Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả ứng dụng hầm biogas trong chăn nuôi tại huyện Hạ Hòa - Tỉnh Phú Thọ” (Trang 35 - 37)

3.2.3.1 Thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp được sử dụng trong đề tài nghiên cứu được thu thập từ nguồn nào và bằng phương pháp nào được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 3.1 : Danh mục, nguồn cung cấp và phương pháp thu thập các thông tin

Nội dung thông tin Nguồn thu thập Phương pháp thu thập

Cơ sở lý luận, thực tiễn về biogas, hiệu quả ứng dụng mô hình biogas trong chăn nuôi.

Sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, Internet có liên quan

Tra cứu, chọn lọc thông tin

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu: Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội

Phòng thống kê, phòng nông nghiệp, phòng kinh tế của huyện

Tìm hiểu và tổng hợp từ các báo cáo

Nguồn: Nghiên cứu và thu thập thông tin của tác giả

3.2.3.2 Thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này là những số liệu mới chưa được công bố, bao gồm cả thông tin định lượng và định về:

- Đặc điểm tình hình sản xuất của các nông hộ. - Tình hình và quy trình sản xuất biogas tại nông hộ

- Các chi phí cho mô hình : vật liệu đầu vào, chi phí lao động, hóa chất, chi phí lắp đặt túi ủ …

- Các lợi ích kinh tế mô hình mang lại: tiết kiệm nhiên liệu đốt và điện (quy ra tiền), tiết kiệm phân bón (quy ra tiền), thu nhập từ việc bán bã phân sau khi ủ, tiết kiệm được chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp để giảm giá thành …

- Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng công nghệ biogas. - Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả ứng dụng mô hình này.

Để có được những thông tin trên, trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu thống kê và phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của người dân (RRA, PRA). Số liệu được thu thập qua điều tra điển hình, điều tra mẫu, điều tra người dân, cán bộ cấp xã tại địa phương bằng phương pháp phỏng vấn (PV) theo bảng câu hỏi, phương pháp phỏng vấn có cấu trúc, phỏng vấn bán cấu trúc - KIP. Với mục đích chung là thu thập được các thông tin về thực trạng ứng dụng mô hình biogas tại các hộ dân chăn nuôi, hiệu quả mà nó mang lại và những ý kiến góp ý của cán bộ chuyên môn về việc triển khai mô hình này tại địa phương.

Cụ thể, tôi tiến hành phỏng vấn 2 nhóm đối tượng đó là các cán bộ khuyến nông phụ trách triển khai chương trình biogas tại các xã và những hộ dân có sử dụng hầm biogas trong chăn nuôi:

- Phỏng vấn 100 hộ có ứng dụng hầm biogas trong chăn nuôi bằng bảng câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn cho mục đích nghiên cứu.

- Cán bộ khuyến nông Huyện: phỏng vấn 2 người phụ trách triển khai xây dựng mô hình biogas toàn huyện. Mỗi xã điều tra: 2 người phụ trách công tác khuyến nông ở địa phương.

Bảng 3.2. : Số lượng cán bộ địa phương và hộ phỏng vấn Đối tượng phỏng vấn Cán bộ khuyến nông Người dân

địa phương Tổng

Xã Phương Viên 2 30 32

Xã Cáo Điền 2 30 32

Xã Bằng Giã 2 20 22

Xã Chuế Lưu

Trạm khuyến nông huyện

2 2 20 - 22 2 Tổng 10 100 110

Nguồn: Nghiên cứu và thu thập thông tin của tác giả

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả ứng dụng hầm biogas trong chăn nuôi tại huyện Hạ Hòa - Tỉnh Phú Thọ” (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w