Chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh về xóa đói, giảm nghèo

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh cao bằng lãnh đạo công tác xóa đói giảm nghèo tu nam 2001 den nam 2010 (Trang 57 - 85)

Chủ trương, quan điểm của Đảng về xóa đói, giảm nghèo thời kỳ này là cơ sở đặc biệt quan trọng để Đảng bộ tỉnh Cao Bằng đề ra chủ trương, nghị quyết và chỉ đạo thực hiện đạt thành tựu lớn hơn về xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Hơn nữa, những thành tựu to lớn đạt được trong xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2005 đã tạo ra tiền đề cơ bản, vững chắc cho bước phát triển của công tác này trong giai đoạn 2006 - 2010. Kế thừa những kinh nghiệm của giai đoạn này, Đảng bộ tỉnh Cao Bằng đã mạnh dạn đưa ra những chủ trương mới nhằm chỉ đạo kịp thời công tác xóa đói, giảm nghèo của tỉnh trong giai đoạn mới 2006 - 2010. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khóa XVI (18/12/2005 - 21/12/2005) tiếp tục đề ra các mục tiêu chỉ đạo công tác xóa đói, giảm nghèo cho giai đoạn mới: “Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 30% (theo chuẩn mới); tỷ lệ lao động qua đào tạo 26%, trong đó qua đào tạo nghề 19%; bình quân giải quyết việc làm mới cho 9.000 người/năm”.

Bước vào giai đoạn 2006 - 2010, Cao Bằng đã theo sát Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 của Trung Ương. Ngày 08 tháng 12 năm 2006 tại kỳ họp thứ 10 của Hội đồng nhân dân khóa XIV đã ra nghị quyết số 37/2006/NQ-HĐND phê chuẩn Đề án Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo và việc làm tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2006 - 2010 và ngay sau đó ngày 21 tháng 12 năm 2006 Đề án này đã được Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua tại quyết định số 2975/2006/QĐ-UBND với mục tiêu chung là giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 47,82% đầu năm 2006 xuống còn dưới 34,3% vào năm 2010 (năm 2006 ước giảm 3,92%, giai đoạn 2006 - 2010

ước bình quân mỗi năm giảm 2,4%); Thu nhập của nhóm hộ nghèo tăng từ 1,5 lần trở lên so với năm 2005; 100% hộ nghèo có sức lao động, đủ điều kiện vay vốn; Trên 90% hộ nghèo được hỗ trợ về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn, hỗ trợ các điều kiện sản xuất; 100% hộ nghèo được mua bảo hiểm y tế và khám, chữa bệnh miễn phí; 100% học sinh nghèo được miễn học phí và giảm các khoản đóng góp xây dựng trường; 100% cán bộ làm công tác xóa đói, giảm nghèo ở các cấp được tập huấn nghiệp vụ nâng cao năng lực, trình độ để tham gia tổ chức triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo; Đến năm 2008, 100% hộ nghèo đang ở trong các nhà tạm, nhà dột nát được hỗ trợ làm nhà ở.

Đối với vấn đề việc làm, Chương trình đưa ra mục tiêu: giải quyết việc làm mới cho khoảng 45.000 lao động, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm mới cho 9.000 lao động; phấn đấu giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thị xã, thị trấn xuống dưới 4% vào năm 2010, giảm tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn xuống 7% vào năm 2010.

Chương trình còn nêu lên những vấn đề về tổ chức thực hiện như: Về cơ chế vận hành; Tổ chức bộ máy; Nhiệm vụ của các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể…

Chương trình này có vị trí rất quan trọng trong việc tổ chức thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chương trình là công cụ quan trọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo, hỗ trợ nguồn lực cho các vùng khó khăn (các xã đặc biệt khó khăn), các đối tượng khó khăn và tăng tính chủ động của các địa phương trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Trong năm 2006, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng cũng đã xây dựng “9 chương trình thực hiện nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng và nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ

