Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường :

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp thiết kế cảng tổng hợp Vina- Offshore giai đoạn đến năm 2040 Bà rịa- Vũng Tàu (Trang 95)

+ Làm hàng rào phân cách các khu vực, phun thuốc chống bụi, trồng cây, trồng thảm cỏ chống bụi tạo bóng mát.

+ Phương tiện vận chuyển vật liệu phải được che đậy: với thùng xe hở đều phải được gắn các tấm chắn xung quanh, đằng sau và phải phủ lên một tấm vải nhựa sạch còn tốt, để hạn chế bụi từ các vật liệu chở và không gây rơi vãi trong quá trình vận chuyển. Tại các lối ra vào công trường đặt các phương tiện rửa bánh xe để ngăn cản vật liệu bụi chuyển ra ngoài công trường và các đường công cộng. Các xe trong công trường hạn chế tốc độ tối đa là 15Km/h để giảm việc khuấy và gieo rắc bụi trong khu vực công trường.

+ Trong các quá trình đập, nghiền, phá dỡ, đào và đắp đất... phải phun nước hoặc tưới để khống chế bụi. Vật liệu gây bụi đổ xuống xe tải từ hệ thống băng chuyền tại điểm chuyền cố định, phải che kín ba mặt bằng màn che mềm chắn ngang đường vào. Đặt quạt hút cho khu vực che kín này và thông gió tới hệ thống vải lọc thích hợp. Chiều cao mà từ các vật liệu được đổ xuống phải được kiểm soát theo các quy phạm công trường tối thiểu để hạn chế phát sinh bụi nhất thời để dỡ vật liệu.

+ Có biện pháp giảm thiểu tiếng ồn từ các hoạt động bốc dỡ vật liệu xây dựng, giảm thiểu tiếng ồn từ các động cơ hoạt động trong khu vực. Thiết bị thi công phải được xem xét, chọn lựa là loại có độ ồn thấp và đảm bảo thiết bị được bảo dưỡng thường xuyên. Tất cả các máy và động cơ được trang bị các bộ giảm thanh thích hợp.

+ Nước thải trong sinh hoạt cần có đường ống thu gom để xử lý sau đó xả vào hệ thống đường gom của hệ thống xử lý nước thải trong dự án ADB về thoát nước, xử lý nước thải của thành phố Vũng Tàu.

+ Dụng cụ hoặc máy móc khi rửa đều phải cho nước thải chảy qua hệ thống xử lý nước, không được thải trực tiếp ra ngoài. Nước mưa tràn từ các khu vực thi công không được thải trực tiếp ra bất kỳ sông suối tự nhiên mà phải qua các thùng lắng cặn, xử lý nước rồi mới thải ra ngoài. Các công trình thi công tạm phải đảm

bảo đặt cách hố thu nước, ít nhất là 50 m. Kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên công trình thoát nước, các kết cấu kiểm soát trầm tích, xói mòn để đảm bảo hoạt động tốt và có hiệu quả, đặc biệt là mùa mưa lũ. Thường xuyên kiểm tra tất cả các thiết bị để ngăn ngừa rò rỉ xăng dầu và đảm bảo việc thay dầu nhớt cho thiết bị chỉ được tiến hành trong khu vực bảo dưỡng và sửa chữa đã được quy định.

+ Lắp đặt các thùng lắng cặn có dung tích xấp xỉ 6-8 m3 tại các điểm phù hợp để lắng nước thải trước khi thải ra ngoài. Nước thải phát sinh từ các công tác đào phải thu vào hệ thống thải đến chỗ thoát nước mưa qua các bể lắng cặn. Nước thải từ khu vực bảo dưỡng xe, khu vực sửa chữa máy móc và nước rửa bánh xe phải được xử lý thu dầu mỡ trước khi thải đi.

7.2.2. Xử lý rác và phế liệu thải :

+ Rác thải có thùng thu gom phân loại xử lý.

+ Tất cả nước thải và chất thải lỏng phát sinh trong công trường phải được thu thập và đưa ra khỏi công trường qua hệ thống thoát nước tạm được thiết kế hợp lý và được xả tại một khu vực không gây ô nhiễm. Nước thải từ các nhà vệ sinh, nhà bếp công trường phải được thải xuống các bể phốt và hệ thống cống thấm. Các hố thu mỡ phải được lắp đặt tại nơi tập trung nước thải của nhà ăn và có khả năng lưu nước ít nhất là 20 phút tính với lưu lượng nước thải lớn nhất trước khi xả.

+ Các chất thải hoá học trong công trường phải được quản lý chặt chẽ để tránh rò rỉ gây ra thiệt hại hoặc ô nhiễm môi trường.

