Thực trạng phát triển nông dân, nông nghiệp, nông thôn của tỉnh

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tu nam 1998 den nam 2007 (Trang 34 - 47)

Thái Bình là tỉnh nông nghiệp nên vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn có liên quan mật thiết đến sự phát triển bền vững của tỉnh. Nghị quyết Đại hội Đại biểu tỉnh Thái Bình lần thứ XIV (1991) xác định: “Tiếp tục coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu; tập trung sức chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa,

35

lấy nhu cầu thị trường, hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn và căn cứ để bố trí cây trồng, vật nuôi, nhằm đạt giá trị cao nhất trên một đơn vị diện tích. Phấn đấu thực hiện ba nhiệm vụ chủ yếu: đảm bảo ổn định các nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho nhân dân trong tỉnh; hoàn thành các nghĩa vụ đối với Nhà nước; đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp địa phương, tăng nhanh khối lượng hàng hóa nông sản, thực phẩm xuất khẩu, trên cơ sở đó giải quyết đồng bộ vấn đề nông dân và nông thôn” [44, tr.17].

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, các cấp, các ngành đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ, chặt chẽ các biện pháp kỹ thuật; nông dân được giao đất lâu dài nên yên tâm sản xuất. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý… Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp hàng năm của tỉnh đều có những bước phát triển. Năm 1995, năng suất lúa bình quân đạt 120,9 tạ/ha, tăng 16,82% so với năm 1994, đây là năm năng suất lúa cao nhất và tương đối đồng đều giữa các địa phương. Tất cả các huyện, thị đều đạt năng suất trên 110 tạ/ha. Sản lượng lương thực quy ra thóc đạt 1.094.000 tấn, tăng 12,9%, trong đó thóc chiếm 1.022.000 tấn, tăng 16,9%. Bình quân lương thực đầu người 606 kg/năm, tăng 11,8%. Bên cạnh đó, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản tiếp tục giữ vững. Đàn bò toàn tỉnh có 40.000 con; đàn trâu 21.100 con; đàn lợn có 521.000 con. Giá trị thu nhập từ chăn nuôi tăng 5% so với năm 1994. Nuôi trồng thủy sản giữ vững diện tích, chuyển dần sang ứng dụng kỹ thuật thâm canh, bán thâm canh. Giá trị thu nhập từ thủy sản tăng 3% so với năm trước và chiếm tỷ trọng 4,5% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, tăng 2% so với năm trước [61, tr.253-254].

Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, chương trình lao động và việc làm được các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân tổ chức thực hiện có hiệu quả. Bước đầu tạo ra nhận thức mới về việc làm, chủ động tự tạo và tìm việc làm của người lao động được nâng lên. Sự phát triển của các thanh phần kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo; tranh thủ các nguồn vốn giải quyết việc làm của

36

Trung ương và của nước ngoài, đã góp phần quan trọng vào việc phân công lại lao động và tạo việc làm cho hàng chục vạn người. Việc dậy nghề, truyền nghề phát triển đa dạng, nâng cao một bước trình độ chuyên môn, tay nghề cho người lao động. Công tác chuyển dân đi xây dựng vùng kinh tế mới tiếp tục được coi trọng, có nhiều cố gắng trong đổi mới cơ chế, chính sách, tìm địa bàn và tạo điều kiện thuận lợi cho các gia đình đi kinh tế mới. Trong 5 năm (1991 - 1995) tỉnh đã chuyển được 5.177 hộ, 21.394 khẩu đi vùng kinh tế mới [61, tr.275]. Các chính sách xã hội tiếp tục được toàn Đảng, toàn dân quan tâm đã và đang trở thành phong trào xã hội rộng lớn. Tổ chức thực hiện tốt các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công. Công tác đền ơn đáp nghĩa được xã hội hóa và trở thành phong trào sâu rộng với nhiều nội dung và hình thức mới. Phong trào tặng sổ tích kiệm, xây nhà tình nghĩa, phụng dưỡng, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng; tu bổ, nâng cấp nghĩa trang, xây tượng đài tưởng niệm các liệt sĩ, được các ngành, các cấp, các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội và toàn dân nhiệt liệt hưởng ứng. Các đối tượng chính sách xã hội được quan tâm giải quyết việc làm, tăng thu nhập, đời sống ổn định, có mặt được cải thiện. Các hoạt động nhân đạo, từ thiện, bảo trợ người tàn tật, trẻ mồ côi, người già cô đơn được mở rộng, góp phần giảm bớt khó khăn cho nhiều gia đình.

