tại Lục Ngạn, Bắc Giang năm 2014.
2.4.2. Điều tra diễn biến mật độ của loài sâu đo ngài xanh T. falsariahại vải tại Lục Ngạn, Bắc Giang năm 2014. tại Lục Ngạn, Bắc Giang năm 2014. tại Lục Ngạn, Bắc Giang năm 2014.
2.4.3. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của loài sâu đo ngài xanh T. falsaria hại vải. ngài xanh T. falsaria hại vải.
2.4.4. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ loài sâu đo ngài xanh T. falsaria hại vải. hại vải.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Điều tra thu thập xác định thành phần sâu đo hại vải tại Lục Ngạn, Bắc Giang tại Lục Ngạn, Bắc Giang
Sử dụng phương pháp điều tra tự do, không cố định điểm điều tra (càng nhiều càng tốt, định kỳ 7 ngày 1 lần). Thu thập các mẫu sâu non có trên
cây vải về nuôi tiếp đến trưởng thành để xác định tên khoa học. Chỉ tiêu theo dõi:
+ Thành phần và mức độ phổ biến của từng loài sâu đo trên vườn vải. Việc xác định tên khoa học được tiến hành ở Viện BVTV với sự giúp
đỡ của TS. Phạm Văn Nhạ.
2.5.2. Điều tra diễn biến mật độ loài sâu đo ngài xanh T. falsaria hại vải tại Lục Ngạn, Bắc Giang Lục Ngạn, Bắc Giang
Sử dụng phương pháp điều tra phát hiện sâu bệnh theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng
(QCVN 01 - 38: 2010/BNNPTNT).
- Phương pháp điều tra: Điều tra định kỳ 7 ngày/ lần vào các ngày thứ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23
tuổi cây vải khác nhau ở vùng nghiên cứu. Mỗi vườn điều tra 10 điểm ngẫu nhiên nằm trên 2 đường chéo của vườn điều tra. Điểm điều tra cách bờ 1 hàng cây. Mỗi điểm điều tra 1 cây x 4 hướng, mỗi hướng điều tra 1 cành. Đếm số
sâu quan sát được trên mỗi cành. Ghi chép số liệu để tính toán. Chỉ tiêu theo dõi: Mật độ sâu (con/cành).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24
Hình 2.1. Hình ảnh một số vườn vải điều tra thành phần các loài sâu đo và diễn biến mật độ loài T. falsaria tại Lục Ngạn, Bắc Giang
(Nguồn ảnh: Trần Đức Hải, 2014)
2.5.3. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của loài sâu đo ngài xanh T. falsaria hại vải xanh T. falsaria hại vải
2.5.3.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái loài sâu đo ngài xanh T. falsaria hại vải
A. Thu thập sâu và nhân nuôi nguồn
Sau khi xác định được loài sâu đo ngài xanh T. falsaria hại vải trên
đồng ruộng, tiến hành thu nhiều cá thể sâu non tuổi lớn về nuôi trong phòng thí nghiệm theo phương pháp nuôi tập thể (10 cá thể trong hộp nhựa hình khối chữ nhật có kích thước 20 × 10 × 10cm (dài×rộng×cao)), trong có lót giấy hút ẩm và lá vải sạch có quấn bông vào cuống giữẩm để làm thức ăn. Hàng ngày quan sát và thay thức ăn mới mỗi ngày một lần cho đến khi chúng hóa nhộng. Thu nhộng và quan sát dưới kính lúp điện để xác định nhộng đực, nhộng cái. Hàng ngày theo dõi cho đến khi nhộng vũ hoá trưởng thành. Các cặp trưởng thành đực, cái (2 - 3 cặp) vũ hóa cùng ngày
được thả vào lồng có kích thước 50×50×80 (cm) (L×W×H) trong có cành vải cao 25 - 30 cm cắm vào lọ nước để giữ tươi lá để chúng giao phối đẻ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25
trứng. Thức ăn cho trưởng thành là dung dịch mật ong 30%. Hàng ngày theo dõi thu trứng để nhân nuôi nguồn, phục vụ thí nghiệm nghiên cứu.
B. Nghiên cứu đặc điểm hình thái
- Pha trứng: Thu những quả trứng được đẻ ra từ những trưởng thành
sâu đo ngài xanh T. falsaria trong lồng lưới nhân nuôi nguồn. Mô tả hình dáng, màu sắc quả trứng từ khi trứng mới được đẻ ra cho đến khi sắp nở.
Đo kích thước 30 quả trứng.
