Phương pháp thí nghiệm

Một phần của tài liệu Chuyên đề cây trồng: TÌNH HÌNH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CHỌN TẠO GIỐNG CAO SU Ở VIỆT NAM (Trang 26)

3.4.1 Bố trí thí nghiệm

- Vườn thí nghiệm sơ tuyển Lai Khê 2005 (STLK 05) được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, với 127 dòng vô tính cao su, gồm 3 lần lặp lại với ô cơ sở gồm 7 - 8 cây.

- Trong 127 dòng vô tính cao su gồm: 3 DVT nhập nội, 10 DVT lai tự do, 114 DVT mới lai tạo của Viện nghiên cứu cao su Việt Nam trong giai đoạn 1999 - 2000 (viết tắt LH), với 3 DVT là RRIV 4, PB 260 và PB 235 làm đối chứng, đây là những giống phổ biến trồng đại trà.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm:

Sơ đồ 3.1 : Sơ đồ bố trí thí nghiệm STLK 05

3.4.2 Các chỉ tiêu quan trắc

Sinh trưởng: (Vanh thân, chu vi thân tính bằng cm).

- Thời kỳ khai thác: vanh thân (cm) đo cách mặt đất 100 cm và 150 cm.

- Tăng vanh thân trong khi cạo: đo vanh thân (cm) cách mặt đất 100 cm thời kỳ quan trắc tháng 07/2011.

- Dày vỏ nguyên sinh (mm): đo lần 1 vào thời kỳ mở miệng cạo bằng đót kiểm tra kỹ thuật cách 2 cm trên đường mở miệng cạo.

Năng suất cá thể (gam/cây/lần cạo)

- Thí nghiệm mở miệng cạo tháng 07/2011.

- Sản lượng dựa vào lượng mủ khô trên một cây cho một lần cạo, được tính bằng đơn vị gram/cây/lần cạo (g/c/c).

Trên các vườn sơ tuyển, chỉ tiêu năng suất được quan trắc theo quy trình của Viện nghiên cứu Cao Su Việt Nam với quy định thời gian mở cạo và chế độ cạo : thí nghiệm được mở cạo khi ít nhất trên 50 % số cây trên lô thí nghiệm đạt vanh thân từ 48 cm trở lên, mở cạo hết cây ngay lần đầu trừ những cây quá nhỏ (vanh dưới 40 cm) để có thể đánh giá năng suất các cá thể trên cùng giống lúc bắt đầu khai thác.

Thiết kế miệng cạo : Chiều cao của đường mở miệng cạo cách gốc 120 cm. Cần lưu ý tránh thiết kế đường miệng cạo cắt vạch sơn đã đánh dấu để đo vanh trên thân cây. Góc miệng cạo khoảng 300 so với mặt phẳng ngang.

- Phương pháp theo dõi: Năng suất cá thể theo dõi mỗi tháng 2 lần với chế độ cạo 1/2S d/3 vào những ngày thời tiết tốt và rơi trong khoảng ngày 10 và 20 hàng tháng (± 2 ngày). Toàn bộ các ô cơ sở trên thí nghiệm nên được cạo trong cùng ngày. Năng suất cá thể mủ được thu bằng phương pháp đánh đông tại lô, mủ nước được đánh đông ngay trong chén hứng mủ bằng dung dịch acid acetic 3 % và thu lại bằng cách xâu vào dây kẽm sau khi mủ đông cứng có biển đánh dấu từng giống. Mẫu được cân sau khi hong khô bằng cách treo nơi khô ráo, tránh ánh nắng ít nhất 3 tuần hay lâu

mủ có thể không khô hoàn hoàn nên vẫn có một tỷ lệ phần trăm độ ẩm phải xác định để trừ vào trọng lượng mẫu tùy theo từng trường hợp. Nếu có điều kiện có thể sấy mẫu ở nhiệt độ 60OC cho đến khô kiệt, trong vòng một tháng tiến hành cân sản lượng mủ khô từng cây trong mỗi nghiệm thức.

Hàm lượng cao su khô (DRC %)

DRC là một chỉ tiêu phụ, sau khi đã gạn lọc được một số dòng vô tính triển vọng nhất thí nghiệm tiến hành theo dõi DRC.

