Mỗi nhóm thực hiện một sản phẩm:

Một phần của tài liệu Bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp chủ đề hóa học với môi trường và đời sống (Trang 32 - 36)

sản phẩm:

Trồng một loại rau nào đó bằng cách sử dụng phân bón: phân hữu cơ, phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh, phân vôi....

phân bón thông thường.Đặt câu hỏi:

? Muốn bảo quản phân bón hóa học cần có các biện pháp gì?

- Hs: Vận dụng kiến thức môn (Môn Công

nghệ 7)- Bài: Cách sử dụng vào bảo quản các loại phân bón thông thường.Trả lời độc lập:

*Bảo quản phân bón hóa học:

Để đảm bảo chất lượng cần bảo quản bằng các biện pháp sau:

+Đựng trong chun, vại sành đậy kín hoặc bao gói bằng bao nilông.

+Để ở nơi cao ráo, thoáng mát.

+Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau.

Họat động 2: Mỗi nhóm thực hiện một sản phẩm trồng một loại rau nào đó bằng cách sử dụng phân bón: phân hữu cơ, phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh, phân vôi....

-Gv: Yêu cầu các nhóm thảo luận kế hoạch thực hiện sản phẩm trồng rau.

-Hs: các nhóm thảo luận kế hoạch: Thời gian thực hiện, tài liêu cần nghiên cứu, giống rau trồng, địa điểm trồng, phân công nhiệm vụ...

4. Củng cố: Nêu một số loại phân bón hóa học thường dùng? Vì sao không nên sử dụng nhiều phân bón hóa học? Sử dụng phân vôi có lợi ich gì? dụng nhiều phân bón hóa học? Sử dụng phân vôi có lợi ich gì?

5. Dặn dò:

- Xem lại bài : Phân bón hóa học

- Xem lại các thông tin về phân bón: phân hữu cơ, phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh, phân vôi....

- Thực hiện sản phẩm trồng rau.( chụp hình hoặc quay phim ghi nhận lại quá trình thực hiện của mỗi nhóm: Bón phân, chăm sóc, sản phẩm rau trồng khi lớn .... -Gv: cung cấp thêm thông tin cho học sinh: Tài liệu về phân hữu cơ, phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh, phân vôi, chế phẩm sinh học....; phim về phân vôi, chế phẩm sinh học

Học sinh đang nghiên cứu tài liệu về phân bón Phân vi sinh vật là gì?

Phân vi sinh vật được chế tạo bằng cách dùng các loại vi sinh vật như vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải lân pha trộn vào bột hữu cơ như bột than bùn để bón vào đất hoặc trộn với hạt giống để gieo. Phân có tác dụng làm tăng quá trình cố định đạm hoặc phân giải lân trong đất để cung cấp cho cây trồng.

Là hợp chất hữu cơ dùng làm trong nông nghiệp, hình thành từ phân người, phân động vật, lá và cành cây, than bùn, hay các chất hữu cơ khác thải loại từ nhà bếp. Phân bón giúp tăng thêm độ màu mỡ clho đất bằng cách cung cấp thêm các chất hữu cơ và bổ dưỡng.

4. Đặc điểm của phân hữu cơ:

Phân hữu cơ có chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng cho cây từ đa lượng, trung lượng

và vi lượng.

– Phân hữu cơ có thành phần và tỉ lệ chất dinh dưỡng không ổn định. Những chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ cây không sử dụng được ngay mà phải qua quá trình khóang hóa cây mới sử dụng được. Vì vậy phân hữu cơ là lọai phân có hiệu quả chậm.

– Phân hữu cơ có tác dụng cải tạo lý hoá tính của đất làm cho đất tơi xốp hơn dễ thấm và thoát nước và giúp hệ thống vi sinh vật đất phát triển làm đất ngày càng tốt hơn

* Các loại phân hữu cơ:

Ngoài các loại phân hữu cơ truyền thống như: Phân bò, phân heo, phân rác, phân xanh…. mà bà con chúng ta đã từng sử dụng. Hiện nay trên thị trường có xuất hiện nhiều loại phân hữu cơ qua chế biến, được chế biến từ nguồn nguyên liệu và qui trình chế biến khác nhau. Khi chế biến các nhà sản xuất thường chủng vào phân các loại vi sinh vật có lợi cho cây và đất như: Các loại vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật có khả năng hoà tan lân, vi sinh vật phân giải xenlulô……để nâng cao hiệu quả của phân như:

– Phân hữu cơ khoáng: Là phân hữu cơ thành phần chủ yếu là các nguyên tố trung

và vi lượng…

– Phân hữu cơ vi sinh: Là phân hữu cơ có trộn các vi sinh vật có ích. Các chủng EM, vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân…

*Những điều cần chú ý khi sử dụng phân hữu cơ:

– Phân phải được chôn vùi và phân bố đều trong đất, bón phân xong theo nước không phơi phân dưới ánh sáng mặt trời.

–Phân phải được ủ hoai mục trước khi dùng.

– Các loại phân hữu có Vi sinh, thời hạn sử dụng ngắn, khi sử dụng phải xem ngày sản xuất, thời hạn sử dụng trên bao bì. Không mua phân trữ lâu ngày.

– Nhiệt độ cao hơn 30 oC, có ánh nắng mặt trời chiếu vào dễ làm chết vi sinh vật, nên hiệu quả sử dụng thấp.

– Khi sử dụng cần phải hạn chế bón phân hóa học để bảo đảm hiệu quả sản xuất.

– Phân vi sinh vật là loại phân bón có chứa vi sinh vật sống. Khả năng sống và thời gian tồn tại của vi sinh vật phụ thuộc vào điều kiện ngọai cảnh nên thời hạn sử dụng ngắn.

– Mỗi lọai phân bón chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng nhất định. – Bón phân vi sinh vật liên tục nhiều năm không làm hại đất.

* Các loại phân vi sinh vật thường dùng:

– Phân vi sinh vật cố định đạm: Là loại phân bón có chứa vi sinh vật cố định Nitơ tự do sống cộng sinh với cây họ đậu hoặc sống hội sinh với cây lúa và một số cây

trồng khác.

– Phân vi sinh vật chuyển hóa lân: Là loại phân bón có chứa vi sinh vật chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ (photphobacterin), hoặc vi sinh vật chuyển hóa lân khó tan thành lân dể tan (phân lân hữu cơ vi sinh).

– Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ: Là loại phân bón có chứa vi sinh vật phân giải chất hữu cơ. Bón vào đất có tác dụng thúc đẩy quá trình phân hủy và phân giải chất hữu cơ trong đất thành các chất khoáng đơn giản mà cây có thể hấp thu được. * Sử dụng phân vi sinh vật:

– Phân vi sinh vật có thể trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trước khi trồng.

– Phân vi sinh vật có thể bón trực tiếp vào đất để tăng số lượng vi sinh vật có ích cho đất.

Một phần của tài liệu Bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp chủ đề hóa học với môi trường và đời sống (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w