Một số kiến nghị về chiến lược cho hoạt động nhân sự

Một phần của tài liệu chiến lược của vcb chi nhánh hà nội trong thời gian tới (Trang 25 - 29)

Nhìn qua các đối thủ cạnh tranh như các ngân hàng nước ngoài Citybank. HSBC…,họ đều có chiến lược rất mạnh về chính sách nhân sự. Ví dụ như để thu hút nhân tài HSBC đã bắt đầu thực hiện chương trình quản trị viên tập sự (Management Associate Program) và chương trình phát triển nghiệp vụ ngân hàng thương mại (Commercial Banking Development Program). Những chương trình này phù hợp với các sinh viên xuất sắc mới tốt nghiệp, khả năng tiếng Anh tốt, có định hướng làm việc lâu dài trong ngành ngân hàng, ưa thích những công việc mang tính thách thức và chuyên môn cao, và sẵn sàng đảm nhiệm những vị trí quản lí trong 3 đến 5 năm. Ngân hàng Citybank luôn theo đuổi một chính sách nhân sự dài hạn với mục đích phát triển bền vững và mạnh mẽ. Đối với các nhân viên chủ chốt và có tiềm năng, Citybank thường gửi họ đi học ở trường đạo quản lí của tập đoàn Citybank ở Mỹ, tham gia các khóa đào tạo chuyên môn và phát triển kĩ năng ở trong ngoài nước, làm việc và thực tập tại các văn phòng Citybank. Trong quá trình này, phát triển nhân viên có năng lực và thái độ làm việc chuyên nghiệp, và sắp xếp cho họ vào vị trí phù hợp với khả năng cá nhân và định hướng của ngân hàng.

Vì vậy để cạnh tranh với các đối thủ như các ngân hàng nước ngoài cũng như các ngân hàng TMCP khác thì VCB nói chung và VCB Hà Nội nói riêng cần nhìn nhận : đầu

tư cho nhân lực vẫn là một trong những mục tiêu gia tăng giá trị cốt lõi cho mỗi định chế tài chính bởi nhân sự ngân hàng vẫn là lĩnh vực nóng trên thị trường lao động hiện nay.

Về vấn đề thu hút và giữ chân người tài :

 Thách thức:

- Ngân hàng 100% vốn nước ngoài đang chuẩn bị nhập cuộc vào thị trường Việt Nam khiến cho cuộc cạnh tranh NNL trong lĩnh vực NH đang trở nên nóng bỏng

- Ngành ngân hàng đang hoạt động với tốc độ phát triển rất cao( trung bình 30%/năm) khiến cung lao động trong ngành cũng tăng lên tương ứng. Theo ước tính, hiện ngành ngân hàng đang thiếu lượng nhân lực khoảng 30.000 người. Báo cáo thông số nhân lực trực tuyến năm 2008 mà Vietnamworks vừa công bố, tài chính - kế toán, ngân hàng nằm trong nhóm sáu lĩnh vực có cung và cầu cao nhất.

 Biện pháp : Nhìn vào tốc độ phát triển nguồn nhân lực của các ngân hàng mới thấy cuộc cạnh tranh thu hút người, giữ người đang rất nóng bỏng. Vì vậy VCB cần chú trọng hơn nữa công tác tuyển dụng, chính sách đãi ngộ và tạo dựng môi trường làm việc mang tính gắn kết cao để tránh tình trạng « chảy máu chất xám » và thu hút được nhân tài

Về vấn đề đảm bảo chất lượng NNL trong ngân hàng VCB HN nhằm đáp ứng nhu cầu của tổ chức

 Đối với cán bộ cấp cao cấp quản lý : Tốc độ tằng trưởng kinh doanh của VCB HN là khá lớn với số lượng vốn huy động và dư nợ cho vay tín dụng tăng lên không ngừng( như trong phần 4 Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của VCB HN) , đồng thời VCB HN liên tục mở thêm các chi nhánh và phòng giao dịch( năm 2006 mở mới 2 phòng giao dịch, 2007 mở mới 3 phòng giao dịch). Vì vậy, việc bổ sung cán bộ chủ chốt có kinh nghiệm quản lý là rất cần thiết. Để đáp ứng điều này VCB cần chú trọng xây dựng chiến lược phát triển và đầu tư cho đào tạo cán bộ chủ chốt hơn nữa

 Đối với nhân viên chuyên môn nghiệp vụ : Đào tạo ở các trường đại học hiện nay chỉ cung cấp cho họ những kiến thức tổng quát, kiến thức nền. Các ngân hàng cần đào tạo lại, đào tạo chuyên sâu các nghiệp vụ cụ thể cho nhân viên khi họ vào làm

Kết luận

Qua việc phân tích về các hoạt động và tình hình kinh doanh của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội trong gian đoạn 2005-2007, ta có thể thấy chi nhánh không ngừng lớn mạnh và phát triển, xứng đáng giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, đóng góp vào nguồn thu ngân sách và là động lực cho sự phát triển của kinh tế Thủ đô. Để đảm bảo và là bệ phóng cho sự phát triển này trong hiện tại và tương lai, công tác Quản trị Nhân sự cần được chú trọng và phát triển hơn nữa để đáp ứng cho sự mở rộng hội nhập phát triển của ngân hàng.

Vì khoảng thời gian thực tế khá ngắn ngủi, hy vọng báo cáo này sẽ cung cấp những thông tin, tư liệu tham khảo có ích về hoạt động sản xuất kinh doanh.Trên cơ sở đó đánh giá kiến nghị sơ lược về hoạt động của phòng Hành chính- Nhân sự Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội. Mong rằng, trong giai đoạn 2- thực tập chuyên ngành sẽ đi sâu phân tích kỹ hơn các hoạt động quản trị nhân sự của Ngân hàng

Mục lục

Lời mở đầu...1

Phần 1: Khái quát về Ngân hàng Ngoại Thương Việt nam chi nhánh Hà Nội...2

1.1 Khái lược về Ngân hàng Ngoại Thương Việt nam chi nhánh Hà Nội...2

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển...2

1.3 Các hoạt động chính...3

1.4 Các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng :...4

Phần 2: Cơ cấu tổ chức của VCB Hà Nội...4

2.1 Mô hình tổ chức của Ngân hàng...4

2.2 Chức năng nhiêm vụ ...6

2.2.1 Chức năng nhiệm vụ ban giám đốc...6

2.2.2Chức năng nhiệm vụ các phòng ...6

2.2.3 Nhận xét cơ cấu tổ chức của NHNT Việt Nam chi nhánh Hà Nội (VCB Hà nội)...7

Phần 3: Đánh giá các nguồn lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Vietcombank Hà Nội...10

3.1 Các nguồn lực...10

3.1.2 Công nghệ...10

3.1.3 Nguồn lực con người...11 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2 Tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh...12

3.2.1 Quy mô và tăng trưởng...12

3.2.2 Khả năng sinh lợi ...16

3.2.3 Khả năng thanh toán...18

Phần 4: Chiến lựoc của VCB Hà Nội trong giai đoạn tới...20

4.1 Khó khăn và thuận lợi trong thời gian qua...20

4.2 Mục tiêu :...20

4.3 Phương thức để đạt được mục tiêu...21

Phần 5: Phân tích các hoạt động của phòng Hành chính- Nhân sự ngân hàng VCB Hà nội...22

5.1 Sơ đồ cơ cấu phòng Hành chính nhân sự...22

3.2 Phân tích hoạt động của phòng Hành chính- tổ chức trong VCB HN ...23

Một phần của tài liệu chiến lược của vcb chi nhánh hà nội trong thời gian tới (Trang 25 - 29)