THỌ QUANG TP ĐÀ NẴNG
3.2.4. Xác định và lựa chọn công đoạn gây lãng phí nhất
Các công đoạn gây lãng phí là một trong những yếu tố kìm hãm sự phát triển của công ty cũng như gây ảnh hưởng về mặt môi trường và lợi ích kinh tế. Do đó, để áp dụng SXSH một cách có hiệu quả thì cần xác định các công đoạn gây lãng phí nhằm tìm ra những nguyên nhân và đề ra được các giải pháp mang tính khả thi nhất. Dựa trên sơ đồ dây chuyền sản xuất tôm và thông qua việc khảo sát hiện trạng, chúng tôi xác định được các công đoạn gây lãng phí và phát thải ô nhiễm như sau:
Công đoạn tiếp nhận, rửa nguyên liệu:Tại khu vực tiếp nhận, tôm được phun qua nước chứa hoá chất khử trùng sau đó vào công đoạn rửa 1 theo từng mẻ 15-20 kg và rửa sạch ở nhiệt độ 60C. Quá trình rửa, sử dụng nước chứa hoá chất khử trùng và đá để đảm báo chất lượng tôm nguyên liệu. Do trong quá trình vận chuyển nguyên liệu được đem đến nơi chế biến thì có một lượng tôm bị hỏng nên trong quá trình rửa phải lọc ra. Mặt khác nước dùng cho công đoạn tiếp nhận nguyên liệu khá lớn bao gồm nước rửa nguyên liệu và nước làm vệ sinh khu vực khu tiếp nhận. Nước thải của công đoạn này chủ yếu là chứa cát sạn, bùn đất, tạp chất. Nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng nhiều nước là do khu vực tiếp nhận chưa được vệ sinh sạch sẽ, do nước đá nguyên liệu tan ra chảy lên sàn và do ý thức sử dụng nước của công nhân chưa cao. Đây là dòng thải gây thất thoát một lượng tôm, nước dẫn đến sự tổn thất về nguyên liệu và nguồn năng lượng tại công ty.
Bảo quản: Lượng nước thải được thải ra do đá tan chảy trong quá trình bảo quản.
Sơ chế, rửa: Tôm chuyển sang công đoạn xử lý vặt đầu bóc vỏ. Đây là dòng thải gây thất thoát nguyên liệu nhiều nhất. Sau đó tôm được rửa lần 2 cũng theo mẻ và ở nhiệt độ 60C. Ở hai công đoạn này vấn đề đặt ra đó là việc sử dụng nước và tải lượng lớn các hợp chất hữu cơ hòa tan trong dòng thải. Nước sử dụng liên tục để làm sạch dao, dụng cụ và bàn chế biến. Đây là công đoạn dùng nhiều nước nhất. Và hàm lượng các chất hữu cơ dễ hòa tan trong nước như: Gạch tôm, sắc tố và dịch tôm làm cho tải lượng chất hữu cơ trong dòng thải cũng lớn nhất.
Hình 3.8.Công đoạn tiếp nhận,
Phân cỡ: Ở công đoạn này hiệu quả công việc phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực và ý thức của công nhân. Nếu kiểm soát quá trình không chặt chẽ công nhân có thể đổ tôm thành đống quá nhiều trên bàn làm tăng lượng đá tiêu tốn để phủ kín tôm hoặc làm tăng nhiệt độ của tôm. Tay nghề của công nhân chưa cao có thể phân cỡ nhiều lần hoặc nắm tôm trong tay lâu làm tăng nhiệt độ của tôm. Nước thải ở công đoạn này chủ yếu là nước đá tan chảy và dịch của tôm.
Xếp khay, đóng gói, đóng thùng: Trong công đoạn này một số bao bì, nẹp bị hỏng trong quá trình đóng gói không được thu hồi và tái sử dụng.
Điều đáng chú ý nhất, trong quá trình sản xuất, chất thải rắn là đầu tôm thải ra với khối lượng ước tính vào khoảng 4,5 tấn/ngày và lượng chất thải này được bán làm thức ăn chăn nuôi. Nước thải được phát sinh trong toàn bộ khâu tiếp nhận nguyên liệu, rửa của quá trình chế biến, ngoài ra nước thải cũng phát sinh từ các khâu khác như bảo quản, bóc đầu, phân cỡ,... của toàn bộ dây chuyền hoạt động. Lượng lớn nước thải sinh ra từ quá trình rửa sàn thao tác, vệ sinh nhà xưởng và vệ sinh của công nhân cũng tính chung luôn trong tổng lượng nước thải này. Đá cây và đá vảy trong quá trình sử dụng sẽ tan đi vào dòng nước, ước khoảng
600-700m3/ngày.
Bên cạnh đó, công ty vẫn sử dụng lượng điện rất cao phục vụ cho sản xuất, kể cả lượng dầu diezel cho chạy lò hơi. Mặt khác, các phân xưởng, bộ phận trong công ty vẫn chưa lắp các đồng hồ riêng biệt để kiểm soát lượng điện và nước tiêu thụ. Đây cũng là một trong những cơ hội tiềm năng cho việc áp dụng SXSH tại công ty nhằm giảm thiểu lượng điện, dầu.