XVI” bao gồm: Chương trình phát triển thủy điện và chế biến khoáng sản giai đoạn 2006 - 2010; Chương trình xây dựng thị xã Cao Bằng đến năm 2010 cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại III; Chương trình giáo dục phổ cập và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; Chương trình phát triên kinh tế cửa khẩu giai đoạn 2006 - 2010; Chương trình phát triển các khu du lịch trọng điểm tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2006 - 2010; Chương trình phát triển đàn bò giai đoạn 2006 - 2010; Chương trình nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2006 - 2010; Chương trình phát triển giao thông nông thôn Cao Bằng giai đoạn 2006 - 2010; Chương trình bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của Cao Bằng. Những chương trình này đã góp phần thúc đẩy tiến trình thực hiện mục tiêu của công cuộc xóa đói, giảm nghèo trên phạm vi toàn tỉnh.

Ngày 12/12/2007, Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng đã ban hành Nghị quyết số 19/2007/NQ-HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008, trong đó có đưa ra mục tiêu: Đẩy mạnh công tác xoá đói, giảm nghèo; thực hiện các chính sách trợ giúp người nghèo vươn lên, tạo điều kiện cho các đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội được hưởng tốt hơn nữa các dịch vụ công của Nhà nước; cùng với đó là giải pháp: thực hiện tốt chính sách hỗ trợ người nghèo. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích mọi cá nhân, hộ gia đình tạo việc làm để thực hiện xoá đói giảm nghèo.

2.2.2. Sự chỉ đạo của Tỉnh ủy thực hiện xóa đói, giảm nghèo

Theo kết quả điều tra của Sở Lao động - Thương binh và xã hội về tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2006 - 2010, thì năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh Cao Bằng theo chuẩn mới là 47,82% với 49.312 hộ nghèo, 230.423 nhân khẩu nghèo; có nhiều xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 60%, đặc biệt còn nhiều xóm có tỷ lệ nghèo gần 100% (tại các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc). Trong đó:

+ Khu vực thành thị là 18,52% với 2.947 hộ nghèo (2.947 hộ nghèo/15.906 hộ).

+ Khu vực nông thôn là 53,16% với 46.365 hộ nghèo (46.365 hộ nghèo/ 87.211 hộ), tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ít người, các xã đặc biệt khó khăn thường hay xảy ra lũ quét, hạn hán…số hộ cần cứu đói, cứu trợ đột xuất hàng năm chiếm khoảng 10% hộ nghèo theo chuẩn mới.

Về thu nhập, vốn là một tỉnh thuần nông, lâm nghiệp người dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhưng do trình độ dân trí thấp, thiếu kiến thức, phương thức canh tác lạc hậu nên thu nhập của các hộ nghèo là rất thấp, thu nhập bình quân của nhóm hộ nghèo ở nông thôn theo chuẩn mới còn cách xa, khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống, tài sản và tiếp cận các dịch vụ xã hội giữa các huyện, thị, nhóm dân cư có xu hướng gia tăng, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn khá cao, chênh lệch giữa các vùng còn lớn. Đặc biệt khi so sánh mức thu nhập trung bình 1 người 1 tháng chia theo 5 nhóm thu nhập của Cao Bằng với khu vực Đông Bắc và cả nước, thì Cao Bằng thấp và thua xa hơn cả. Ví dụ như năm 2006, thu nhập trung bình 1 người 1 tháng của Cao Bằng là 385.000 đồng/người/tháng trong khi đó vùng Đông Bắc là 516.350 đồng/người/tháng, cả nước là 648.390 đồng/người/tháng hay khi so sánh nhóm nghèo thì nhóm nghèo của Cao Bằng có đạt 108.700 đồng/người/tháng thì ở khu vực Đông Bắc là 169.320 đồng/người/tháng, toàn quốc là 192.230 đồng/người/tháng. Hoặc khi so sánh chênh lệch giàu nghèo giữa thu nhập của nhóm nghèo nhất tỉnh Cao Bằng với nhóm giàu nhất của cả nước thì thấy cách xa nhau rất nhiều như năm 2006 của Cao Bằng là 108.700 đồng/người/tháng còn cả nước là 1.560.750 đồng/người/tháng. Đây chính là một trong những cản trở lớn của Cao Bằng trong khi thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo hay cản trở việc tích lũy nội bộ để phát triển kinh tế.

