CÁC NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG VÀ QUANG HỢP

Một phần của tài liệu quang hợp (Trang 29 - 33)

1. Quang hợp và nồng độ CO2

2. Quang hợp và cường độ, thành phần quang phổ ánh sáng 3. Quang hợp và nhiệt độ

4. Quang hợp và nước

5. Quang hợp và dinh dưỡng khoáng

V.QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG

1. Triển vọng sử dụng các nguyên tắc và cơ chế của quang hợp trong những hệ nhân tạo

- Nhờ quang hợp nhân tạo để chế tạo ra các chất đơn loại về thực phẩm cũng như các loại nguyên liệu khác( ví dụ : đường, aa, pr, các thành phần của mỡ, các chất có hoạt tính sinh lí, các loại chất trùng hợp…)

- Quang hợp của thực vật xanh – nguyên bản của thức ăn của con người. Toàn bộ TV của địa cầu hằng năm tạo gần 120 tỉ tấn chất hữu cơ.

2. Điều khiển hoạt động của quang hợp

a. Quang hợp là quá trình dinh dưỡng cơ bản của cây xanh

- Trong quá trình quang hợp, thực vật đồng hoá từ dòng bức xạ mặt trời và dự trữ lại trong các chất hữu cơ mới hình thành toàn bộ năng lượng, nguồn năng lượng này về sau là động lực của mọi quá trình sống không chỉ ở thực vật xanh mà nói chung ở tất cả các đại diện của thế giới sống.

- Nhiệm vụ của trồng trọt: là một hệ thống sử dụng chức năng cơ bản của cây xanh – chức năng quang hợp.

 Mục đích của tất cả các biện pháp trồng trọt là làm sao cho hoạt động tổng số của bộ máy quang hợp thực vật có hiệu quả nhất.

b. Năng suất là kết quả hoạt động của bộ máy quang hợp thực vật

- Đã có nhiều nghiên cứu làm sáng tỏ mối quan hệ giữa hoạt động của bộ máy quang hợp và năng suất cây trồng. Nhitriporovich – Nhà Sinh lí học thực vật người Nga, đã đưa ra biểu thức năng suất cho mối quan hệ này:

(tấn/ha). Trong đó: Trong đó:

- Nkt: năng suất kinh tế (phần chất khô tích luỹ trong cơ quan kinh tế): tấn/ha

: khả năng quang hợp (gồm cường độ quang hợp: lá/giờ và hiệu suất quang hợp: gam chất khô / lá / ngày.

- L: diện tích quang hợp (gồm chỉ số diện tích lá: lá / đất và thế năng quang hợp: lá / ngày)

- Kf: hệ số hiệu quả quang hợp (tỉ số giữa phần chất khô còn lại và tổng số chất khô quang hợp được).

- Kkt: hệ số kinh tế (tỉ số giữa số chất khô tích luỹ trong cơ quan kinh tế và tổng số chất khô quang hợp được).

Từ biểu thức trên, chúng ta thấy rằng: năng suất cây trồng phụ thuộc vào các nhân tố sau: - Khả năng quang hợp của giống cây trồng ().

- Nhịp điệu sinh trưởng của bộ máy quang hợp - bộ lá (L) - Khả năng tích luỹ chất khô vào cơ quan kinh tế (Kf, Kkt) - Thời gian hoạt động của bộ máy quang hợp (n)

B. CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Vai trò của các ADN và ARN của lục lạp trong quang hợp? 2. Các loại lục lạp trong thực vật C3 và vai trò?

3. Cơ chế bảo vệ của bộ máy quang hợp? 4. So sánh cây ưa bóng và cây ưa sáng?

5. Tại sao quang phosphoryl hóa vòng lại cổ hơn quang phosphoryl không vòng? 6. Các enzym ảnh hưởng đến quang hợp?

7. Một số động vật có B-carotenoid?

8. Cấu trúc các đĩa chồng lên nhau trong grana có ý nghĩa như thế nào? 9. Tại các cây ở vùng lạnh thường có màu sắc sặc sỡ?

10. Khi đưa cây vào bóng tối thì cây sẽ như thế nào?

11. Tại sao lá cây thuốc bổng buổi sáng lại chua hơn buổi chiều? 12.Cây có điểm bù ánh sáng thấp có thể quang hợp dưới ánh trăng? 13.Photphoryl hoá vòng giả?

Một phần của tài liệu quang hợp (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(33 trang)