Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập tạo tiền đề cho xoá đó

Một phần của tài liệu xóa đói giảm nghèo trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước (Trang 29 - 35)

CHO XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO.

a. Tập trung phát triển các ngành, các lĩnh vực

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề, phân bố lại lao động dân cư để gắn lao động với tiềm năng đất đai, tài nguyên thiên nhiên là giải pháp cơ bản, lâu dài để tạo việc làm, tăng thu nhập ổn định cho các hộ ở nông thôn. Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn cần thực hiện bao gồm cả chuyển dịch theo ngành, lĩnh vực, chuyển dịch theo thành phần kinh tế.

Xây dựng và phát triển một nền nông thông (kẻ cả nông – lâm – ngư nghiệp) có năng lực sản xuất cao, đáp ứng được nhu cầu CNH, HĐH và phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần tích cực vào việc nâng cao mức sống dân cư, làm chuyển đổi bộ mặt nông thôn.

Từ cách đặt vấn đề trên, cần tập trung thực hiện các chương trình và giải pháp chủ yếu sau:

- Chương trình lương thực: ứng dụng công nghệ sinh học, các giống năng suất cao, phù hợp với từng vùng. Giải quyết thuỷ lợi và thâm canh đồng bộ. Lựa chọn các loại cây lương thực thích hợp từng vùng sinh thái. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, cơ cấu kinh tế nông thôn để tạo ra thu nhập dùng để trao đổi lương thực ở những nơi không có khả năng sản xuất tại chỗ. Thực hiện thâm canh cao trên diện tích lúa được tưới tiêu chủ động ổn định, đảm bảo mục tiêu an toàn lương thực.

- Chương trình phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn: Tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại. Vừa liên kết với các ngành Trung ương, các tỉnh, các tổng Công ty lớn để tiêu thụ, vừa tìm kiếm thị trường. Quy hoạch, xác định các loại ngành nghề chủ yếu cho từng địa bàn. Hình thành nhiều hộ kinh doanh trong nông thôn. Khuyến khích doanh nghiệp vừa và

nhỏ, hỗ trợ nhất là những năm đầu về vốn, đất đai, đào tạo công nhân… Chuyển dần lao động nông nghiệp sang phát triển ngành nghề và dịch vụ nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thực hiện nhanh việc giao đất lâu dài cho nông dân, khuyến khích phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại.

- Phát triển ngành công nghiệp – xây dựng, tạo ra sự vượt trội trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH, làm nền tảng cho tăng trưởng nhanh, có hiệu quả và bền vững của toàn bộ nền kinh tế của tỉnh, phù hợp với xu thế chung của cả nước theo cơ chế kinh tế mở và hội nhập.

- Tập trung đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ bao gồm: các ngành thương mại, dịch vụ vận tải, bưu điện, hoạt động Nhà nước, giáo dục, khoa học, y tế, văn hoá…góp phần làm tăng giá trị GDP và thu hút nhiều lao động. Xúc tiến các hoạt động tìm kiếm thị trường cho hàng hoá sản xuất nhanh chóng hoà nhập với thị trường trong và ngoài nước.

b. Đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng.

- Tập trung ưu tiên phát triển kinh tế miền núi: Đây là vùng có tài nguyên khoáng sản phong phú, có điều kiện mặt bằng xây dựng công nghiệp thuận lợi đặc biệt có ưu thế về phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, phát triển cây công nghiệp dài ngày như cao su, chè, cây ăn quả..v.v.Vùng đồi thấp có khả năng phát triển cây công nghiệp ngắn ngày như mía, đậu tương…

- Vùng đồng bằng: có điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, đất đai mầu mỡ, khí hậu ôn hoà, NNL dồi dài trình độ dân trí và điều kiện sống dân cư cao. Do đó giải pháp cơ bản cho phát triển kinh tế của vùng đồng bằng là tập trung phát triển nông nghiệp và công nghiệp, dịch vụ. Tăng cường đầu tư xây dựng vùng lúa cao sản để bảo đảm an toàn lương thực gắn với công nghiệp chế biến và chăn nuôi phát triển mạnh các khu công nghiệp tập trung, kết hợp với phát triển thương mại, du lịch và các ngành dịch vụ khác.

- Vùng ven biển: Xây dựng các vùng lúa cao sản. Mở rộng đánh bắt và nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản. Xây dựng khu công nghiệp tập trung cảng biển, chế biến hải sản, cơ khí đóng và sửa chữa tàu thuyền, dầu khí…)Gắn với cảng biển nước sâu. Tập trung phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ du lịch nghỉ ngơi, tắm biển, tham quan danh lam tắng cảnh và di tích lịch sử…để tăng nguồn thu và tạo việc làm cho lao động.

c. Thực hiện tốt công tác định canh định cư, di dân xây dựng vùng kinh tế mới.

Việt Nam là một nước có dân số đông, nhưng lại phân bố không đều giữa các vùng, vùng thành phố và thị xã có mật độ dân số cao. Sự bất hợp lý này đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục thực hiện chương trình ĐCĐC và di dân vùng KTM nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên đất đai và lợi thế của miền núi.