Với tinh thần Nhà nước và nhân dân cùng làm, chính quyền các xã kết hợp vốn đầu tư của ngân sách và vốn huy động trong nhân dân, đã tập trung chủ yếu cho xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn. Phong trào làm đường giao thông nông thôn phát triển đều khắp ở các địa phương trong tỉnh. Tính đến cuối năm 1995, toàn tỉnh đã cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới 3.906 km đường giao thông nông thôn, đưa tổng số đường làm bằng vật liệu cứng lên 4.509 km, chiếm 82% tổng số đường giao thông nông thôn, là tỉnh dẫn đầu cả nước về làm giao thông nông thôn, bảo đảm việc đi lại, giao lưu hàng hóa thuận lợi ở khắp các địa bàn trong tỉnh. Chương trình điện khí hóa nông thôn được các cấp, các ngành và nhân dân tích cực thực hiện. Đến cuối năm 1995, tỉnh đã có 100% số xã có điện phục vụ sản xuất; 97,6% số hộ gia đình có điện sinh hoạt, so

37

với các tỉnh trong cả nước, Thái Bình là tỉnh dẫn đầu về quy mô phát triển lưới điện nông thôn. Công tác thủy lợi được tập trung để tu bổ đê điều, cải tạo nâng cấp công trình thủy lợi, xây dựng mới một số trạm bơm điện. Do đó, diện tích canh tác sản xuất nông nghiệp được tưới, tiêu chủ động. Chương trình thông tin và nước sạch nông thôn của tỉnh tuy triển khai sau nhưng có nhiều tiến bộ. Số máy điện thoại tăng nhanh, năm 1995, bình quân 4 máy/1.000 dân; đã có 161/285 xã, phường có máy điện thoại; trên 50% số hộ dùng nước sạch. Các tụ điểm kinh tế, chợ nông thôn phát triển nhanh. Toàn tỉnh có 120 tụ điểm, mở ra nhiều cơ sở sản xuất, dịch vụ, góp phần tạo ra sản phẩm giải quyết việc làm, nâng cao đời sống và từng bước thực hiện đô thị hóa nông thôn [61, tr.270-172].

Với sự cố gắng nỗ lực vượt bậc của Đảng bộ và nhân dân, đời sống của các tầng lớp cư dân trong tỉnh được cải thiện trên nhiều mặt, mức sống vật chất và tinh thần được nâng lên rõ rệt. GDP bình quân đầu người năm 1995 tăng 67% so với năm 1990. Theo điều tra năm 1994 của Cục thống kê tỉnh, ở nông thôn 85% số hộ có nhà kiên cố và bán kiên cố, 20% số hộ có tivi, 5% có xe máy; số hộ giàu 4%, số hộ khá và trung bình 87,9%, chỉ còn 7,1% số hộ dưới trung bình và nghèo. Các địa phương đang tích cực triển khai cuộc vận động “xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích làm giàu chính đáng”, nhiều nơi không còn hộ đói, giảm hộ nghèo và mức nghèo, số hộ khá và giàu tăng lên.

Mặc dù đạt được những thành tự như trên, nhưng sản xuất nông nghiệp và vấn đề nông dân, nông thôn của tỉnh vẫn còn nhiều bất cập cần phải tiếp tục giải quyết như:

- Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chủ yếu vẫn ở quy mô nhỏ, phân tán; chưa hình thành được những vùng kinh tế theo sản phẩm. Lợn và gạo là 2 sản phẩm chính của nông nghiệp, mỗi năm có khoảng 30 vạn tấn lương thực, trên 1 vạn tấn thịt lợn hàng hóa, nhưng chất lượng thấp, giá thành cao, xuất khẩu khó khăn và kém hiệu quả; việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm chưa thật thông thoáng, nông dân thiếu phấn khởi.

38

- Việc tổ chức tuyên truyền nhân rộng điển hình làm kinh tế có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp làm chưa thường xuyên, liên tục.

- Kinh tế ven biển và thủy sản có nhiều tiềm năng, nhưng mới khai thác ở ven bờ và nuôi, trồng quảng canh là chính, hiệu quả không cao; giá trị tăng thêm của ngành thủy sản hàng năm trong tổng thu nhập nền kinh tế của tỉnh thấp.

- Qúa trình phân công lại lao động trong nông thôn, nông nghiệp còn chậm, lao động thiếu việc làm, chất lượng và trình độ lao động thấp.

