Đặc điểm vận dụng chế độ sổ sách kế toán

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại tại công ty TNHH sản xuất và xây dựng Thăng Long (Trang 26 - 35)

Công ty sử dụng đầy đủ các loại chứng từ đúng theo chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành như: Phiếu thu, phiếu chi, biên bản nghiệm thu, giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị tạm ứng, phiếu chuyển khoản, hoá đơn bán hàng, hoá đơn thuế GTGT...và các loại sổ sách: Chứng từ ghi sổ, Bảng kê, sổ cái, thẻ kho kế toán chi tiết, thuyết minh báo cáo tài chính

+ Để phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý, trình độ kế toán hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ và các phần hành khác đều cơ giới hoá.

Chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết

Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo tài chính

Ghi chú :

Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu

Đây là một hình thức kế toán được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa việc ghi chép theo thứ tự thời gian với việc ghi sổ theo hệ thống để đảm bảo cho việc kiểm tra số liệu được tiến hành thường xuyên, đảm bảo số liệu chính xác kịp thời phục vụ nhạy bén cho nhu cầu quản lý của bộ máy kế toán.

Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký - Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.

Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và Nhật ký - Chứng từ có liên quan.

Đối với các Nhật ký - Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật ký - Chứng từ.

Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái.

Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái.

Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký - Chứng từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.

2.2.5 Đặc điểm vận dụng chế độ báo cáo kế toán

Các báo cáo tài chính sử dụng trong nhà máy được áp dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ngày 20 tháng 3 năm 2006.Bao gồm:

Bản thuyết minh báo cáo tài chính Bảng cân đối kế toán

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Các báo cáo tài chính của Nhà máy được lập và gửi vào cuối mỗi quý. Người lập báo cáo là Kế toán tổng hợp phải được kế toán trưởng kiểm tra, ký duyệt và được ban giám đốc phê duyệt. Đối với báo cáo cuối năm sẽ được kiểm toán nhằm minh bạch về tình hình tài chính cho những người quan tâm như nhà đầu tư, cơ quan thuế, đối tác của doanh nghiệp.

2.3 Nội dung một số thành phần kế toán tại công ty

1. Kế toán nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu của công ty là những nguyên liệu được công ty mua ở ngoài về để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Công ty sử dụng giá thực tế đích danh theo từng lô hàng để tính giá nguyên vật liệu xuất kho

Chứng từ kế toán sử dụng

- Biên bản kiểm nghiệm vật tư - Phiếu nhập kho nguyên vật liệu - Phiếu xuất kho nguyên vật liệu - Phiếu nguyên vật liệu tồn cuối kỳ

Kế toán chi tiết nguyên vật liệu

a) Hệ thống sổ chi tiết

- Thẻ kho: được sử dụng để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn kho về mặt số lượng của nguyên vật liệu. Sổ ngày do thủ kho lập chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu

- Sổ chi tiết nguyên vật liệu: Được sử dụng để theo doi tình hình nhập – xuất – tồn kho cả về số lượng và giá trị của nguyên vật liệu. Sổ này do kế toán vật tư trên phòng kế toán lập. Cơ sở lập là phiếu nhập kho hoặc phiếu xuất kho

b) Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu

Hàng ngày khi nhập xuất nguyên vật liệu thủ kho căn cứ vào những chứng từ là phiếu nhập, phiếu xuất để làm căn cứ ghi vào thẻ kho của từng loại nguyên vật liệu. Sau khi ghi xong thẻ kho, thủ kho chuyển chứng từ cho kế toán. Kế toán sau khi nhận được chứng từ do thủ kho chuyển đến thì ghi đơn giá tính giá thành tiền cho từng loại vật liệu. Cuối kỳ kế toán tính ra số tồn cả về hiện vật và giá trị cho từng loại nguyên vật liệu trên sổ chi tiết, đồng thời phải đối chiếu theo dõi cả về mặt hiện vật và giá trị để khắc phục ngay nếu có sai sót xảy ra

Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a) Hệ thống sổ tổng hợp

Hệ thống sổ tổng hợp của công ty bao gồm: - Sổ nhật ký chung

- Sổ cái tài khoản b) Quy trình ghi sổ

Phiếu nhập, phiếu xuất nguyên vật liệu

Máy tính

Chứng từ ghi sổ

Sổ cái TK 152

Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo kế toán

Sổ chi tiết nguyên vật liệu

Sổ chi tiết nguyên vật liệu

Ghi chú Ghi hàng ngày

Ghi cuối kỳ So sánh đối chiếu

2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường kinh doanh thì mục tiêu lớn nhất mà họ mong tới là tối đa hóa lợi nhuận. Và để đạt được mục tiêu đó thì một trong những điều kiện tốt nhát mà các doanh nghiệp thực hiện là “ Tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm”. Điều đó đòi hỏi các chủ thể kinh doanh không chỉ quan tâm tới việc thực hiện tốt hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn phải tổ chức tốt công tác kế toán doanh nghiệp, trong đó có kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đóng vai trò quyết định nhằm đảm bảo cho các doanh nghiệp bỏ ra các khoản chi phí thấp nhất và thiết thực nhất đồng thời hoạch định đầy đủ các khoản thu nhập góp phần xác định đúng đắn lợi nhuận của doanh nghiệp, tạo tiền đề cho doanh nghiệp thực hiện tốt các mục tiêu đề ra