- Pha sâu non: Những sâu non nở cùng ngày được nuôi riêng rẽ từng cá thể trong hộp mica với thức ăn là lá vải non. Hằng ngày thay thức ăn mới, quan sát cho đến khi lột xác chuyển tuổi. Thí nghiệm tương tự với các tuổi
tiếp theo. Mỗi tuổi đều quan sát mô tả, chụp ảnh, đo kích thước (dài, rộng). N ban đầu 50 cá thể. Thu số liệu để xử lý của 30 cá thể.
- Pha nhộng: Khi sâu non đẫy sức hóa nhộng, quan sát, mô tả sự thay đổi màu sắc của nhộng từ ngày đầu tiên đến lúc sắp vũ hóa. Đo kích thước 30 cá thể.
- Pha trưởng thành: Những cá thể trưởng thành mới vũ hóa được cho vào ngăn đá của tủ lạnh khoảng 8 - 10 phút, sau đó lấy ra căng cánh, sấy khô. Mẫu khô trưởng thành được quan sát dưới kính lúp soi nổi để mô tả màu sắc, vân cánh và đo kích thước của 30 cá thể (15 cá thểđực, 15 cá thể cái).
2.5.3.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài sâu đo ngài xanh T. falsaria hại vải.
A. Thu thập sâu và nhân nuôi nguồn
Thu thập sâu non và nhân nuôi nguồn phục vụ nghiên cứu đặc điểm sinh học được thực hiện giống như tiểu mục A phần 2.5.3.1.
B. Nghiên cứu thời gian phát dục các pha
- Trứng: Những quả trứng được đẻ ra cùng ngày sẽ thu vào cùng hộp petri có lót giấy thấm nước. Để riêng rẽ từng quả. Mỗi hộp petri đặt 10 quả.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26
Theo dõi thời gian trứng nở 2 lần/ngày (8 giờ sáng, 3 giờ chiều). Tổng số
trứng theo dõi: N = 100 quả.
- Sâu non, Nhộng, Trưởng thành: Nuôi theo phương pháp nuôi cá thể. Số
cá thể ban đầu nuôi từ tuổi 1 là ít nhất 50 cá thể. Mỗi cá thể sâu non tuổi 1 được tiến hành nhân nuôi riêng rẽ trong các ống nghiệm có đường kính 2,5 cm, dài 25 cm bằng lá vải non. Hàng ngày thay thức ăn, theo dõi ghi chép số liệu.
C. Nghiên cứu sức đẻ trứng
Những trưởng thành vũ hóa cùng ngày từ nguồn nhân nuôi và nguồn
sâu thí nghiệm được ghép cặp (1đực + 1cái) trong lồng lưới có cành vải. Kích thước lồng 50 x 50 x 80 cm (D xR xC). Hàng ngày theo dõi số lượng
trứng đẻ của từng cặp cho đến trưởng thành cái chết sinh lý (Số cặp nghiên cứu: N = 15 cặp).
D. Nghiên cứu tỉ lệ trứng nở
Những quả trứng được đẻ ra từng ngày được để riêng rẽ theo dõi tỷ lệ nở. Số trứng theo dõi mỗi đợt phụ thuộc vào số lượng trứng đẻ. Theo dõi tỷ lệ trứng nở của tất cả các quả trứng thu được trong 3 đợt.
Các chỉ tiêu theo dõi:
- Thời gian các pha phát dục của sâu. - Lượng trứng đẻ trung bình (quả/cái).
- Tỷ lệ trứng nở trong điều kiện phòng thí nghiệm (%).
E. Nghiên cứu tỷ lệ chết của các tuổi sâu non
Chúng tôi thu thập sâu non tuổi 1 nở cùng ngày để theo dõi tỷ lệ chết
của các tuổi sâu non qua các đợt nuôi. Mỗi ngày theo dõi và ghi số lượng sâu chết từđó tính tỷ lệ chết của các tuổi sâu non.
G. Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố thức ăn thêm đến thời gian sống của trưởng thành
Thí nghiệm bố trí 3 công thức: CT1: Dung dịch mật ong 5%
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27
CT2: Dung dịch nước đường 50% CT3: Nước lã (đối chứng).
Số lượng trưởng thành theo dõi ở mỗi công thức: N = 30 cá thể (cảđực và cái).
H. Nghiên cứu sức ăn lá vải của sâu non sâu đo ngài xanh T. falsaria
+ Theo dõi sức ăn lá của sâu non hại vải: Tiến hành thử sức ăn của sâu non các tuổi theo phương pháp cân khối lượng lá (gram lá) trước khi cho vào.
Sau 1 ngày cân lại và tính lượng thức ăn bị tiêu thụ, đồng thời cân các lá
đối chứng không cho sâu ăn. Số lượng cá thể theo dõi: N=30.