Thực trạng nghèo đói như trên đặt ra những nhiệm vụ rất nặng nề đối với Đảng bộ tỉnh Cao Bằng trong việc thực hiện, để đạt những chỉ tiêu đã đề ra của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung và xóa đói, giảm nghèo nói riêng. Quán triệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xóa đói, giảm nghèo và Chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm giai đoạn 2006 - 2010 của tỉnh, Đảng bộ tỉnh Cao Bằng đã tập trung toàn lực để chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể triển khai thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Trong giai đoạn này, Đảng bộ và Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo tỉnh tiếp tục chỉ đạo tập trung thực hiện những chương trình xóa đói, giảm nghèo quan trọng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Thứ nhất, tập trung thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo lớn:

Chương trình 135: Theo quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 07 năm 2006, Cao Bằng có 106 xã thuộc vào diện được đầu tư của Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II). Năm 2007 là 115 xã (do có sự phân chia địa giới ở một số xã thuộc huyện Bảo Lâm, Hà Quảng). Năm 2008 có 121 xã đặc biệt khó khăn và 121 xóm đặc biệt khó khăn của xã khu vực II. Năm 2009 có 119 xã đặc biệt khó khăn và 124 xóm đặc biệt khó khăn của xã khu vực II; Năm 2010 có 117 xã đặc biệt khó khăn và 133 xóm đặc biệt khó khăn của xã khu vực II.

Đầu năm 2006, tỉnh đã tập trung kiện toàn củng cố bộ máy Ban chỉ đạo và cơ quan thường trực các cấp để điều hành và tổ chức thực hiện các Chương trình (cấp tỉnh, huyện thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 và Chương trình 135 giai đoạn II; cấp xã thành lập Ban quản lý dự án); cụ thể hóa các văn bản của các bộ, ngành trung ương thành các cơ chế phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh; phân công

các cơ quan, đơn vị giúp đỡ các xã; huy động nguồn lực bổ sung thêm cho chương trình; coi trọng công tác truyền thông phổ biến nội dung Chương trình; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra thực hiện chương trình. Trong cả giai đoạn 2006 - 2010, để chỉ đạo thực hiện chương trình 135, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành 02 nghị quyết số 38/2006 phê chuẩn nội dung thực hiện chương trình 135 và nghị quyết số 10/2007 phê chuẩn chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135 giai đoạn II của tỉnh Cao Bằng. Uỷ ban nhân dân tỉnh cũng ban hành quyết định số 1031/2007 và hàng loạt các loại văn bản khác hướng dẫn nội dung thực hiện chương trình 135.

Bên cạnh đó, để thúc đẩy quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Tỉnh ủy đã sớm ban hành Chỉ thị số 19 - CT/TU (ngày 01 tháng 2 năm 2007) yêu cầu tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền trong tổ chức thực hiện chương trình 120, 134 và 135 (giai đoạn II), đặc biệt chỉ thị nhấn mạnh: đẩy mạnh thực hiện giảm nghèo vững chắc, phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nhiệm vụ trung tâm của chương trình 135 (Giai đoạn II) tại địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Thực hiện chỉ thị trên, trong cả giai đoạn 2006 - 2010 các cơ quan lãnh đạo đã tiến hành kiểm tra, giám sát thường xuyên, chặt chẽ nhằm chỉ đạo kịp thời công tác thực hiện chương trình 135. Hội đồng nhân dân đã tổ chức 06 đợt kiểm tra, Uỷ ban nhân dân tổ chức 07 đợt kiểm tra liên ngành...qua đó kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện chương trình.

Dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể, chương trình 135 (giai đoạn II) đã được triển khai một cách quyết liệt. Chương trình có 4 dự án chủ yếu là:

Dự án phát triển cơ sở hạ tầng: Với tổng kinh phí từ ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư 527.050 triệu đồng, sau 5 năm tổ chức, triển khai thực hiện

chương trình, các huyện đã khởi công đầu tư xây dựng được 825 hạng mục, công trình. Trong đó: Giao thông nông thôn: 337 công trình; thuỷ lợi: 146 công trình; điện dân dụng: 109 công trình; nước sinh hoạt: 70 công trình; trường, lớp học, nhà công vụ giáo viên, thiết bị học tập: 79 công trình, hạng mục; nhà sinh hoạt cộng đồng: 46 công trình; trạm y tế xã: 13 công trình; chợ xã: 25 công trình. Các công trình hoàn thành đã bàn giao cho xã quản lý, khai thác, sử dụng, đến nay các công trình đã và đang phát huy hiệu quả, chất lượng công trình vẫn được bảo đảm.

Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, hướng dẫn hộ nghèo kiến thức về tổ chức sản xuất và thực hiện chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư:

Tổng vốn hỗ trợ phát triển sản xuất cả giai đoạn là 123.021 triệu đồng, hỗ trợ cho 30.415 hộ nghèo. Qua 5 năm triển khai, đã hỗ trợ các nội dung: hỗ trợ được 283 tấn giống cây lương thực, 579.326 cây ăn quả, cây khác là 5.983 cây, giá trị 23.538 triệu đồng; giống lâm nghiệp 1.384.425 cây, giá trị 4.146 triệu đồng; gia súc 10.799 con; gia cầm 3.767 con, giá trị là 20.185 triệu đồng; phân bón các loại 585,179 tấn, giá trị 28.618 triệu đồng và xây dựng chuồng trại 2.709 cái, giá trị 3.028 triệu đồng; xây dựng mô hình phát triển sản xuất 248 mô hình, giá trị 1.765 triệu đồng; chi khác 1.200 triệu đồng. Dự án nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân. Việc triển khai dự án đã góp phần làm giảm tỷ lệ nghèo vào cuối năm 2010 ở vùng đồng bào dân tộc còn bình quân 31,64% (tương đương 28.354 hộ nghèo).

Năm 2006 toàn tỉnh có 10.835 hộ nghèo do thiếu kinh nghiệm làm ăn và kế hoạch chi tiêu nên công tác hướng dẫn hộ nghèo kiến thức về tổ chức sản xuất và thực hiện chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cũng được tỉnh ủy quan tâm chỉ đạo thực hiện. Trong 5 năm toàn tỉnh đã mở được 465 lớp khuyến nông - khuyến lâm - khuyến ngư với 21.665 lượt nghười nghèo được tập huấn kỹ thuật khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; hướng

dẫn cách làm ăn và xây dựng được 77 mô hình khuyến nông, khuyến ngư trình diễn, kinh phí thực hiện là 6.230 triệu đồng.

Dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng: với số vốn được cấp 2.177,123 triệu đồng, đã tổ chức tập huấn được 1.038 lớp với 38.491 lượt cán bộ, nâng cao được nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ làm công tác giảm nghèo từ cấp tỉnh, huyện, xã biết cách triển khai thực hiện các chính sách, dự án của chương trình. Đặc biệt, cán bộ cơ sở biết cách thực hiện, tổ chức khảo sát, rà soát, xác định đối tượng thụ hưởng các chính sách, dự án của chương trình.

Chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý nâng cao nhận thức pháp luật:

+ Đối với chính sách hỗ trợ cho con hộ nghèo, học mẫu giáo, học sinh con hộ nghèo các bậc học phổ thông học bán trú: Ngân sách cấp 58.508,6 triệu đồng để hỗ trợ cho các năm học 2007 - 2008; 2008 - 2009 và 2009-2010, Ủy ban nhân dân tỉnh đã cấp 51.029 triệu đồng cho các huyện để triển khai hỗ trợ. Đến ngày 30/9/2010 các huyện đã hỗ trợ cho 12.368 lượt cháu mẫu giáo (kinh phí 7.791,84 triệu đồng), hỗ trợ cho 22.608 lượt em học sinh học các

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh cao bằng lãnh đạo công tác xóa đói giảm nghèo tu nam 2001 den nam 2010 (Trang 57 - 85)