IV. Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam
3. Tiếp tục hoàn thiện chính sách kinh tế, dịch vụ tài chính ngân hàng:
_Phát triển dịch vụ tài chính, ngân hang, tăng cường cạnh tranh trên thị trường tài chính, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn dài hạn:
+Tăng cường khả năng sử dụng lợi nhuận sau thuế tái đầu tư, tự huy động vốn của doanh nghiệp bằng phát hành trái phiếu và chứng khoán.
+Phát triển bảo hiểm, thuê mua tài chính, quỹ đầu tư, đầu tư mạo hiểm, hợp tác xã tín dụng, thị trường chứng khoán và trái phiếu, mở rộng danh mục công ty niêm yết và nới lỏng quy định kinh doanh.
+Hình thành các quỹ mang tính chất hỗ trợ phát triển do ngân sách cấp vốn ban đầu, hoạt động theo chế độ tự chủ tài chính, không bao cấp.
+Nới lỏng quy định hạn chế hoạt động đối với ngân hang nước ngoài đang hoạt động và cấp phép thêm cho các ngân hàng khác.
_Tiếp tục chương trình cơ cấu lại ngân hàng thương mại, nâng cao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các ngân hang thương mại quốc doanh,chuyển ngân hang này sang kinh doanh tổng hợp.Tiếp tục giải quyết nợ khó đòi, trước hết là đối với các khoản vay có thế chấp.
4. Một số giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả cạnh tranh một số ngành có sức cạnh tranh của Việt Nam:
4.1. Sản phẩm nông nghiệp:
Để nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, bảo đảm hội nhập WTO một cách có hiệu quả:
a. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang nền nông nghiệp hàng hoá và những ngành có lợi thế cạnh tranh cao.
Cơ chế “tự điều tiết” của thị trường không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả như mong đợi mà không diễn ra điệp khúc “năm trước được giá trúng đậm, năm sau rớt giá thua đau”.Vì vậy cần phải có sự điều chỉnh của các cơ quan quản lý nhà nước chức năng trong việc định hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp cho phù hợp với xu hướng thị trường, bảo đảm cung-cầu tương đối ăn khớp nhau.Vấn đề đặt ra là phải nâng cao năng lực của các cơ quan làm công tác dự báo, quy hoạch, kế hoạch để có được những thông tin, định hướng, khuyến nghị chính xác giúp các chủ thể trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh nông nghiệp có những quyết định tối ưu.
b. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến và các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ nông nghiệp góp phần tăng giá trị hàng nông sản Việt Nam:
Một mặt phải mở rộng thị trường tiêu thụ trực tiếp, mặt khác phải phát triển mạnh công nghiệp chế biến nhằm lưu giữ và gia tăng giá trị cho nông sản đồng thời phải gắn với công tác quy hoạch các vùng nguyên liệu tập trung với sự rang buộc về lợi ích cụ thể giữa các chủ thể và định hướng thị trường rõ ràng. Để giải quyết vấn đề này, cần đề cao vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc hỗ trợ chính sách cho doanh nghiệp chế biến,tiêu thụ sản
phẩm và vai trò của các hợp tác xã, hiệp hội ngành hàng trong việc hỗ trợ, hướng dẫn quy trình kĩ thuật và kí kết hợp đồng tiêu thụ ổn định cho nhà nông.
c. Ứng dụng rộng rãi những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Đối với nước ta, vẫn còn nhiều trở ngại trong ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp trong đó nổi cộm là vấn đề thiếu vốn và khả năng tiếp thụ có hạn của nông dân, do đó cần có sự hỗ trợ từ nhiều cấp ngành, đặc biệt là sự đầu tư thoả đáng của nhà nước.Hiện nay cần coi trọng ứng dụng các công nghệ gen,lai tạo giống cây con mới có năng suất, chất lượng cao, công nghệ chế biến bảo quản sau thu hoạch, phương thức canh tác hiện đại, tiết kiệm tài nguyên và thân thiện với môi trường…,tiếp tục thực hiện các chương trình thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá nông nghiệp nông thôn trong đó người dân phải là chủ thể trực tiếp ứng dụng và hưởng thụ thành quả những thành tựu đó.
d. Tăng cường liên kết “bốn nhà”, hình thành các hiệp hội ngành hàng và đổi mới quan hệ ruộng đất ở nông thôn.
