Ngân hàng là một tổ chức trung gian đi vay để cho vay. Tiền đi vay qua dân cư, qua các tổ chức tín dụng khác, qua NHNN…. đều phải trả lãi. Đó là chi phí khi Ngân hàng sử dụng vốn của các chủ thể trong nền kinh tế. Hoạt động của Ngân hàng là đi vay để cho vay nên vốn của nó phải được bảo tồn và phát triển. Khi các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng vốn của Ngân hàng thì hộ phải trả lãi cho Ngân hàng, phần lãi này phải bù đắp được phần lãi mà Ngân hàng đi vay, phần chi phí cho hoạt động Ngân hàng và đảm bảo có lợi nhuận cho ngân hàng. Hoạt động cho vay là hoạt động có nhiều rủi ro, đồng vốn mà ngân hàng cho vay có thể được thu hồi đúng hạn, trễ hạn hoặc có thể không thu hồi được. Vì vậy công tác thu hồi nợ (đúng hạn và đầy đủ) được Ngân hàng đặt lên hàng đầu, bởi một Ngân hàng muốn có hoạt động tốt không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải chú trọng đến công tác thu nợ làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao. Doanh số thu nợ qua các năm được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3. Tình hình thu nợ
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Giá trị Giá trị So sánh với năm 2009 Giá trị So sánh với năm 2010 Chênh lệch % Chênh lệch % Doanh số thu nợ 2.648.257 2.195.355 -452.902 -17,1 3.886.24 4 1.690.889 77,02 Thu nợ theo thành phần kinh tế + Thu nợ DNNN 529.374 611.955 82.581 15,59 981.234 369.279 60,34 + Thu nợ DNNQD 1.434.56 0 1.034.78 4 -399.776 -27,86 1.650.37 8 615.594 59,49 + Thu nợ hộ gia đình 684.323 548.616 -135.707 -19,03 1.254.632 706.016 128,69 Thu nợ theo ngành kinh tế + Nông, lâm nghiệp 169.594 350.394 180.800 106,6 715.072 364.678 104,07 + Công nghiệp khai thác,vận tải 845.766 686.723 -159.043 -15,90 1.203.78 6 517.063 75,29 + Xây dựng 250.731 226.345 -24.38 -9,72 302.113 75.768 33,47 + Thương mại dịch vụ 631.543 421.932 -209.611 -33,19 567.889 145.957 34,59 + Ngành khác 750.623 509.961 -240.662 -32,06 1.097.38 4 587.423 115,18 Thu nợ theo thời hạn
+ Ngắn hạn 1.302.009 1.159.630 -142.379 -10,93 1.658.302 498.672 43 + Trung hạn 986.782 868.732 -118.050 -11,96 1.296.389 427.657 49,22 + Dài hạn 539.466 166.933 -192.533 -53,56 931.553 764.62 458,04 Thu nợ theo loại tiền + Nội tệ 1.827.938 1.196.625 -631.313 -34,53 2.519.369 1.322.744 110,53 + Ngoại tệ 820.319 998.730 178.411 21,74 1.366.875 368.145 35,86 (Nguồn báo cáo tài chính của NHNo&PTNT Thị xã Cẩm Phả năm 2009, 2010, 2011)
Nhìn vào bảng 2.3 cho ta thấy rõ được hoạt động công tác thu nợ tại chi nhánh trong 3 năn gần đây diễn ra khá phức tạp, cụ thể như trong năm 2010 giảm 452.902 triệu đồng so với năm 2009. Lý do lúc này nền kinh tế vẫn đang trong quá trình hồi phục lại sau cuộc khủng hoảng kinh tế, các hoạt động sản xuât bắt đầu lại với guồng máy hoạt động, các DN cần vốn để hoạt động kinh doanh, nên hoạt động thu nợ bị gián đoạn. Bên cạnh đó, một số DN làm ăn thua lỗ, chưa có thể hoàn vốn. Mặt khác, cũng phản ánh công tác thu nợ của Ngân hàng chưa chặt chẽ, năm 2011 doanh số thu nợ tăng 1.690.889 triệu đồng so với năm với năm 2010. Điều này cho thấy Ngân hàng đã rút kinh nghiệm từ các kỳ trước, việc thu hồi nợ có kết quả hơn, doanh số thu hồi nợ tăng trưởng