7.3. Nghiên cứu giảm thiểu tác động đến môi trường :

7.3.1. Nghiên cứu giảm thiểu mật độ bụi trong môi trường không khí :

+ Đo mật độ bụi trong không khí và phân tích mẫu thường xuyên bằng các thiết bị chuyên dùng. Thiết bị đo hàm lượng chất lơ lửng tại các khu vực công trường phải tuân theo TCVN 5970-1995 Lập kế hoạch giám sát chất lượng không khí xung quanh và TCVN 5067-1995 Chất lượng không khí - Phương pháp khối lượng xác định hàm lượng bụi.

+ Nồng độ bụi được đo bằng “phương pháp thể tích cao cho tổng hàm lượng chất lơ lửng” với công suất 600-1000L/phút. So sánh các kết quả đo với các Tiêu chuẩn cho chất lượng không khí xung quanh trong TCVN 5937.

+ Tiến hành theo dõi cơ sở trước khi bắt đầu công việc tại hiện trường, để xác định tổng chất lơ lửng xung quanh tại trạm đo, tiến hành trong một thời gian liên tục 2 tuần, với các phép đo được tiến hành cứ 24 giờ tại mỗi trạm đo.

+ Từ kết quả khảo sát đề ra biện pháp xử lý bụi khu vực cảng.

7.3.2. Nghiên cứu giảm thiểu tiếng ồn :

+ Khảo sát mức độ tiếng ồn do các phương tiện vận tải nhằm đưa ra biện pháp khắc phục tiếng ồn từ các máy móc hoạt động.

+ Đảm bảo rằng những hoạt động thi công khai thác không gây ra tiếng ồn vượt quá các Tiêu chuẩn sau:

- TCVN 5964/5-1995: Âm học - Mô tả và đo độ ồn môi trường.

- TCVN 5949-1998: Âm học - Đo độ ồn trong khu vực công cộng và dân cư, độ ồn tối đa cho phép.

- Ngay trước và sau mỗi phép đo độ chính xác máy đo âm thanh phải kiểm tra hiệu chuẩn bằng cách sử dụng máy hiệu chuẩn âm thanh phát sinh ra một áp suất âm thanh đã biết tại một tần số đã biết. Các phép đo được chấp nhận là có hiệu lực nếu mức hiệu chuẩn trước và sau khi đo ồn là khớp nhau trong vòng 1.0dB.

- Trạm đo đặt ở một điểm cách mặt ngoài của mặt đứng của cơ sở nhạy cảm ồn 1 m và ở vị trí cách mặt đất 1,2 m. Nếu có vấn đề với việc tiếp cận vị trí đo bình thường, có thể chọn vị trí thay thế, và phải hiệu chỉnh các phép đo. Để tham khảo hiệu chỉnh + 3dB(A) phải được làm cho các phép đo tại khu vực trống. Khi so sánh số liệu với các dự báo tác động phải cộng thêm vào 3dB(A) vào độ ồn dự báo để tính đến độ ồn dội từ mặt đứng của toà nhà.

- Đo độ ồn cơ sở phải được tiến hành liên tục trong thời gian 7 ngày tại mỗi trạm đo đã nêu.

- Đo tác động phải được tiến hành 2 tuần một lần tại mỗi trạm đo, hoặc thường xuyên hơn trong trường hợp ghi lại được độ ồn cao hoặc nhận được các khiếu nại của dân cư phù hợp với kế hoạch dự phòng.

- Các phép đo độ ồn không được thực hiện khi trời có sương, mưa, gió có vận tốc đều đều hơn 5ms-1 hoặc gió giật trên 10ms-1. Tốc độ gió phải kiểm tra bằng máy đo cầm tay có khả năng đo vận tốc gió theo m/s.

- Đo độ ồn gồm đo độ ồn trong thời gian ban ngày, ban đêm để so sánh với TCVN 5949-1995 Âm học - Đo độ ồn trong khu vực công cộng và dân cư độ ồn tối đa cho phép.

7.3.3. Nghiên cứu tác hại của nước thải và rác bẩn :

Lấy mẫu, phân tích thành phần nước thải, khảo sát các loại rác thải, nhằm đưa ra biện pháp xử lý nước thải và rác thải. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Những kiến nghị :

Chủ đầu tư, Ban quản lý cảng cần quan tâm đến vấn đề môi trường trong quá trình xây dựng và quá trình khai thác để giảm thiểu tác động có hại đến môi trường và cảnh quan

Cần thực hiện nghiên cứu và có biện pháp tích cực giảm thiểu tác động đến môi trường không khí, môi trường nước và bảo vệ cảnh quan khu vực.