Hình 2.2. Thí nghiệm nuôi sinh học sâu đo ngài xanh T. falsaria tại phòng thí nghiệm của Viện BVTV. nghiệm của Viện BVTV.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28
2.5.4. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ
2.5.4.1. Biện pháp thủ công
Thông qua việc điều tra theo dõi các vườn vải có đốn tỉa và tuốt lộc
ảnh hưởng tới tỉ lệ hại của sâu đo.
Chọn 2 vườn (vùng) vải cánh biệt nhau có độ tuổi, địa hình, mức độ
thâm canh tương đương. Sau thu hoạch tiến hành đốn tỉa như nhau để bố trí thí nghiệm:
+ Vườn thí nghiệm: Thường xuyên tỉa cành lộc non không cần thiết, luôn giữ cho vườn vải không có lá lộc non để chặn nguồn thức ăn của sâu.
+ Vườn đối chứng: Vườn vải sản xuất của nông dân.
- Thời gian và phương pháp điều tra: Tiến hành như phương pháp
điều tra diễn biến mật độ sâu đo ngài xanh T. falsaria trên vườn vải của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29
Hình 2. 3. Thí nghiệm cắt tỉa lộc non không cần thiết
(Nguồn ảnh: Trần Đức Hải, 2014) 2.5.4.2. Biện pháp phòng trừ bằng thuốc hóa học và sinh học
A. Nghiên cứu đánh giá hiệu lực trừ sâu của một số thuốc hóa học và sinh học trong phòng thí nghiệm:
Thí nghiệm sẽ bố trí 5 công thức (CT):
CT1: Regent 800 WG 0,0083% (Thuốc hóa học) CT2: Phumai 3.6 EC 0,03 %
CT3: Vi-bt 32000WP Nồng độ 0,093% (Chế phẩm sinh học)
CT4: Biofun 1 Nồng độ 1 5,5x107/ml (Thuốc có nguồn gốc sinh học) CT5: Đối chứng (phun nước lã)
Mỗi công thức nhắc lại 3 lần, với 30 sâu non tuổi 2. Thức ăn nuôi sâu thí nghiệm là lá vải non. Thuốc được pha ở nồng độ khuyến cáo phun đều lên thức ăn, công thức đối chứng phun nước lã, để lá khô ở nhiệt độ phòng trong 30 - 60 phút. Theo dõi số sâu sống ở mỗi công thức thí nghiệm sau phun thuốc ở 1, 3, 5, 7 ngày sau phun.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30
Hình 2.4. Thí nghiệm thử thuốc trong phòng
(Nguồn ảnh: Trần Đức Hải ,2014)
B. Nghiên cứu đánh giá hiệu lực trừ sâu của một số thuốc trên đồng ruộng.
Thí nghiệm được tiến hành trên cây vải 5 - 6 năm tuổi
Thuốc thí nghiệm là thuốc đã được đánh giá trong phòng thí nghiệm đưa ra thí nghiệm trên đồng ruộng. Mỗi công thức phun 5 cây, thí nghiệm được nhắc lại 3 lần.
Công thức thí nghiệm:
CT1: Regent 800 WG 0,0083% (Thuốc hóa học) CT2: Phumai 3.6 EC 0,03 %
CT3: Biofun 1 5,5x107/ml (Thuốc có nguồn gốc sinh học) CT4: V-Bt 0,093% (Chế phẩm sinh học)
CT5: Đối chứng (phun nước lã)
Điều tra số sâu đo ngài xanh T. falsaria sống trên 5 cây trước khi phun và sau khi phun thuốc 1, 3, 5, 7 ngày để tính hiệu lực thuốc.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31
Hình 2.5. Thí nghiệm thử thuốc ngoài đồng
(Nguồn ảnh: Trần Đức Hải, 2014)
2.6. Giám định mẫu vật
Việc giám định mẫu được tiến hành ở Viện BVTV với sự giúp đỡ của TS. Phạm Văn Nhạ theo tài liệu Niels, (1999) và Heppner, (1998).
2.7. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp tính toán
∑ sốđiểm có loài cần xác định * Độ thường gặp (OD) = x 100 ∑ Sốđiểm điều tra Mức độ phổ biến: + + +: Rất phổ biến (>50% OD) + +: Phổ biến (>25 % – 50% OD) +: Ít phổ biến (5 – 25% OD) - : Rất ít phổ biến (<5% OD). Tổng số sâu điều tra * Mật độ sâu (con/cành ) = Tổng số cành
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32
* Kích thước trung bình của trứng, sâu non, trưởng thành (mm):
X =
N Xi
∑
Trong đó: X : Kích thước trung bình.
Xi : Giá trị kích thước của cá thể thứ i. N: Tổng số cá thể thí nghiệm.