Công tác thu hồi nợ tại chi nhánh NHNo&PTNT Thị xã Cẩm Phả bao gồm những khoản cho vay chính và được phân loại như sau:
Theo thành phần kinh tế
Qua bảng số liệu trên ta thấy công tác thu nợ của chi nhánh nói chung và công tác thu nợ theo thành phần kinh tế nói riêng qua 3 năm vừa qua đạt được kết quả rất khả quan, cụ thể doanh số thu nợ của DNNQD chiếm tỷ trọng cao nhất, trong năm 2009 đạt 1.434.560 triệu đồng; năm 2010 giảm 399.776 triệu đồng so với năm 2009; sang năm 2011 đạt 1.650.378 triệu đồng, tăng 615.594 triệu đồng tương đương tăng 59,49 % so với năm 2010. Nguyên nhân do doanh số cho vay vào loại hình này ngày
càng tăng, điều này chứng tỏ DNNQD hoạt động ngày càng có hiệu quả, trong khi đo doanh số thu nợ của DNNN và hộ gia đình cũng có kết quả tốt như trong năm 2011 đạt 1.254.632 triệu đồng tăng 706.016 triệu đồng so với năm 2010 trong doanh số cho vay hộ gia đình.
Theo ngành nghề kinh tế
Trong số những ngành nghề mà chi nhánh NHNo&PTNT Thị xã Cẩm Phả cho vay thì doanh số thu nợ của ngành công nghiệp khai thác, vận tải chiếm tỷ trong cao cũng do doanh số cho vay đối với ngành này cao trong 3 năm vừa qua doanh số thu nợ đối với ngành này đạt kết quả như sau: năm 2009 đạt 845.766 triệu đồng; năm 2010 đạt 686.723 triệu đồng giảm so với cùng kỳ 159.043 triệu đồng; năm 2011 đạt 1.203.786 triệu đồng tăng 517.063 triệu đồng so với năm 2010. Doanh số thu nợ ngành thương mại dịch vụ cũng cao như trong năm 2009 đạt 631.543 triệu đồng, ngoài ra các ngành khác công tác thu nợ vẫn tiếp tục tăng nhưng không đáng kể: năm 2009 đạt 750.623 triệu đồng; năm 2010 đạt 509.961 triệu đồng giảm so với năm 2009 là 240.662 triệu đồng; năm 2011 tăng trở lại với doanh số đạt 1.097.384 triệu đồng tăng 587.423 triệu đồng với tốc độ tăng 115,18%.
Theo thời hạn
Tình hình thu nợ ngắn hạn đạt kết quả đáng kể trong thời gian qua. Năm 2009 đạt 1.302.009 triệu đồng; năm 2010 đạt 1.159.630 triệu đồng giảm 142.379 triệu đồng; năm 2011 đạt 1.658.302 triệu đồng tăng so với cùng kỳ 498.672 triệu đồng. Ngoài ra doanh số thu nợ trung-dài hạn đạt tốc độ tăng trưởng khá ổn định qua các năm, đối với trung hạn thì năm 2009 đạt 986.782 triệu đồng; năm 2010 đạt 868.732 triệu đồng; năm 2011 đạt 1.296.389 triệu đồng tăng 49,22% so với năm 2010. Do đặc điểm của loại cho vay này là năm nay cho vay sẽ định nhiều kỳ hạn thu dần qua nhiều năm nên khó đánh giá được tình hình thực tế trong năm. Nhưng nhìn chung, có được kết quả như vậy cho thấy Ngân hàng có đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm trong việc chọn lựa khách hàng, trong công tác thẩm định, theo dõi quá trình sử dụng vốn và đôn đốc khách hàng trả nợ.