DRC (%) được lấy theo từng dòng vô tính, đong mủ nước của từng ô cơ sở, đếm số cây đong mủ. Sau đó trộn đều mủ lấy 53 ml mủ nước vào ống lấy DRC chuyên dụng, đánh đông bằng acid acetic 3 – 4 %, mủ đông cán mỏng, rửa sạch phơi trong mát cho ráo nước rồi đem rấy khô ở nhiệt độ 60oC cho đến khi trọng lượng không đổi, đem cân trọng lượng.

Tần số quan trắc: lấy mẫu 1 lần/tháng Công thức tính DRC:

DRC (%) = (trọng lượng mủ khô/trọng lượng mủ nước)* 100 • Bệnh hại

Quan trắc những loại bệnh xuất hiện trong thời gian theo dõi thí nghiệm, các bệnh thường gặp phổ biến trên cây cao su trong giai đoạn này như: Bệnh nấm hồng, bệnh Corynespora, (điều tra phân cấp bệnh theo qui trình bộ môn bảo vệ thực vật – Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam).

Bệnh nấm hồng:

- Quan trắc 1 lần vào tháng 10/2011, số liệu điều tra được tính như sau:

+ Tỷ lệ bệnh nấm hồng (TLB,%) = (tổng số cá thể bị bệnh/tổng số cá thể điều tra)*100

+ Mức độ bệnh (phân cấp theo quy trình của Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật – Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam).

Tỷ lệ bệnh (%) Mức độ 0 Không bệnh 0,1 – 10,0 Nhẹ 10,1 – 20,0 Trung bình 20,1 – 40,0 Nặng >40,0 Rất nặng

(Nguồn:Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật – Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam)

Bảng 3.3: Qui ước phân cấp bệnh nấm hồng

Cấp Vị trí bệnh Màu sắc bệnh Triệu chứng

1 - Thân - Cành cấp 2

- Trắng - Hơi hồng

- Chảy ít mủ giọt ngắn không rõ bệnh - Mủ chảy nhiều dài

2 - Thân - Cành cấp 1 - Hơi hồng - Hồng rõ - Vết bệnh dài 20 cm – 40 cm - Vết bệnh dài 20 cm – 40 cm 3 - Thân - Cành cấp 1 - Cành cấp 2 - Hồng - Hồng đậm - Hồng đậm - Vết bệnh dài 40 cm – 60 cm - Vết bệnh dài 40 cm – 60 cm, nứt vỏ, lá héo - Vết bệnh dài 40 cm – 60 cm, nứt vỏ, mủ chảy nhiều xuống đất, lá héo khô

4 - Thân - Hồng đậm - Vết bệnh dài trên 60 cm, nứt vỏ nhiều, lá khô và có nhiều chồi mọc dưới vết bệnh (Nguồn: Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật – Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam).

Quan trắc 1 lần vào tháng 11 năm 2011.

Mức độ bệnh: phân cấp theo bảng phân hạng mức độ nhiễm bệnh corynesspora của bộ môn Bảo Vệ Thực Vật - Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam (bảng 3.5).

Bảng 3.4: Qui ước phân cấp bệnh Corynespora

Cấp Triệu chứng 0 1 2 3 4 5 - Không bệnh.

- Một vài vết bệnh hoặc đốm dấu, nhìn kỹ mới thấy bệnh. - Có nhiều vết bệnh trên lá, 1 số lá bị rụng.

- Có ít hơn 1/4 tán lá trên cây bị rụng. - Có từ 1/4 đến 1/2 tán lá trên cây bị rụng. - Trên 1/2 tán lá bị rụng, có nhiều cành bị chết.

(Nguồn: Bộ môn BVTV - Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam)

Bảng 3.5: Phân hạng mức độ nhiễm bệnh Corynespora trên cây cao su

Cấp bệnh trung bình Mức nhiễm

0 Không bệnh

0,1 - 1,0 Nhiễm rất nhẹ

1,1 - 2,0 Nhiễm nhẹ

2,1 - 3,0 Nhiễm trung bình

3,1 - 4,0 Nhiễm nặng

4,1 - 5,0 Nhiễm rất nặng

Các đặc tính phụ khác

Hình thái: Quan trắc chỉ tiêu hình thái cây (cho điểm từ 1 đến 5 điểm).

- Tổng thể cây: Tán dù – hình tháp (1 - 5 điểm) - Tán lá: Thưa – trung bình – rộng (1 - 5 điểm) - Góc phân cành: Hẹp – Trung bình – rộng (1 - 5 điểm) - Thân: nghiêng – cong – thẳng (1 - 5 điểm) - Vỏ nguyên sinh: U sần – vặn vẹo – trơn (1 - 5 điểm)

Rụng lá qua đông

Quan trắc 1 lần vào tháng 01/2012.