Tổng số trứng đẻ ra * Sức đẻ trứng (quả/cái) =
Tổng số cái theo dõi
Tổng số trứng nở
* Tỷ lệ trứng nở (%) = x 100 Tổng số trứng theo dõi
* Thời gian phát dục trung bình của từng pha (ngày):
X = N n X i i i ∑ =1 . ± Sx
Trong đó: X = Thời gian phát triển trung bình của pha đang theo dõi (ngày) Xi = Thời gian phát dục của n cá thể trong ngày thứ i.
ni = Số cá thể chuyển trạng thái (nở hoặc lột xác) trong ngày thứ i N = Tổng số cá thể nghiên cứu.
Sx = Độ lệch chuẩn được tính theo công thức:
Sx = ( ) 1 − − ∑ N X Xi * Thời gian sống của trưởng thành = n 1 1 i=1 n a N ∑ (ngày) Trong đó: n1: Số cá thể sống đến ngày thứ i
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33
N: Tổng số cá thể thí nghiệm n: Tổng số cá thể theo dõi. * Công thức tính sức ăn lá của sâu non
Trọng lượng lá khi cho vào – Trọng lượng lá khi lấy ra Tỷ lệ mất nước đối chứng =
Trọng lượng lá khi cho vào
Trọng lượng lá khi cho vào – Trọng lượng lá khi lấy ra Lượng ăn của sâu non =
(g lá/ngày) 1/(1 - tỷ lệ mất nước đối chứng)
* Hiệu lực thuốc (H) trong phòng được hiệu đính theo công thức của Abbott H (%) = Ca - Ta x 100
Ca Trong đó: H: Hiệu lực của thuốc
Ca: Số sâu sống ở công thức đối chứng sau khi xử lý Ta: Số sâu sống ở công thức thí nghiệm sau khi xử lý * Hiệu lực thuốc tính theo công thức Henderson - Tilton:
Ta x Cb
* Hiệu lực (%) = ( 1- ) x 100 Tb x Ca
Trong đó:
Ta: Số lượng cá thể sống ở công thức xử lý thuốc sau khi thí nghiệm. Tb: Số lượng cá thể sống ở công thức xử lý thuốc trước khi thí nghiệm. Ca: Số lượng cá thể sống ở công thức đối chứng sau khi thí nghiệm. Cb: Số lượng cá thể sống ở công thức đối chứng trước khi thí nghiệm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34
2.8. Xử lý số liệu
- Các số liệu nghiên cứu về đặc điểm hình thái và sinh học được xử lý theo phương pháp thống kê thông thường trong phần mềm của chương trình xử lý thống kê Microsoft Excel.
- Các số liệu nghiên cứu về biện pháp phòng trừ sâu đo ngài xanh
T. falsariađược xử lý thống kê so sánh theo phương pháp đa biên độ Duncan
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần sâu đo hại vải tại Lục Ngạn, Bắc Giang
Chúng tôi đã tiến hành điều tra để tìm hiểu thành phần các loài sâu đo hại vải tại Lục Ngạn, Bắc Giang. Kết quả thu được ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Thành phần sâu đo hại vải tại Lục Ngạn, Bắc Giang năm 2014
TT Tên thường gọi Tên khoa học Họ Mức độ
phổ biến
1 Sâu đo ngài xanh Thalassodes
falsaria (Prout) Geometridae +++
2 Sâu đo mình vòng bạc Hyposidra talaca
(Walker) Geometridae ++
3 Sâu đo xám nhỏ Agathia sp. Geometridae ++
4 Sâu đo mình hoa Pingasa ruginaria
Guenée Geometridae +
Ghi chú: +++: Rất phổ biến (>50% độ thường gặp); ++: Trung bình phổ biến (25-50%) ; +: Ít phổ biến (<25% độ thường gặp)
Qua kết quảđiều tra, chúng tôi đã thu thập và phân loại được 4 loài sâu đo hại vải tại Lục Ngạn, Bắc Giang. Trong 4 loài thu được, có loài Thalassodes falsaria (sâu đo ngài xanh) là loài phổ biến nhất. Đây là loài sâu đo gây hại chủ yếu trên đồng ruộng, cần tiến hành nghiên cứu các đặc điểm sinh học, quy luật phát sinh của chúng, cũng như biện pháp phòng trừ đạt hiệu quả cao. Tiếp theo ít bắt gặp là hai loài sâu đo mình vòng bạc (Hyposidra talaca) và loài sâu đo xám nhỏ (Agathia sp.) và rất ít bắt gặp là loài sâu đo mình hoa (Pingasa ruginaria).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36
Kết quả nghiên cứu thành phần sâu đo của chúng tôi nhiều hơn kết quả
nghiên cứu của Phạm Thị Bắc (2011) tại Yên Thế, Bắc Giang có 2 loài sâu đo là: Sâu đo ngài xanh T. falsaria và sâu đo Buzura sp., trong đó loài Buzura sp.