- Trong xây dựng cơ bản, công tác quy hoạch còn chậm dẫn đến tình trạng chắp vá, thiếu đồng bộ. Thực hiện không nghiêm quy chế đấu thấu một số công trình, cùng với việc quản lý không chặt chẽ, tình trạng ăn chia tiền thưởng tùy tiện làm cho công trình không được thi công đúng tiến độ, chất lượng kém gây dư luận bức xúc trong nhân dân.

- Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nhìn chung còn thấp. Mức chênh lệch giàu, nghèo có xu hướng gia tăng.

Trước khi có Quy chế dân chủ ở cơ sở ban hành, việc thực hiện quyền dân chủ của nhân dân ở nhiều địa phương trong tỉnh còn nhiều hạn chế - nhất là trong những năm 1994, 1995, 1996. Những công việc có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân không được chính quyền xã thông báo công khai minh bạch như: kinh phí làm đường thôn, xã; xây dựng hội trường; chia ruộng đất công… Người dân chỉ biết những khoản đóng góp phải nộp và thực hiện. Cán bộ ở nhiều địa phương làm việc với dân quan liêu cửa quyền, nặng tính hành chính vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, vi phạm chính sách pháp luật và quyền làm chủ của nhân dân. Khi có đơn khiếu tố, khiếu nại của nhân dân, cấp chính quyền ở nhiều địa phương đùn đẩy, né tránh không giải quyết, thậm chí có địa phương cán bộ còn thách thức dân. Tình hình đó đã làm cho người dân khiếu tố ngày càng nhiều và phức tạp lan ra diện rộng, có nhiều nơi rất nghiêm trọng.

Trong vòng 10 năm (1987 - 1997) ở Thái Bình đã xảy ra trên 300 vụ mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu tố, khiếu nại tranh chấp đất đai; tố cáo cán bộ xã cấp, bán đất sai thẩm quyền; tham nhũng tiêu cực trong quản lý kinh tế, tài chính

39

ngân sách xã, hợp tác xã và thôn, xóm; về tác phong làm việc quan liêu, cửa quyền, hống hách đối với nhân dân của lãnh đạo chính quyền…

Năm 1988, nhân dân xã Bình Lăng (huyện Hưng Hà) khiếu tố tập thể đòi thanh tra kinh tế trong xây dựng hội trường Uỷ ban nhân dân xã. Uỷ ban nhân dân tỉnh đã cử đoàn công tác xuống thanh tra về vụ việc trên, nhưng kết luận của thanh tra không được Đảng bộ và nhân dân chấp nhận, đã xảy ra việc vây ép cán bộ. Cơ quan bảo vệ pháp luật đã khởi tố vụ án hình sự, bắt tạm giam và khởi tố trước pháp luật một số người.

Năm 1993, xảy ra vụ tranh chấp đất đai giữa hai thôn Bồng Tiên - Thái Lai của xã Vũ Tiến (huyện Vũ Thư); tranh chấp đất đai ở Vũ Tây (huyện Kiến Xương)… Tỉnh ủy đã phải huy động một lực lượng lớn cán bộ của nhiều ngành tập trung giải quyết và phải đưa ra khởi tố vụ án, truy tố một số người trước pháp luật. Sự việc trên chứng tỏ vấn đề đất đai, quản lý kinh tế ở cơ sở còn nhiều phức tạp cần được nghiên cứu, xem xét một cách nghiêm túc.

Tháng 4 năm 1994, nhân dân xóm Dân Chủ xã Quỳnh Xá (Quỳnh Phụ) tố cáo cán bộ xóm, xã tham nhũng tiêu cực, đề nghị thanh tra kinh tế. Việc thanh tra được tiến hành và kết quả cho thấy việc tiêu cực tham nhũng của cán bộ xóm, xã là có thật. Trong lúc đang tiến hành để giải quyết sai phạm của đội ngũ cán bộ thì ở nhiều xã trong huyện Quỳnh Phụ như: An Ninh, Quỳnh Hồng, Quỳnh Hoa và một số xã của các huyện Thái Thụy, Đông Hưng, Kiến Xương, Tiền Hải, Hưng Hà, Vũ Thư…cũng xảy ra khiếu kiện đòi thanh tra kinh tế xã, hợp tác xã, tố cáo cán bộ xóm, xã tiêu cực tham nhũng. Tình hình khiếu tố của nhân dân lan ra diện rộng và tính chất, mức độ ngày một gay gắt, một số phần tử xấu, đối tượng hình sự, người có sai phạm trước đây bị chính quyền xử lý hành chính…đã kích động, lôi kéo nông dân đi khiếu kiện đông người. Tại trụ sở của chính quyền các cấp, nhiều người đã có hành động gây rối quá khích, gây ảnh hưởng tới sự hoạt động bình thường của các cơ quan của Đảng và Nhà nước ở địa phương.

