Thứ nhất: Hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị
CTNY phải căn cứ vào những đặc điểm của nền kinh tế thị trường Việt Nam.
Thứ hai: Các quy định của pháp luật về quản trị CTNY phải phù hợp với đặc điểm văn hóa kinh doanh của người Việt Nam.
Thứ ba: Các quy định về QTCT phải đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ tư: Việc hoàn thiện các quy định về QTCT cần được đặt
trong giải pháp tổng thể hoàn thiện pháp luật kinh tế.
2.42 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản trị CTNY
2.4.1 Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị CTNY quản trị CTNY
Thứ nhất : Cần tách bạch giữa sở hữu và quản trị điều hành doanh nghiệp, tạo bộ máy quản trị độc lập.
Thứ hai: Thiết lập hệ thống kiểm toán nội bộ để các CTNY có
thể tiếp cận với các chuẩn mực kiểm toán nội bộ quốc tế.
Thứ ba : Nâng cao hiệu quả của BKS Thứ tư: Vấn đề công bố thông tin
2.4.2 Giải pháp hỗ trợ, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quản trị CTNY về quản trị CTNY
Thứ nhất: Nâng cao nhận thức về vấn đề QTCT
Thứ hai : Đưa ra các quy định mang tính áp đặt và bắt buộc Thứ ba: Tăng cường vai trò giám sát, xử lý vi phạm trong hoạt
động đới với CTNY của UBCKNN.
Kết luận chương 3
Trong chương 3 này, luận văn đã nêu lên được phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản trị CTNY ở Việt Nam. Có thể thấy, hoàn thiện pháp luật về QTCT là tất yếu khách quan nhằm tạo ra hành lang pháp lý, đảm bảo cho quá trình hoạt động và phát triển của các công ty nói chung và CTNY nói riêng.
QTCT luôn là vấn đề thiết yếu mang tính thời sự. Ngoài việc hoàn thiện hành lang pháp lý cần phải nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về vấn đề QTCT để các doanh nghiệp tập trung hơn vào vấn đề quản trị, giúp thúc đẩy và phát triển doanh nghiệp một cách nhanh chóng và có hiệu quả hơn.
24
KẾT LUẬN
QTCT yếu kém là một trong những nguyên nhân làm tăng rủi ro đối với nền kinh tế quốc gia vì nó làm giảm sự tin tưởng của các nhà đầu tư, giảm giá trị kinh tế của công ty, khiến các công ty hoạt động không đạt được các hiệu quả như mong muốn, nhất là đối với các công ty có quy mô lớn như loại hình CTNY. Vậy nên, để các công ty phát triển tốt và bên vững, ngoài việc cung cấp hàng hoá chất lượng thì các công ty cần phải thực hiện tốt QTCT.
Tuy còn nhiều hạn chế, nhưng quy chế quản trị CTNY ở nước ra cũng đã tiến gần hơn tới thông lệ về QTCT tốt trên thế giới. Vì vậy, trong thời gian tới, bên cạnh việc đẩy mạnh hoàn thiện các quy định pháp luật về QTCT đại chúng nói chung và QTCT tại các CTNY nói riêng theo hướng phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích các CTNY tự nguyện áp dụng các thông lệ tốt nhất về QTCT nhằm qua đó hình thành văn hóa QTCT. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cần có cơ chế thường xuyên giám sát hoạt động QTCT để ghi nhận và có biện pháp vinh danh cũng như chế tài (nếu cần) đối với hoạt động QTCT của các CTNY dựa trên những tiêu chí, chuẩn mực cụ thể. Từ đó cho thấy, việc tiếp tục tham gia Thẻ điểm QTCT khu vực ASEAN, đồng thời triển khai xây dựng hệ thống Thẻ điểm áp dụng chung trên TTCK Việt Nam là rất cần thiết. Muốn cải thiện môi trường đầu tư để thu hút nguồn vốn, TTCK Việt Nam không có lựa chọn nào khác là phải nâng cao tính hiệu quả và tính thực chất của hoạt động QTCT.