn vị trực thuộc để có thể thực hiện được các công việc theo chức năng nhiệm vụ.