- Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi và điền dấu (x) vào hàng tương ứng giữa số ghi trên túi đựng mẫu với loại cây:
STT Cây một lá mầm Cây hai lá mầm Ghi chú
1 2 3 4
- Câu hỏi mở rộng: Phân biệt điểm khác biệt giữa rễ cây hai lá mầm thân thảo và rễ cây hai lá mầm thân gỗ.
ĐỀ SỐ 2
Phân biệt lá C3, C4 và CAM
1. Giới thiệu
Thực vật sống ở những môi trường khác nhau có các đặc điểm thích nghi về hình thái, cấu tạo giải phẫu và sinh lí. Dựa vào đặc điểm quá trình quang hợp các nhà khoa học phân chia thành 3 nhóm C3, C4, CAM.
Thực vật C3 phân bố mọi nơi trên trái đất, sống trong điều kiện khí hậu ôn hòa, cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2 và O2 bình thường.
Thực vật C4 sống trong điều kiện nóng ẩm kéo dài, nhiệt độ, ánh sáng cao. Thực vật CAM gồm những loài mọng nước, sống ở vùng hoang mạc, sa mạc khô hạn như: xương rồng, dứa, thanh long … Để tránh mất nước, khí khổng các loài này đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm.
2. Dụng cụ, mẫu và vật liệu
Dụng cụ, vật liệu Số lượng Đơn vị
Lá C3, C4, CAM ( lá bưởi, lá ngô, lá thuốc bỏng) 3 lá
Nước cất 500 ml
Ống hút 01 Chiếc
Lam kính 06 Chiếc
Lamen 08 Chiếc
Giấy thấm 10 Tờ
Lưỡi dao lam 03 Chiếc
Cốc thủy tinh 01 Chiếc
Đĩa đồng hồ 03 Chiếc
Kính hiển vi 01 Chiếc
3. Hướng dẫn quy trình thí nghiệm như sau
1. Chuẩn bị kính hiển vi: đặt kính hiển vi lên trên bàn phẳng, chắc chắn, ở nơi có đủ ánh sáng. Lấy ánh sáng: điều chỉnh gương và chắn sáng để được ánh sáng phù hợp.
2. Dùng dao cắt ngang qua những mẫu lá thành những lát thật mỏng, vuông góc với bề mặt lá.
3. Chuẩn bị mẫu để quan sát: Dùng kim mũi mác đặt lát cắt lên lam kính đã nhỏ sẵn một giọt nước cất, đậy lamen và quan sát.
4. Kết thúc bài thực hành em cần thu dọn, sắp xếp lại dụng cụ, mẫu và thiết bị. Kính sau khi dùng phải lau khô bằng khăn mềm, sạch, tháo vật kính và thị kính ra cho vào trong hộp nhựa hay túi nilông rồi đặt vào trong hộp bảo quản.
4. Trả lời các câu hỏi sau
Câu hỏi 1: Đánh dấu kết quả quan sát được vào bảng dưới đây:
C3 C4 CAM
Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3
Câu hỏi 2:
a. Căn cứ đặc điểm giải phẫu nào để phân biệt 3 loại lá trên?
b. Ngoài phương pháp giải phẫu, hãy nêu phương pháp khác có thể phân biệt 3 loại lá trên?
Câu hỏi 3:
Một vùng khí hậu bị biến đổi trở nên nóng và khô hơn nhiều. Em dự đoán tỷ lệ của các loài TV C3, C4, CAM sẽ thay đổi như thế nào?
Câu hỏi 5:
Dựa vào quá trình quang hợp giải thích tại sao ở lá cây thuốc bỏng (lá sống đời) độ chua của lá giảm dần từ sang đến chiều?