Tại công ty sản xuất và xây dựng Thăng Long, những sản phẩm chủ yếu trong doanh nghiệp là bê tông đúc sẵn và bê tông tươi. Đối với bê tông đúc sẵn quá trình sản xuất được tiến hành qua 3 công đoạn: cắt sắt trộn bê tông, tạo hình, bảo dưỡng với 4 xưởng riêng biệt. Còn đối với bê tông tươi thì chỉ sản xuất tại phân xưởng trộn. Cho nên chi phí trực tiếp phát sinh cho loại sản phẩm nào được tập hợp và tính riêng cho loại sản phẩm đó. Riêng chi phí sản xuất chung ở phân xưởng trộn thì tổng hợp chi phí phát sinh cuối kỳ sẽ tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức nhân công trực tiếp

Giá thành thực tế từng loại sản phẩm hoàn thành là tập hợp toàn bộ chi phí snar xuất thức tế phát sinh trong quá trình sản xuất của loại sản phẩm đó. Tổng giá thành thực tế sản phẩm trong kỳ là tổng cộng toàn bộ chi phí của quá trình sản xuất sản phẩm đó.

Chứng từ sử dụng:

Chứng từ căn cứ cho việc hạch toán giá thành sản phẩm tại công ty bao gồm:

- Bảng phân bổ nguyên vật liệu - Bảng phân bổ tiền lương và BHXH

- Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định - Phiếu chi tiền mặt, báo nợ ngân hàng

- Hóa đơn mua hàng

- Bảng phân bổ chi phí trả trước

Hệ thống sổ kế toán chi tiết sử dụng

- Sổ chi tiết nguyên vật liệu - Sổ chi tiết tiền lương

Kế toàn tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

a) Hệ thống sổ kế toán tổng hợp sử dụng - Sổ nhật ký chung

- Sổ cái TK 621,622,627,154

b) Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Sơ đồ 2.4 : Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TK 621 TK 622 TK 623 TK 627 TK 154 TK 632 TK 911 K/c chi phí nguyên vật liệu trực tiếp K/c chi phí nhân công trực tiếp K/c chi phí nguyên vật liệu trực tiếp K/c giá thành sản phẩm hoàn thành K/c giá thành xác định kết quả kinh doanh K/c chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

PHẦN III

ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY

TNHH SẢN XUẤT VÀ XÂY DỰNG THĂNG LONG 3.1 Đánh chung về công tác kế toán tại công ty

3.1.1 Ưu điểm

Sau một thời gian thực tập tại công ty TNHH sản xuất và xây dựng Thăng Long. Em thấy công tác kế toán tại công ty có những ưu điểm sau:

- Bộ máy kế toán gọn nhẹ, phục vụ rất hiệu quả cho ban giám đốc của công ty trong việc hạch toán kế toán, quản lý kinh tế và đầu tư của công ty.

- Các cán bộ hầu hết được đào tạo chuyên môn cao, hầu hết là trình độ đại học.

- Công tác kế toán được thực hiện có quy trình và bài bản có tính ổn định cao.

- Có sự liên hệ chặt chẽ giữa các phòng ban. Đảm bảo tính chính xác và kịp thời của chứng từ

3.1.2 Nhược điểm

Công ty mới sử dụng phần mềm kế toán được 2 năm. Một số kế toán viên vẫn chưa quen và có khó khăn trong các thao tác kế toán. Thực tế này xuất phát từ các nguyên nhân:

- Công ty mới sử dụng phần mềm kế toán mà không mời chuyên viên về đào tạo và hướng dẫn sử dụng phần mềm kế toàn làm cho việc làm quen với giao diện cũng như thực hiện các công tác kế toán trở nên khó khăn hơn với các nhân viên

- Công ty thường điều chuyển các kế toán ra công trường cũng như ra các nhà máy nên việc phải tuyển các nhân viên mới là nhiều. Các nhân viên kế toán mới làm việc nên chưa thể tạo ra hiệu xuất cao trong công việc

3.2 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty

- Cần bồi dưỡng kiến thức cũng như cập nhật thông tin mới cho các kế toán viên để có thể sử dụng phần mềm kế toán một cách thành thạo và hiệu quả nhất. Đồng thời các kế toán viên phải trau dồi kiến thức về kế toán để tránh các sai sót đáng tiếc xảy ra.

- Công ty cần có một bộ máy kế toán viên để hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ của công tác kế toán. Tránh trường hợp đào tạo được đội ngũ rồi lại điều chuyển sang công trường.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại tại công ty TNHH sản xuất và xây dựng Thăng Long (Trang 26 - 35)