40

Vừa kích động, vừa khống chế ràng buộc theo kiểu lệ làng (ai không đi khiếu kiện thì nhà có người chết đừng gọi làng đến khiêng! Có cháy nhà đừng gọi dân đến dập…), đồng thời những người này tung ra số liệu giả là cán bộ xóm, xã tham ô với số lượng tiền và thóc rất lớn và nếu khiếu kiện “tích cực” sẽ được trả lại nhiều khoản đóng góp “vô lý” trước đây, sẽ được miễn giảm thuế nông nghiệp nhiều vụ liền… Vì vậy, nhiều người đã “tích cực” đi khiếu kiện, đóng góp tiền làm lệ phí cho người đi khiếu kiện, làm cho tình hình khiếu kiện càng diễn biến phức tạp thêm. Tính từ tháng 11 - 1997 đến tháng 6 - 1998, cả 8/8 huyện, thị với 242/ 285 xã, phường, thị trấn của tỉnh có đơn thư khiếu nại tố cáo; 43.000 lượt người đi khiếu kiện ở các cấp [61, tr.333].

Từ việc khiếu kiện yêu cầu chính quyền thôn, xã giải quyết, đến huyện, tỉnh và Trung ương; từ vài người đi khiếu kiện đến hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn người; từ đề đạt nguyện vọng yêu cầu giải quyết đến dùng áp lực đông người buộc chính quyền làm theo ý mình; từ yêu cầu thanh tra Nhà nước giải quyết đến thành lập thanh tra nhân dân tự giải quyết… Một số nơi đã xảy ra những hành động vi phạm pháp luật nghiêm trọng như: vây giữ, truy bắt, lăng mạ cán bộ, tự niêm phong tài liệu, ngăn cản chính quyền cơ sở thi hành nhiệm vụ; thậm chí có nơi còn tổ chức đập phá, hủy hoại tài sản của Nhà nước, tài sản của công dân, đánh người, bắt giam giữ trái phép cán bộ, công an đang thi hành nhiệm vụ, gây mất ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội (xã An Ninh, Quỳnh Hoa huyện Quỳnh Phụ; xã Mỹ Lộc, Thái Tân, Thái Thịnh huyện Thái Thụy; xã Vũ Đông huyện Kiến Xương) [61, tr.334-336].

Để điểm nóng Thái Bình xảy ra và kéo dài trầm trọng thêm là có nhiều nguyên nhân. Xét về nguyên nhân chủ quan, trước hết là do một bộ phận không nhỏ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở tham nhũng, tiêu cực, làm giàu bất chính; lề lối tác phong làm việc quan liêu, độc đoán chuyên quyền, mất dân chủ nghiêm trọng; không chấp hành nghiêm chỉnh một số quy định của pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cấp đất, bán đất trái thẩm quyền một cách

41

phổ biến; chính quyền ở nhiều cơ sở đã lạm dụng việc phạt hành chính một cách tùy tiện, trái quy định, quá sức chịu đựng của dân, gây bất bình trong nhân dân.

Việc tổ chức huy động nhân dân đóng góp để xây dựng kết cấu hạ tầng và nhiều khoản đóng góp khác còn quá lớn trong lúc đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Nhiều xã vay mượn tiền, thóc của ngân hàng, của nhân dân và một số quỹ khác tràn lan; quản lý, sử dụng lại thiếu chặt chẽ, chưa bàn bạc dân chủ và thông báo công khai với dân, hiện tại mất khả năng thanh toán với một số lượng lớn.

Công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư tố cáo từ tỉnh đến cơ sở bị xem nhẹ, không quan tâm giải quyết kịp thời, thỏa đáng những khiếu kiện chính đáng của dân, thậm chí một số nơi còn đố kỵ, thách thức dân. Cơ quan chính quyền ở tỉnh, huyện và một số ngành có trách nhiệm tiếp xúc, giải quyết công việc của dân và của cấp dưới còn biểu hiện cửa quyền, gây phiền hà sách nhiễu đối với dân; hiện tượng nhận tiền đút lót, hối lộ diễn ra trên nhiều lĩnh vực. Tất cả tạo ra

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tu nam 1998 den nam 2007 (Trang 34 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)