Chiến lược quản trị tài nguyên và môi trường 1 Các biện pháp quản trị tài nguyên.

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Chiến lược phát triển ngành than 10 năm đầu thế kỷ XXI docx (Trang 31 - 33)

III. Chiến lược phát triển ngành than những năm đầu thế kỷ XXI A.Tính tất yếu cần xây dựng chiến lược phát triển ngành than.

3. Chiến lược quản trị tài nguyên và môi trường 1 Các biện pháp quản trị tài nguyên.

Tổng công ty Than Việt Nam đã được Nhà nước giao tài nguyên than để quản lý, bảo vệ và khai thác. Các công tác tài nguyên đã, đang và sẽ được triển khai trên cơ sở thực hiện các biện pháp sau:

 Tài nguyên phải có chủ: Tổng công ty đã quyết định giao ranh giới mỏ, giao tài

nguyên cho các đơn vị thành viên quản lý, bảo vệ và làm thủ tục xin phép tổ chức khai thác.

 Đẩy mạnh công tác thăm dò nghiên cứu địa chất để xác định chính xác trữ lượng

than và đặc điểm kỹ thuật mỏ là cơ sở quản trị tài nguyên.

 Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất hoàn chỉnh, đảm bảo các thông tin địa chất nhanh

chóng và chính xác.

 Tiết kiệm tài nguyên than một cách triệt để, giảm tổn thất than là thước đo năng

lực của nhà quản lý, cụ thể như:

- Kiểm kê trữ lương than của các mỏ, quản lý chặt chẽ trữ lượng than của các mỏ. - Ban hành các quy định về thống kê trữ lượng, tính tổn thất than

- Đưa chỉ tiêu tổn thất than thành chỉ tiêu chính thức trong kế hoạch hàng năm giao cho các đơn vị.

- Tiến tới sẽ có chế độ thưởng phạt về thực hiện chỉ tiêu tổn thất than.

 Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên than của tổ quốc, quan tâm nghiên cứu nguồn

than dự trữ cho lâu dài. Quản trị tốt tài nguyên trong khai thác để hạn chế rủi ro trong kinh doanh.

3.2. Các biện pháp quản trị môi trường.

Trong khai thác than ảnh hưởng tới môi trường là rất to lớn. Phương pháp khai thác lộ thiên có ảnh hưởng nhiều hơn đến môi trường vật lý và đất mặt. Còn trong phương pháp khai thác hầm lò, ngoài ảnh hưởng tới môi trường vật lý tại chỗ, còn ảnh hưởng gián tiếp rất lớn đến môi trường sinh vật trong vùng. Hiện nay, bình quân cần tới 50-55

m3 gỗ để khai thác 1000 tấn than hầm lò. Để có được khối lượng gỗ chống lò này, (với

mức tăng trưởng bình quân của rừng trồng Việt Nam hàng năm là8m3/ha ) đòi hỏi phải

hưởng xấu tới môi trường không khí và nước, nhất là tại vùng than Quảng Ninh nơi có khu du lịch Vịnh Hạ Long. Vì thế Tổng Công ty Than Việt Nam phải có mục tiêu và chiến lược quản lý cụ thể như :

 Quy hoạch, phân giao rõ ràng ranh giới mỏ cho các doanh nghiệp thành viên theo

hướng ổn định lâu dài, ít xen kẽ phù hợp với quy hoạch khai thác của mỗi khoáng sàng.

 Nâng cao nhận thức của công nhân viên chức về bảo vệ môi trường, hoạch định

chương trình cải thiện môi trường, lập quỹ môi trường Than Việt Nam, cùng địa phương chăm lo bảo vệ môi trường.

Tổng công ty Than Việt Nam luôn xác định công tác quản trị tài nguyên bảo vệ môi trường là nền tảng để phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Chiến lược phát triển ngành than 10 năm đầu thế kỷ XXI docx (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)