Khi quan trắc rụng lá chỉ xét mức độ rụng của tán lá cũ, không kể phần lá mới ra trong thời gian thay lá.

Bảng 3.6: Bảng qui ước phân cấp rụng lá

Cấp Mức độ rụng lá

1 - Xuất hiện lá vàng thành cụm, thường ở trên cành thấp, một ít lá đã rụng.- Số lá đổi màu và rụng ít hơn ¼ tán lá.

2 - Lá vàng đều trên các cành thấp, nhiều lá rụng.- ¼ tán lá đổi màu và rụng. 3 - ½ tán lá đã rụng hoặc đổi màu.

4 - ¾ tán lá rụng hoặc lá đổi màu toàn bộ. 5 - Tán lá rụng hết hoặc chỉ còn vài lá sẽ rụng.

(Nguồn : Bộ môn Giống – Viện nghiên cứu cao su Việt Nam)

3.5 Phương pháp xử lý số liệu

- Xử lý thống kê bằng phương pháp ANOVA và phần mềm SAS (Statistical Analysis System).

- Các đồ thị được vẽ bằng phần mềm EXCEL.

- Với số lượng nghiệm thức lớn, áp dụng phương pháp phân cấp sinh trưởng và sản lượng theo Paardekooper (1965). Tính theo giá trị tương đối (%) so với trung bình toàn thí nghiệm.

Bảng 3.7: Thang phân cấp về sinh trưởng và sản lượng theo Paardekooper

Cấp Ý nghĩa Số đo vanh Sản lượng g/c/c

1 Kém Thấp hơn 91 % Thấp hơn 60 %

2 Dưới trung bình 91 % - 97 % 60 % - 85 %

3 Trung bình 98 % - 103 % 86 % - 115 %

4 Khá 104 % - 109 % 116 % - 135 %

5 Cao Cao hơn 109 % Cao hơn 135 %

(a) (b)

(c) (d)

Hình 3.1: Lấy mẫu DRC các DVT triển vọng trên vườn STLK 05

(a)

(c)

(d)

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Sản lượng cá thể (g/c/c) và năng suất ước lượng (kg/ha)

4.1.1 Sản lượng cá thể (g/c/c) của 65 dvt mở cạo qua 5 tháng khai thác trên thí nghiệm STLK 05

Năng suất cao và ổn định suốt cả chu kì khai thác mủ là một trong những chỉ tiêu hàng đầu mà các nhà chọn tạo giống cây trồng nói chung và chọn tạo giống cao su nói riêng đều cố gắng đạt đến. Chỉ tiêu này nhằm giúp cho các nhà sản xuất phát triển công việc kinh doanh lâu dài trên vườn cây do đạt được hiệu quả kinh tế cao cho cả chu kì kinh doanh.

Cây cao su là cây công nghiệp lâu năm phải mất 5 – 7 năm kiến thiết cơ bản mới cho thu hoạch. Do vậy, để thu hồi vốn nhanh thì cần phải có những giống cho năng suất cao ngay những năm đầu khai thác nhưng vẫn phải đảm bảo duy trì được năng suất trong suốt chu kì khai thác.

Kết quả bảng 4.1 và phụ lục 6.1 cho thấy sản lượng trung bình qua 5 tháng năm 2011 của 65 dvt trên thí nghiệm STLK 05 khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức α = 0,05. Xét về cấp sản lượng, trong 65 dvt mở cạo trên thí nghiệm có 4 dvt đạt cấp sản lượng tốt (chiếm 6,15 %), 12 dvt đạt cấp sản lượng khá (chiếm 18,46 %), 24 dvt đạt cấp trung bình (chiếm 36,92 %), 23 dvt đạt cấp dưới trung bình (chiếm 35,38 %) và 2 dvt đạt cấp sản lượng kém (chiếm 3,08 %).