CHƯƠNG VIII: TỔNG HỢP KINH PHÍ ĐẦU TƯ

Từ phương án chọn, kinh phí đầu tư như sau : Bảng 8.1. Kinh phí đầu tư:

Đơn vị tính: 1000 VNĐ

STT TÊN HẠNG MỤC ĐƠN VỊ QUY MÔ

SUẤT ĐẦU

TƯ THÀNH TIỀN

1 Bến m2 3.240,00 8.000,00 25.920.000,00

2 Cầu dẫn m2 1.050,00 8.000,00 8.400.000,00

3 San lắp mặt bằng m2 1.000.000,00 100,00 100.000.000,00

4 Đường giao thông m2 15.395,00 1.000,00 15.395.000,00

5 Hệ thống cấp điện chiếu sáng Thiết bị 1,00 2.000.000,00 2.000.000,00 6 Hệ thống cấp thoát nước Thiết bị 1,00 2.000.000,00 2.000.000,00

7 Tường rào mét dài 729,57 1.000,00 729.570,00

8 Cổng cảng m2 3,00 5.000,00 15.000,00 9 Nhà văn phòng (3 tầng) m2 547,74 5.880,00 3.220.711,20 10 Cây xanh m2 5.327,84 100,00 532.784,00 11 Nhà kho kín m2 10.500,00 5.000,00 52.500.000,00

12 Xưởng sữa chữa m2 1.800,00 3.580,00 6.444.000,00

13 Nhà bảo vệ m2 50,00 200,00 10.000,00

14 Nhà để xe m2 200,00 200,00 40.000,00

15

Nhà nghĩ nhân viên

16 Trạm hải quan m2 400,00 4.000,00 1.600.000,00 19 Nhà kiễm soát khu vực cổng cảng m2 200,00 4.000,00 800.000,00 20 Trạm xăng dầu m2 150,00 2.000,00 300.000,00 21 Trạm phòng cháy chữa cháy m2 150,00 2.000,00 300.000,00 TỔNG CHI PHÍ 224.911.065,20

Vậy tổng chi phí đầu tư là 224,9 tỷ đồng VN.

CHƯƠNG IX: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 9.1. Kết luận

Việc Quy hoạch chi tiết và thiết kế cơ sở cảng tổng hợp Vina-Offshore là hết sức cần thiết và cấp bách. Nhằm mục tiêu sớm triển khai đầu tư xây dựng để nâng cấp Cảng tổng hợp Vina-Offshore đáp ứng nhu cầu phát triển ngành giao thông vận tải, cũng như việc cần thiết phải đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống cảng – bến trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo quy hoạch nhóm Cảng số 5 hướng đến chủ trương phát triển kinh tế biển của đất và đồng thời với mục đích hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông đáp ứng nhu cầu phát triển của khu công nghiệp Đông Xuyên tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Ngoài ra quy hoạch triển khai cảng tổng hợp Vina- Offshore còn góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phục vụ an ninh quốc phòng khi cần thiết. Nối kết và thúc đẩy kinh tế trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, xa hơn trong thời gian tới sẽ thu hút lượng hàng hóa lớn hơn ở những nơi khác vận chuyển đến thông qua cảng, hơn hết phát triển cảng tổng hợp Vina-Offshore với quy mô lớn hơn sẽ tăng được lượng hàng thông qua cảng lớn hơn góp phần cho sự phát triển của khu công nghiệp Đông Xuyên .

9.2. Kiến nghị

Với định hướng phát triển về cảng, đường thuỷ nhằm giảm bớt quá tải cho đường bộ, ban quản lý khu công nghiệp Đông Xuyên tình Bà Rịa- Vũng Tàu và các

cơ quan chức năng liên quan phải có những chính sách thu hút vận chuyển hàng hoá, thúc đẩy sự phát triển của cảng như :

- Giảm chi phí vận chuyển bằng đường thuỷ cũng như có những chính sách ưu đãi về thuế cho cảng tổng hợp Vina-Offshore . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công tác thủ tục xuất nhập hàng của cảng cần được tiến hành nhanh gọn, tiết kiệm thời gian cho các tàu ra vào cảng.

- Mạnh dạn đầu tư cho các thiết bị, hệ thống hạ tầng đồng bộ hiện đại đủ sức cạnh tranh với các cảng lớn khác trong khu vực.

- Đảm bảo lượng hàng qua cảng phải thường xuyên và liên tục bằng cách khuyến khích các doanh nghiệp, các KCN, CCN trên địa bàn vận chuyển hàng bằng đường thuỷ.