Thu nợ bằng tiền VND luôn chiêm 1 tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số thu nợ của chi nhánh cụ thể chiếm ( trên 70% ) năm 2009 đạt 1.827.938 triệu đồng; năm 2010 đạt 1.196.625 triệu đồng; năm 2011 đạt 2.519.369 triệu đồng tăng 110,53% so với năm 2010. Cùng với đồng nội tệ thì ngoại công tác thu nợ bằng đồng ngoại tệ cũng có kết quả khả quan cụ thể qua 3 năm: năm 2010 đạt 998.730 triệu đồng; năm 2011 đạt 1.366.875 triệu đồng tăng 368.145 triệu đồng và 35,86% so với năm 2010.
Tóm lại công tác thu nợ là rất quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng, nó đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải có năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất tốt kể từ khâu phân tích thẩm định khách hàng. Đối với Ngân hàng, một khoản tín dụng cấp ra phải đạt chất lượng – tức phải thu hồi được nợ, lãi đúng hạn thì đó là kết quả của sự thận trọng và thường xuyên trong phân tích, đánh giá, kiểm tra của cán bộ tín dụng từ lúc khách hàng vay vốn, sử dụng vốn đến khi trả nợ và lãi cho Ngân hàng.
Phân tích doanh số thu nợ và doanh số cho vay của chi nhánh NHNo&PTNT Thị xã Cẩm phả
Bảng 2.3.1. Doanh số thu nợ và doanh số cho vay
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Giá trị Giá trị So sánh Giá trị So sánh
Chênh lệch % Chênh lệch % Doanh số cho vay 3.191.896 2.873.508 -318.388 -9.97 4.641.333 1.767.825 61.52 Doanh số thu nợ 2.648.257 2.195.355 -452.902 -17,1 3.886.244 1.690.889 77,02 Tổng dư nợ 543.639 678.153 134.514 24.74 755.089 76.936 11.34
(Nguồn báo cáo tài chính của NHNo&PTNT Thị xã Cẩm phả năm 2009, 2010, 2011)
Qua bảng 2.3.1 ta thấy tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng có những bước tiến rõ rệt từ năm 2009 đến năm 2011.
+ Doanh số cho vay năm 2010 giảm 318.388 triệu đồng so với năm 2009. Năm 2011 tăng 1.767.825 triệu đồng so với năm 2010. Điều này cho thấy Ngân hàng đã có những thay đổi trong hoạt động cho vay, thúc đẩy doanh số cho vay, nâng cao chất lượng tín dụng. Tuy nhiên doanh số cho vay năm 2010 giảm nhẹ so với năm 2009 cũng phản ánh bên cạnh những mặt tích cực trong quá trình nâng cao chất lượng cho vay còn tồn tại những thiếu xót.
+ Doanh số thu nợ nhìn chung có biến động phức tạp qua các năm. Năm 2010 giảm 452.902 triệu đồng so với năm 2009. Do lúc này nền kinh tế đang trong quá trình hồi phục lại sau khủng hoảng kinh tế, các hoạt động sản xuất bắt đầu trở lại với guồng máy hoạt động, các DN cần nguồn vốn để hoạt động kinh doanh, nên hoạt động thu nợ bị gián đoạn. Bên cạnh đó, một số DN làm ăn thua lỗ, chưa có thể hoàn vốn. Mặt khác, cũng phản ánh công tác thu nợ của ngân hàng chưa chặt chẽ Năm 2011, doanh số thu nợ tăng 1.690.889 triệu đồng so với năm 2010. Điều này cho thấy Ngân hang đã rút kinh nghiệm từ các kỳ trước, việc thu hồi nợ có kết quả hơn, doanh số thu hồi nợ tăng trưởng.