Sản lượng trung bình 5 tháng của 65 dvt mở cạo trên thí nghiệm đạt 32,62 g/c/c. Trên tổng số 64 dvt trên thí nghiệm có 20 dvt vượt đối chứng RRIV 4 từ 1,63 – 45,24 %, trong đó dvt LH 00/580 ở thời điểm này cho sản lượng cá thể cao nhất với 50,60 g/c/c (vượt 45,24 % so với đối chứng). Còn lại 44 dvt có sản lượng trung bình qua 5 tháng thấp hơn đối chứng, dvt đạt mức sản lượng trung bình thấp nhất là LH 99/796

Bảng 4.1: Sản lượng cá thể 5 tháng của 65 dvt mở cạo trên vườn STLK 05 Xếp DVT Sản lượng cá thể các tháng, g/c/c TB5T % hạng T 8 T 9 T 10 T 11 T 12 RRIV 4 1 LH 00/580 53,28 49,46 41,87 57,89 50,51 50,60a 145,24 5 2 LH 00/8 - 59,61 45,99 46,81 44,24 49,16a 141,11 5 3 LH 00/29 44,06 45,55 40,63 50,96 42,51 44,74ab 128,43 5 4 TD 00/360 45,14 46,10 39,71 46,21 44,60 44,35a-c 127,30 5 5 LH 99/114 53,43 38,83 37,54 42,45 42,72 42,99a-d 123,41 4 6 LH 00/514 43,11 38,54 34,32 42,26 43,83 40,41a-d 115,99 4 7 LH 00/30 39,26 39,00 37,89 42,03 43,71 40,38b-i 115,90 4 8 LH 99/537 39,50 35,36 38,87 46,40 39,95 40,02b-f 114,86 4 9 LH 00/176 35,62 42,56 37,44 43,28 39,48 39,68b-f 113,88 4 10 LH 00/492 37,75 36,69 38,66 40,29 44,95 39,67b-f 113,86 4 11 LH 00/486 33,69 37,25 35,21 43,23 45,07 38,89b-g 111,62 4 12 LH 00/84 42,03 32,96 30,38 41,49 44,12 38,20b-h 109,64 4 13 LH 99/165 46,05 36,67 32,89 38,16 36,65 38,08b-h 109,31 4 14 LH 00/97 38,01 37,70 32,70 44,81 36,73 37,99b-h 109,05 4 15 LH 99/349 - 38,30 34,57 41,95 37,06 37,97b-h 108,99 4 16 LH 99/849 46,49 30,38 32,84 40,07 38,93 37,74b-i 108,33 4 17 LH 99/628 29,56 30,26 37,29 46,66 38,49 36,45b-h 104,63 3 18 LH 00/24 39,54 32,52 27,01 42,16 38,02 35,85b-j 102,90 3 19 TD 00/520 35,11 34,82 36,70 38,58 31,82 35,41b-j 101,63 3 20 LH 99/356 42,95 35,73 30,33 34,14 32,68 35,17c-k 100,94 3 21 RRIV4 37,46 31,76 30,55 36,74 37,69 34,84c-k 100,00 3 22 LH 99/559 29,46 35,91 31,83 36,89 39,68 34,76c-k 99,76 3 23 LH 99/363 39,92 33,29 30,52 35,17 34,59 34,70d-l 99,59 3 24 LH 00/132 35,44 37,19 29,41 34,74 32,58 33,87d-l 97,22 3 25 LH 00/220 37,60 31,71 29,73 34,05 36,18 33,86d-l 97,18 3 26 LH 99/731 39,46 32,16 25,26 30,35 41,09 33,66d-l 96,62 3 27 LH 00/154 40,86 32,70 25,79 37,41 31,49 33,65b-d 96,59 3 28 LH 99/558 30,30 30,70 31,78 38,81 35,62 33,44d-l 95,99 3 29 LH 99/798 - 28,81 36,94 31,03 35,25 33,01e-m 94,75 3 30 LH 00/174 37,52 31,26 29,13 34,94 31,80 32,93e-n 94,52 3 31 LH 99/141 31,66 30,26 31,09 35,45 36,10 32,91e-m 94,46 3 32 LH 00/68 36,61 31,03 31,19 29,50 34,95 32,66e-m 93,73 3 33 LH 99/429 34,72 28,71 29,62 33,41 36,69 32,63e-m 93,66 3 34 TD 00/678 - 38,51 28,04 29,75 33,92 32,55e-m 93,43 3 35 LH 99/418 39,42 27,77 31,40 33,38 29,25 32,24e-n 92,55 3 36 LH 00/735 - 31,68 29,05 33,37 33,98 32,02e-n 91,90 3

