Thành lập cơ quan Nhà nước có quyền lực để thực hiện chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ Ở VIỆT NAM (Trang 42 - 46)

Thực tiễn quá trình cổ phần hoá ở các nước, đặc biệt là ở Đông Âu cũng như giai đoạn thí điểm vừa qua ở nước ta đã cho thấy sự cần thiết phaỉ có một cơ quan được Nhà nước thành lập và uỷ quyền để giải quyết các vấn đề đổi mới khu vực kinh tế nhà nước, trong đó chuyên trách theo dõi, chỉ đạo và có đầy đủ thẩm quyền quyết định các vấn đề liên quan đến công việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Tên gọi đối với cơ quan này tuy có sự khác nhau ở mỗi nước, như Bộ cải cách sở hữu (hay phủ Hunggari, Hội đồng thác quản ở Đức... Nhưng đều có cơ quan này có nhiệm vụ và quản lý và thực hiện sự chuyển đổi và đa dạng hoá sở hữu đúng với pháp luật trong các doanh nghiệp nhà nước, chống lại sự trục lợi, tham nhũng, tẩu tán tài sản của Nhà nước. Vì vậy, ở nước ta cần gấp rút thành lập một cơ quan nhà nước có đủ thẩm quyền với sự tập hợp của các chuyên gia am hiểu về các lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật pháp... để chỉ đạo và điều hành có kết quả chương trình cổ phần hoá đầy khó khăn và phức tạp này. Dựa trên đề án tổng thể đổi mới khu vực kinh tế nhà nước và các luật có liên quan như Luật doanh nghiệp nhà nước. Luật công ty, Luật chuyển đổi sở hữu nhà nước... cơ quan này có đủ quyền hạn để quyết định những vấn đề liên quan đến cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Sự tồn tại và hoạt động của cơ quan này trong thời gian bao lâu là tuỳ thuộc vào mục tiêu và kết quả của quá trình đổi mới khu vực kinh tế nhà nước, phạm vi và mức đôi cho phép chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước sang hình thức công ty cổ phần.

KẾT LUẬN

ông ty cổ phần ra đời ở các nước tư bản phát triển từ thế kỷ XVII, còn ở Việt Nam nó mới có gần 20 năm phát triển. Tuy nhiên, công ty cổ phần đã thể hiện được rằng đây là hình thức tổ chức doanh nghiệp phù hợp cho nền kinh tế tị trường bao gồm nhiều thành phần cùng hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước. Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là một giải pháp đúng đắn của Đảng và Chính phủ, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này. Và từ đó doanh nghiệp nhà nước có thể vươn lên nắm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, giúp Nhà nước điều tiết nền kinh tế phát triển bền vững, hướng các thành phần kinh tế khác phát triển theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.

C

Các công ty cổ phần với việc xã hội hóa sở hữu, huy động vốn từ mọi tầng lớp xã hội, với việc tách quyền sở hữu với việc quản lý, điều hành quá trình sản xuất kinh doanh là sự thủ tiêu tư bản với tư cách là sở hữu tư nhân, báo hiệu một phương thức sản xuất mới đã gần kề. Công ty cổ phần là điểm quá độ tất nhiên để tư bản lại chuyển thành sở hữu của những người sản xuất, không phải là sở hữu tư nhân của những người sản xuất riêng lẻ mà với tư cách là sở hữu của những người sản xuất liên hiệp, thành sở hữu xã hội trực tiếp. Song trong giới hạn của chủ nghĩa tư bản thì sự xã hội hóa dưới hình thức công ty cổ phần và quyền sở hữu dưới hình thái cổ phiếu chỉ có thể dẫn đến việc tập trung tư liệu sản xuất xã hội vào tay những tư bản lớn và cực lớn mà thôi.

Trong cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay, sự đa dạng hóa các hình thức sở hữu đã trở thành đòi hỏi tất yếu và ngày càng phổ biến. Công ty cổ phần tất yếu sẽ

phát triển bởi nó cho phép thực hiện triệt để những nguyên tắc kinh tế, nâng cao quyền tự chủ tài chính và khả năng tự trong sản xuất kinh doanh, nâng cao tinh thần trách nhiệm và óc sáng tạo của người lao động và người lãnh đạo doanh nghiệp. Nước ta cần nhanh chóng đưa ra những biện pháp để nâng cao vai trò của các công ty cổ phần và đẩy nhanh hơn nữa quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện được điều này thì nước ta sẽ rút ngắn công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, rút ngắn khoảng cách và đuổi kịp các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ Ở VIỆT NAM (Trang 42 - 46)