+ Tổng dư nợ nhìn chung tăng đều qua các năm. Năm 2010 tăng 134.514 triệu đồng so với năm 2009. Năm 2011 tăng 76.936 triệu đồng so với năm 2010. Đây là một thành quả đáng khích lệ, cho thấy sự phát triển trong tín dụng của Ngân hàng
Phân tích nợ quá hạn
Nợ quá hạn là một vấn đề mà hầu như Ngân hàng thương mại nào cũng quan tâm phân tích, NHNo&PTNT Thị xã Cẩm Phả không phải là ngoại lệ. Nợ quá hạn là chỉ số phản ánh hiệu quả của các Ngân hàng đầu tư.Nếu có nợ quá hạn lớn rất có thể rủi ro cho Ngân hàng là đi đến phá sản. Bởi vì nguồn vốn tự có của Ngân hàng không đủ đáp ứng đầu tư tín dụng do đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Vì thế mà nợ quá hạn là vấn đề hết sức quan trọng liên quan đến sự tồn tại của Ngân hàng. Sau đây ta đi phân tích 1 chỉ tiêu để làm rõ điều này.
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Giá trị Giá trị So sánh Giá trị So sánh Chênh lệch % Chênh lệch % DNNN 12.347 7.730 -4.617 -37,4 4.542 -3.188 -58,7 DNNQD 31.522 12.414 -19.108 -60,6 8.422 -3.992 -32,1 Hộ gia đình 16.731 16.089 -642 -3,8 6.668 -9.421 -58,5 Tổng nợ quá hạn 60.600 33.045 27.555 -45,5 19.632 -13.413 -40,5
(Nguồn báo cáo tài chính của NHNo&PTNT Thị xã Cẩm phả năm 2009, 2010, 2011)
Quá hạn trong thành phần kinh tế này rất ít so với tổng nợ quá hạn, qua bảng 2.3.2 ta thấy tuy doanh số cho vay hộ gia đình nhiều nhưng tỷ lệ nợ hoạt động kinh tế, các hộ sản xuất đạt hiệu quả kinh doanh, sinh lời và trả nợ đúng hạn hơn các thành phần kinh tế khác.
Nhìn chung, tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng có xu hướng giảm, các hạn chế dần được khắc phục. Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế cụ thể như sau:
Doan nghiệp nhà nước: nợ quá hạn năm 2010 giảm 4.617 triệu đồng so với năm 2009. Năm 2011 giảm 3.188 triệu đồng so với năm 2010.
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: nợ quá hạn cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ quá hạn. Năm 2010 giảm 19.108 triệu đồng so với năm 2009.Năm 2011 giảm 3.992 triệu đồng so với năm 2010.
Hộ gia đình: nợ quá hạn giảm nhẹ năm 2010 so với năm 2009 với số tiền là 642 triệu đồng. Năm 2011 giảm 9.421 triệu đồng so với năm 2010. .
Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi
Bảng 2.3.3 tình hình nợ xấu (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010-2009 So sánh 2011-2010 Số tiền % Số tiền % Tổng nguồn vốn HĐ 336.751 382.434 422.160 +45.683 +13,56 +39.726 +25,36
Tổng dư nợ 543.639 678.153 755.089 +134.514 +24,74 +76.936 +11,34 Nợ xấu 45.462 15.243 7.824 -30.219 -66,47 -7.419 -48,67 Nhóm 3 27.625 7.984 4.785 -19.641 -71,10 -3.199 -40,07 Nhóm 4 15.454 5.752 2.658 -9.702 -62,78 -3.094 -53,79 Nhóm 5 2.383 1.507 381 -876 -36,76 -1.126 -74,71 Nợ xấu/ Tổng DN 8,36% 2,24% 1,03%
(Nguồn báo cáo tài chính của NHNo&PTNT Thị xã Cẩm phả năm 2009, 2010, 2011)