38 LH 00/46 - 27,14 29,53 35,16 34,87 31,68e-n 90,92 3 39 LH 99/485 - 29,93 32,96 30,73 32,22 31,46e-n 90,30 3 40 LH 99/804 31,37 27,61 27,31 39,34 30,62 31,25e-n 89,70 3 41 LH 00/759 25,69 23,65 28,53 41,02 35,99 30,98e-n 88,91 2 42 LH 99/367 31,87 28,85 26,05 33,48 35,25 30,97b-f 88,88 2 43 LH 99/201 29,97 28,49 30,42 33,77 31,91 30,91e-n 88,73 2 44 LH 99/627 33,38 28,58 27,00 31,44 32,30 30,54e-n 87,66 2 45 LH 99/37 29,39 29,61 30,79 28,65 30,05 29,70f-n 85,25 2 46 LH 00/302 32,13 27,81 28,51 30,64 29,34 29,68f-n 85,20 2 47 LH 00/932 33,83 26,58 26,60 29,86 28,66 29,10g-o 83,54 2 48 LH 99/486 32,47 26,76 27,21 30,54 26,23 28,64h-p 82,22 2 49 LH 99/112 25,20 26,63 24,99 29,32 33,28 27,88h-p 80,03 2 50 LH 00/71 27,58 27,51 28,58 24,12 31,49 27,86h-p 79,96 2 51 LH 99/424 23,05 23,07 27,59 33,09 30,48 27,46h-p 78,80 2 52 LH 99/82 22,84 24,44 25,43 29,25 31,86 26,76i-p 76,82 2 53 LH 99/683 30,08 24,03 25,50 26,08 24,90 26,12j-p 74,97 2 54 LH 00/58 27,70 26,32 22,08 27,62 24,65 25,67j-p 73,69 2 55 LH 99/384 - 19,79 26,31 27,42 28,10 25,41j-p 72,92 2 56 LH 99/289 28,24 24,09 21,28 27,28 24,42 25,06k-p 71,94 2 57 LH 99/629 20,95 23,11 24,15 28,85 27,75 24,96k-p 71,64 2 58 LH 99/75 25,78 26,51 27,76 24,34 19,87 24,85k-p 71,33 2 59 LH 99/276 28,04 23,32 21,84 26,55 22,29 24,41l-p 70,06 2 60 LH 99/129 - 25,49 22,90 24,42 23,27 24,02l-p 68,94 2 61 LH 99/143 24,82 22,01 21,24 23,68 23,22 22,99m-p 66,00 2 62 LH 99/675 21,24 18,65 19,19 27,07 25,45 22,32n-p 64,07 2 63 LH 99/648 24,45 17,74 23,21 23,30 22,42 22,22n-p 63,78 2 64 TD 99/14 - 10,05 22,40 23,30 21,30 19,26op 55,29 1 65 LH 99/796 - 20,11 16,36 19,21 19,24 18,73p 53,76 1 Trung bình 34,53 30,86 29,96 34,68 33,75 32,62 F tính 0,0001

Ghi chú: các giá trị sản lượng trung bình có cùng chữ cái khác biệt không có ý nghĩa trong thống kê.

Cấp 1: kém; cấp 2: dưới trung bình; cấp 3: trung bình; cấp 4: khá; cấp 5: tốt)

4.1.2 Năng suất ước lượng (kg/ha/5 tháng) của 65 dvt trên thí nghiệm STLK 05

Trong thời gian theo dõi thí nghiệm STLK 05 đã thu thập được năng suất 5 tháng năm 2011 (từ tháng 08 đến tháng 12/2011) của 65 dvt mở cạo đạt cấp độ từ mức trung bình trở lên thể hiện ở bảng 4.2. Tương tự như sản lượng cá thể, dvt LH 00/580 cho năng suất cao nhất với 1138,53 kg/ha/5 tháng, đạt cấp 5 bằng 145,24 % so với đối

chứng RRIV 4. Trong khi đó, dvt đạt năng suất trung bình thấp nhất là LH 00/302 với 667,90 kg/ha/5 tháng và bằng 85,20 % so với đối chứng RRIV 4. Cụ thể như sau:

Bảng 4.2: Năng suất ước lượng (kg/ha/5 tháng) năm 2011 của các dvt mở cạo đạt cấp

độ trung bình trở lên trên thí nghiệm STLK 05

TT DVT g/c/c Năng suất 5 tháng (kg/ha) 1 LH 00/580 50,60 1138,53 145,24 5 2 LH 00/8 49,16 1106,14 141,11 5 3 LH 00/29 44,74 1006,73 128,43 4 4 TD 00/360 44,35 997,90 127,30 4

Một phần của tài liệu Chuyên đề cây trồng: TÌNH HÌNH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CHỌN TẠO GIỐNG CAO SU Ở VIỆT NAM (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w