Mục lục

CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUY HOẠCH XÂY DỰNG CẢNG VINA OFFSHORE...1

1.1. Sự cần thiết lập quy hoạch:... 1

1.2. Cơ sở lập quy hoạch... 2

1.3. Đối tượng, phạm vi và mục tiêu quy hoạch...3

1.3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...3

1.3.2. Mục tiêu... 3

CHƯƠNG II: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KTXH KHU VỰC XÂY DỰNG CẢNG... 5

2.1. Vị trí khu vực xây dựng cảng...5

2.2. Điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng cảng...5

2.2.1. Địa chất công trình... 6

2.2.2. Khí tượng thuỷ hải văn... 14

2.2.3. Thủy văn... 15

2.3.2. Tình hình và các chỉ tiêu kinh tế xã hội...18

2.3.3. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của vùng...22

CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG GIAO THÔNG VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU VỰC XÂY DỰNG CẢNG ... 23

3.1. Hiện trạng mạng lưới giao thông...23

3.1.1.Hệ thống đường bộ... 23

3.1.2. Hệ thống đường thuỷ... 25

3.1.3. Hệ thống đường không...29

3.2.1.Cấp điện... 29

3.2.2. Cấp nước... 29

3.2.4. Công tác phòng cháy chữa cháy...29

3.2.5. Bảo vệ môi trường... 30

CHƯƠNG IV: DỰ BÁO LƯỢNG HÀNG HOÁ VÀ ĐỘI TÀU ĐẾN CẢNG NĂM 2040...31

4.1. Dự báo lượng hàng hoá qua cảng...31

4.1.1. Tình hình vận tải hàng hóa trên địa bàn...31 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.2. Các khu công nghiệp và đầu mối trên địa bàn...33

4.1.3.Các yếu tố tác động đến lượng hàng qua cảng...34

4.1.4.Khu vực hấp dẫn của cảng...34

4.1.5. Dự báo lượng hàng hóa thông qua cảng năm 2040...39

4.2. Dự báo đội tàu đến cảng giai đoạn năm 2040...49

4.2.1. Hiện trạng luồng lạch và đội tàu đến cảng...49

4.2.2. Dự báo đội tàu đến cảng năm 2040...50

CHƯƠNG V: TÍNH TOÁN, QUY HOẠCH CÁC HẠNG MỤC CHÍNH CỦA CẢNG VINA-OFFSHORE ... 52

5.1. Công nghệ và thiết bị bốc xếp hàng hóa...52

5.1.1. Lựa chọn công nghệ bốc xếp...53

5.1.2. Sơ đồ công nghệ bốc xếp:...54

5.3. Tính toán thông số kỹ thuật của bến...62

5.3.1. Mực nước thiết kế...62 5.3.3. Cao trình đáy bến... 64 5.3.4. Cấp công trình... 66 5.3.5. Chiều dài bến... 67 5.3.6. Chiều rộng bến... 67 5.3.7. Tuyến mép bến... 68 5.5. Khu đất của cảng ... 69 5.5.2. Diện tích kho kín:... 70

5.6.2. Đề xuất các tuyến luồng mới...73

CHƯƠNG VI :THIẾT KẾ SƠ BỘ CHO BẾN TÀU 15.000 DWT...74

6.1. Thiết kế sơ bộ phương án kết cấu...74

6.1.1. Kích thước dầm, bản... 74

6.1.2. Nền cọc... 74

6.1.3. Phân đoạn bến... 76

6.2. Kiểm tra sơ bộ sức chịu tải dọc trục của cọc...76

6.2.1. Xác định sơ bộ áp lực thẳng đứng tác dụng lên đầu cọc không dưới ray :...76

6.2.2. Tính sức chịu tải của cọc theo điều kiện đất nền...80

6.3.Tải trọng do tàu tác động lên bến...85

6.3.2. Lực va tàu... 87

6.3.3. Lực neo tàu... 87

3.2.4. Lực tựa tàu... 94

CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG...95

7.1. Những ảnh hưởng của dự án đến môi trường...95

7.1.1. Tác động môi trường trong quá trình xây dựng cảng :...95

7.1.2. Tác động môi trường trong quá trình khai thác cảng :...95 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7.2. Các biện pháp hạn chế tác động do dự án gây ra :...95

7.2.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường :. .95 7.2.2. Xử lý rác và phế liệu thải :...97

7.3. Nghiên cứu giảm thiểu tác động đến môi trường :...97

7.3.1. Nghiên cứu giảm thiểu mật độ bụi trong môi trường không khí : ...97

7.3.2. Nghiên cứu giảm thiểu tiếng ồn :...98

7.3.3. Nghiên cứu tác hại của nước thải và rác bẩn :...99

CHƯƠNG VIII: TỔNG HỢP KINH PHÍ ĐẦU TƯ...100

CHƯƠNG IX: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...101

9.1. Kết luận... 101

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp thiết kế cảng tổng hợp Vina- Offshore giai đoạn đến năm 2040 Bà rịa- Vũng Tàu (Trang 95)