Nợ xấu là rủi ro tín dụng, đây luôn là mối quan tâm lớn của các ngân hàng thương mại, bởi khi nợ xấu tồn đọng quá cao sẽ làm cho nguồn vốn của ngân hàng không luân chuyển được để xoay vòng kinh doanh và sẽ ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của ngân hàng. Qua bảng trên ta thấy rằng các, Nợ xấu/Tổng Dư nợ năm 2011 thấp hơn rất nhiều so với năm 2010 và năm 2009. Nợ xấu đã giảm từ 45.462 triệu đồng xuống còn 7.824 triệu đồng. Đây là một kết quả đáng được ghi nhận, 37.638 triệu đồng nợ xấu đã được giải quyết từ năm 2009 đến năm 2011, chứng tỏ ngân hàng đã có biện pháp khắc phục nợ xấu như cân nhắc trước khi cho vay và kiểm soát vốn vay sau khi cho vay… Kết quả nợ trong các nhóm trong năm 2009 đến năm 2011 có xu hướng giảm nhanh, giảm về số lượng và tỷ trọng trong tổng dư nợ. Năm 2009, tỷ lên Nợ xấu/ Tổng dư nợ là 8,36%, giảm còn 1,03% đến cuối năm 2011. Cụ thể NHNo&PTNT Thị xã Cẩm Phả đã thực hiện các biện pháp sau:
- Ngăn ngừa những khoản cho vay có vấn đề và tổn thất tín dụng: ngay khi có bằng chứng khách hàng vay đã gặp các khó khăn tài chính, Ngân hàng đã áp dụng kịp thời các biện pháp có thể để cứu lấy người vay và khôi phục sức mạnh tài chính của họ, ví dụ như: kiểm tra lại chính sách tín dụng đối với khách hàng.
- Nâng cao chất lượng quy trình thẩm định tín dụng để hạn chế phát sinh các khoản nợ xấu.
- Thực hiện công tác bồi dưỡng cán bộ để nâng cao kỹ năng tay nghề của nhân viên tín dụng khi thẩm định để cho vay.
- Quản lý nợ xấu phát sinh: thực hiện việc chuyển nợ quá hạn nghiêm túc và chặt chẽ. Xây dựng cơ chế ngăn chặn sự gia tăng của nợ xấu phát sinh. Việc phân loại nợ cần gắn với việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn.
- Trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu
Tuy nhiên, trong bối cảnh sản xuất đình trệ như hiện nay, nợ xấu luôn là mối lo ngại lớn của câc ngân hàng thương mại nói chung và NHNo&PTNT Thị xã Cẩm Phả nói riêng. Khi khả năng tiêu thụ hàng hóa chưa ổn định trở lại, đặc biệt là sự thu hẹp của thị trường xuất khẩu, hàng hóa làm ra không bán được hoặc bán chậm, đã làm cho tình hình tài chính doanh nghiệp ngày càng xấu thêm. Bởi thế, chuyện nợ đang từ nhóm 1 hay nhóm 2 bị chuyển sang nhóm 3, thậm chí nhóm 4, 5 rất khó tránh.
Vấn đề cơ cấu dư nợ tại các ngân hàng là yếu tố làm gia tăng nợ xấu. Chẳng hạn, các hồ sơ vay lúc nào cũng dành cho sản xuất, dự án, phương án kinh doanh khả thi nhưng sau khi ký kết xong hợp đồng vay cán bộ tín dụng chưa kiểm tra sát sao vào dự án/phương án sản xuất, việc vốn vay của Ngân hàng có cơ hội sử dụng không đúng mục đích, gây lên những khó khăn trong việc thu hồi nợ của Ngân hàng.
Do vậy, NHNo&PTNT Thị xã Cẩm Phả cần tiếp tục đánh giá tình hình thực tế, quan tâm quản lý chặt chẽ hơn đến đầu ra của nguồn vốn cho vay, tránh sử dụng nguồn vốn cho vay không đúng mục đích để giảm thiểu tới mức thấp nhất tỷ lệ nợ xấu.
KẾT LUẬN
Cùng với sụ lớn mạnh của NHNo&PTNT Việt Nam, chi nhánh NHNo&PTNT Thị xã Cẩm Phả ngày càng phát triển và tự khẳng định mình đối với nền kinh tế địa