Câu hỏi 6:
Nếu loại tinh bột ra khỏi lục lạp của lá thì quang hợp của cây nào sẽ bị ảnh hưởng? A. C3
B. C4
C. CAM
D. Không cây nào bị ảnh hưởng E. Tất cả các cây đều bị ảnh hưởng
ĐỀ SỐ 3
Xác định đặc điểm thích nghi ở thực vật
1. Mẫu vật, hóa chất và dụng cụ
TT Mẫu vật và hóa chất Số lượng
1. Lá của 3 loài cây ký hiệu là A, B, C 3 mẫu lá
2. Nước cất 1 lọ
3. Thuốc nhuộm (KI+I2) Để trong 3 đĩa đồng hồ
4. Nước tẩy Javel 1 lọ
TT Dụng cụ Số lượng 1. Lam kính 10 2. Lamen 10 3. Dao lam 2 4. Đĩa đồng hồ 10 5. Kim mũi mác 1 6. Kim nhọn 1 7. Giấy dán nhãn 1 cuộn 8. Bút viết kính 1 9. Kính hiển vi 1 10. Cốc thủy tinh 1 11. Giấy thấm 5 tờ 12. Khay đựng dụng cụ 1 chiếc
Có 3 mẫu lá đựng trong 3 đĩa Petri riêng biệt có đánh dấu A, B, C. Các loài cây trên là thực vật C3, C4, CAM.
Thí sinh tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
- Bước 1- Cắt mẫu: Dùng dao lam cắt ngang, vuông góc với trục lá những lát cắt thật mỏng.
- Bước 2- Tẩy với nước Javen: Ngâm các lát đó trong 3 đĩa đồng hồ đựng nước Javen đó trong thời gian 10 phút.
- Bước 3- Rửa mẫu: Dùng kim mũi mác vớt các lát cắt từ các đĩa đồng hồ đựng nước Javen sang đĩa đồng hồ đựng nước cất để rửa mẫu. Thực hiện thao tác này 2 lần để mẫu được sạch.
- Bước 4- Nhuộm mẫu: Dùng kim mũi mác vớt các mẫu trên rồi cho vào đĩa đồng hồ đựng dung dịch (KI+I2) trong thời gian 5 phút.
- Bước 5- Quan sát dưới kính hiển vi: Dùng kim mũi mác vớt các mẫu trên rửa lại bằng nước cất. Đặt mẫu lên lam kính, đậy lamen. Dùng bút viết kính đánh dấu A, B, C lên lam kính tương ứng với mẫu cây. Quan sát dưới kính hiển vi.
3. Kết quả
Thí sinh trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Quan sát mẫu dưới kính hiển vi và xác định loại thực vật tương ứng với
từng mẫu.
Câu 2: Vẽ hình quan sát được?
Câu 3: Khi thêm thuốc thử Lugol (KI+I2) vào ống nghiệm đựng dung dịch hồ tinh bột, sau đó đun nóng ống nghiệm, màu của dung dịch trong ống nghiệm là:
A. Không màu B. Xanh tím C. Vàng D. Nâu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Campbell – Reece. 2012. Sinh học (Tái bản lần thứ 8). Nxb Giáo dục Việt Nam. 2. Nguyễn Bá. 1978. Hình thái học thực vật. Nxb ĐH & THCN.
3. Mai Sỹ Tuấn – Cù Huy Quảng. 2011. Tài liệu chuyên sinh học phổ thông sinh sinh thái học. Nxb Giáo dục Việt Nam.
4. Vũ Trung Tạng. 2003. Cơ sở sinh thái học. Nxb Giáo dục.
5. Vũ Văn Vụ - Đỗ Mạnh Hùng. 2011. Tài liệu chuyên sinh học phổ thông sinh lí học thực vật. Nxb Giáo dục Việt Nam.
6. Vũ Văn Vụ, Vũ Thanh Tâm, Hoàng Minh Tâm. 2003. Sinh lí học thực vật. Nxb Giáo dục.
7. Hoàng Thị Sản & Trần Văn Ba. 1998. Giải phẫu – Hình thái học thực vật. Nxb Giáo dục.