0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Mật số vi khuẩn Edwardsiella ictaluri tổng cộng

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT MẬT ĐỘ VI KHUẨN AEROMONAS, PSEUDOMONAS, EDWARDSIELLA ICTALURI VÀ VIBRIO TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) THÂM CANH CÓ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC (PROBIOTIC) Ở ĐỒNG THÁP (Trang 27 -27 )

Sự biến động về mật số vi khuẩn E. ictaluri trong môi trường nước cả 2 mô hình là tương đối thấp từ 0-7,2 x 102 cfu/ml ở ao nuôi có sử dụng CPSH và từ 0-8,5 x 102 cfu/ml ở ao nuôi đối chứng (Bảng 3.3). Kết quả cho thấy ở ao nuôi có sử

dụng CPSH thì mật số vi khuẩn thấp hơn mật số vi khuẩn trong ao nuôi đối chứng.

Ao nuôi đối chứng

Trong môi trường nước ao nuôi đối chứng nhìn chung mật số vi khuẩn E. ictaluri

là tương đối thấp và trong 4 tháng đầu của vụ nuôi ít có sự chênh lệch về mật số

vi khuẩn giữa các lần thu mẫu. Sự khác biệt chỉ thể hiện rõ vào thời điểm thu mẫu trong tháng 12 (ngày 18/12/08, mật số cao nhất là 8,5 x 102 cfu/ml). Nguyên nhân là do môi trường ao nuôi bị ô nhiễm và ít thay nước, nên hầu hết các nhóm vi khuẩn gây bệnh tăng cao về mật số.

Còn theo Trần Thị Tuyết Hoa và ctv (2007) khi khảo sát mật độ vi khuẩn trong môi trường nước ao nuôi ở An Giang cho rằng vào mùa khô (tháng 11, 12) mật số vi khuẩn trong nước ở mô hình nuôi cá trong ao tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp

đến sức khoẻ của vật nuôi.

Ao nuôi sử dụng CPSH

Qua Bảng 3.3cho thấy trong suốt quá trình khảo sát, mật số vi khuẩn E. ictaluri

trong ao nuôi có sử dụng CPSH là tương đối thấp. Nhưng cũng có thời điểm mật số vi khuẩn tăng cao lên 6,8 x 102 cfu/ml (ngày 25/09/08) và 7,2 x 102 cfu/ml (ngày 09/10/08). Nguyên nhân mật số vi khuẩn tăng cao là do chếđộ thay nước thường xuyên từ tháng 8 đến tháng 9. Mặt khác, giai đoạn cuối mùa lũ (lũ rút) làm cho chất lượng nguồn nước bên ngoài không đảm bảo và có nhiều vi khuẩn gây bệnh phát triển. Hơn nữa việc thay nước thường xuyên làm mất tác dụng của các sản phẩm sinh học dùng cho ao nuôi.

Khi lũ rút, việc thay nước cho ao nuôi bắt đầu giảm đi nhiều và các sản phẩm sinh học bắt đầu phát huy tác dụng, bằng chứng là mật số vi khuẩn E. ictaluri ít có sự biến động nhiều giữa các lần thu mẫu.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT MẬT ĐỘ VI KHUẨN AEROMONAS, PSEUDOMONAS, EDWARDSIELLA ICTALURI VÀ VIBRIO TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) THÂM CANH CÓ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC (PROBIOTIC) Ở ĐỒNG THÁP (Trang 27 -27 )

×