4. CÁC SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ TRẠM SỬ LÝ NƢỚC THẢI
4.1. Nguyên tắc lựa chọn sơ đồ công nghệ xử lý nƣớc thải
Sơ đồ và thành phần các công trình trong trạm xử lý nƣớc thải phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
Mức độ cần thiết làm sạch nƣớc thải, lƣu lƣợng nƣớc thải cần xử lý, tình hình địa chất và địa chất thuỷ văn, điều kiện điện , nƣớc...
Các công trình xử lý nƣớc thải đƣợc bố trí sao cho nƣớc thải tự chảy liên tục từ công trình này sang công trình khác. Ở giai đoạn xử lý cơ học, đầu tiên sẽ là loại các tạp chất nặng và các tạp chất có kích thƣớc lớn, sau đó loại các chất bẩn vô cơ và cuối cùng là loại các chất lơ lửng dƣới dạng lắng. Sau các công trình xử lý cơ học là các công trình xử lý sinh học để loại các chất bẩn còn lại ở dạng hoà tan, keo và các chất phân tán nhỏ. Sau cùng là các công trình phục vụ quá trình khử trùng. Các công trình xử lý cặn cũng đƣợc bố trí theo một trình tự nhất định.
Khi dùng bể lắng hai vỏ thì cặn lên men đƣợc xả trực tiếp vào sân phơi bùn. Khi dùng bể mêtan, thì cặn tƣơi từ bể lắng I đầu tiên dẫn vào bể mêtan để thực hiện quá trình lên men cặn và sau đó cặn lên men đƣợc dẫn ra sân phơi bùn hoặc thiết bị sấy khô cặn bằng phƣơng pháp cơ giới. Cặn sau khi đã làm ráo nƣớc ở sân phơi bùn đƣợc dùng làm phân bón ruộng.
Cặn từ bể lắng II một phần đƣợc ứng dụng nhằm mục đích làm tăng cƣờng quá trình xử lý sinh hoá (bùn hoạt tính tuần hoàn) và phần dƣ (bùn hoạt tính dƣ) đầu tiên dẫn vào bể nén bùn và sau đó đƣợc dẫn đến bể mêtan để xử lý cùng với cặn tƣơi.