Cần phải hình thành hệ thống liên kết, hợp tác, phân công chuyên môn hoá nối liền sản xuất với chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu bảo đảm các tiêu chuẩn mà thị trường quốc tế đòi hỏi ở từng khâu, trên cơ sở phân chia hợp lý lợi nhuận và rủi ro ở tất cả các bước cho mọi đối tượng tham gia, nhất là phải chú ý đến quyền lợi của nhà nông.Bên cạnh đó cần khẩn trương thành lập các hiệp hội ngành hang trong nông nghiệp, nông thôn để hạn chế cạnh tranh nội bộ và có tiếng nói bảo vệ quyền lợi chung do không còn bảo hộ của nhà nước khi gia nhập WTO.Mặt khác tiếp tục đổi mới quan hệ ruộng đất ở nông thôn theo hướng tích tụ, tập trung đất đai, tiến lên sản xuất lớn với phân công lao động trong nông nghiệp sang các ngành, lĩnh vực khác trên địa bàn nông thôn.
e. Làm tốt công tác marketing thị trường, xây dựng, quảng bá thương hiệu và xác lập các kênh phân phối có hiệu quả ngành nông sản. Đây là công đoạn liên quan đến rất nhiều chủ đề khác nhau trong xã hội, đòi hỏi cộng đồng trách nhiệm của mỗi tổ chức và cá nhân, trong đó nổi lên vai trò của Nhà nước, các thương nhân, các doanh nghiệp xuất khẩu, những người làm công tác đối ngoại.
f. Sẵn sàng sử dụng các công cụ tự vệ theo quy chế của WTO để bảo vệ sản xuất nội địa khi cần thiết.Chúng ta kiên quyết đấu tranh với những sự áp
đặt phi lí, đồng thưòi chuẩn bị những điều kiện kinh tế và pháp lí cần thiết để bảo vệ sản xuất nông nghiệp trong nước trước sự đe doạ của hang nông sản các nước khác cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường trong nước trong thời gian tới.
4.2. Ngành dệt may:
Đối với ngành dệt may của nước ta, vấn đề chất lượng, giá thành sản phẩm, nhân công…luôn là yếu tố quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh.Hiện nay chúng ta đang có nhiều cơ hội để bứt phá đi lên với đà tăng trưởng ngày một cao song để đạt được điều đó, chúng ta vẫn còn rất nhiều việc phải làm:
a. Nước ta cần có kế hoạch đầu tư thoả đáng với chiến lược lâu dài cho ngành dệt may và nguyên phụ liệu cấp tại chỗ.
b.Nhìn chung các sản phẩm dệt may Việt Nam còn nghèo nàn về chủng loại, mẫu mã lạc hậu do chậm đổi mới.Trong khi thị trường Mỹ, Nhật, EU (là những thị trường tiềm năng cho dệt may Việt Nam) lại rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã, thường yêu cầu cao về chất lượng, có sự cạnh tranh gay gắt.Vì vậy, đối với những loại thị trường này,các doanh nghiệp Việt Nam cần có sự chuẩn bị chu đáo, chi tiết cho kế hoạch sản xuất, kinh doanh.
c. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong đàm phán kí kết hợp đồng, tiếp thị, thiết kế mẫu mã, ngoại ngữ…vì thế nhà nước, doanh nghiệp cần có kế hoạch cho việc đào tạo trước mắt cũng như lâu dài nguồn nhân lực chất lượng cao cho các lĩnh vực này.
d. Phần lớn doanh nghiệp dệt may Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ
không đáp ứng kịp thời đơn đặt hàng có khối lượng lớn cho nên các doanh nghiệp trong ngành cần tăng cường hợp tác với nhau, tạo thành chuỗi liên kết đủ mạnh, đủ sức cạnh tranh với các đối thủ khác.
e.Các doanh nghiệp cần nhận thức rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình để xây dựng chiến lược phát triển hợp lý, đồng thời thị trường trong nước cũng phải được phát triển hợp lý để tạo thế cân bằng bởi khi tham gia thị trường nước ngoài sẽ chịu áp lực cạnh tranh gay gắt hơn.