Công tác định canh định cư và xây dựng vùng kinh tế mới đến năm 2010 của cả nước cần tập trung thực hiện một số biện pháp cơ bản sau:

- Khai thác tiềm năng đất đai và nguồn lực tại chỗ kết hợp với đầu tư hỗ trợ của Nhà nước để bố trí lại sản xuất, sắp xếp lại dân cư một cách khoa học, thực hiện định canh định cư bền vững. Thực hiện định canh định cư và xây dựng vùng kinh tế mới gắn và các chương trình phát triển kinh tế – xã hội khác để nhanh chóng xoá đói giảm nghèo cho đối tượng định canh định cư.

- Trước mắt tập trung ưu tiên cho các vùng dự án còn có nhiều khó khăn. Ưu tiên đầu tư cho các hạng mục xây dựng hệ thống giáo dục, y tế, văn hoá đáp ứng nhu cầu học tập, chữa bệnh và văn hoá cho nhân dân. Hoàn thành căn bản việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống giao thông tạo ra mạng lưới giao thông liên hoàn, giao lưu thuận tiện và hệ thống thủy lợi nội đồng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho nhân dân.

- Thúc đẩy nông, lâm, công nghiệp và các ngành phi nông nghiệp ở vùng định canh định cư phát triển nhanh và bền vững, hình thành cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý theo hướng CNH, HĐH, nhằm đảm bảo an ninh lương thực, giải quyết việc làm nâng cao thu nhập của nhân dân trong vùng, góp phần vượt qua tình trạng đói nghèo và kém phát triển.

- Sắp xếp lại dân cư, tạo việc làm cho người lao động. Chấm dứt phá rừng đầu nguồn, phát huy kết quả giao đất, giao rừng đến hộ, thông qua công tác trồng rừng, bảo vệ, tái sinh rừng, vừa giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống vừa tạo ra môi trường sinh thái bền vững. Xây dựng mới và hoàn thiện từng bước các cơ sở hạ tầng như: Giao thông, thuỷ lợi, nước sinh hoạt, các công trình phúc lợi…cho nhân dân trong vùng định canh định cư.

- Hình thành một số vùng dân cư mới tập trung thuận lợi cho việc đầu tư khai thác tiền năng. Do đó cần khảo sát kỹ địa bàn trước khi đưa dân đến, những địa bàn điều động tập trung phải có thiết kế quy hoạch khu dân cư. Ưu

tiên làm trước những địa bàn có điều kiện thuận lợi để xây dựng vùng dân cư mới toàn phần. Hoặc kết hợp giữa dãn dân nội vùng với các hộ di dân vào dự án để hình thành những cụm điểm, làng dân mới thuận lợi trong giao lưu kinh tế – văn hoá và tiết kiệm đầu tư.

KẾT LUẬN

Trong những năm đầu của thế kỷ 21 chưa bao giờ Đảng và Nhà nước ta quan tâm và chú trọng đến công cuộc xoá đói giảm nghèo như hiện nay. Mục tiêu của Đảng đáp ứng nguyện vọng tha thiết của toàn thể nhân dân nên nhân dân càng đoàn kết tin tưởng, quyết tâm thực hiện cho được mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xây dựng xã hội công bằng, văn minh, một xã hội thật sự dân chủ, nhân ái, có kỷ cương, có văn hoá, xoá bỏ áp bức và bất công, tạo điều kiện cho mọi người làm giàu, có cuộc sống, ấm no, tự do, hạnh phúc.

Công tác xoá đói giảm nghèo trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể tuy còn có những mặt còn hạn chế. Nó đã khẳng định chủ trương đường lối chỉ đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trên mặt trận xoá đói giảm nghèo. Về cơ bản chúng ta phấn đấu đến năm 2005 là không còn hộ đói và nghèo tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 10%. Để thực hiện được mục tiêu đó không những chỉ đòi hỏi trách nhiệm của Nhà nước, toàn bộ xã hội mà trước hết là góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội, đảm bảo tính công bằng trong xã hội. Và đó cũng chính là lời căn dặn của Hồ Chủ Tịch mong muốn sao cho đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn: Phải làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người khá giàu thì giàu thêm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Mai Quốc Chánh Giáo trình KTLĐ - NXB giáo dục – 1998

2 Cao Minh Châu Quảng Ninh với các sự nghiệp phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội – tạp trí LĐ % XH số 175 tháng 6/2001

3 Nguyễn Sinh Cúc Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo ở nông thôn hiện nay – tạp chí Cộng sản – số 25 tháng 9/2002

4 Đàm Hữu Đắc Tiến công trên mặt trận xoá đói giảm nghèo – tạp chí cộng sản số 1 tháng 1/2000

5 Ngân hàng thế giới [02] giảm bớt nghèo đói thông qua các dự án nông nghiệp – 1992

6 Ngân hàng thế giới Việt Nam - đánh giá sự nghèo đói và chiến lược

7 Nguyễn Thị Hằng [05] quyết định của Bộ Trưởng bộ LĐ - TB Và XH giai đoạn 2001 – 2005 về quy định chuẩn nghèo mới

8 Nguyễn Thị Hằng Bước tiến mới của sự nghiệp xoá đói giảm nghèo

9 Nguyễn Hải Hữu [03] khái niệm – chuẩn mực nghèo đói – tạp chí LĐ & XH số 1/1998

10 Nguyễn Đắc Hưng Chính sách tài chính – tín dụng - đầu tư thúc đẩy phát triển nông nghiệp – nông thôn Việt Nam trong đầu thế kỷ tới

11 Phạm Ngọc Kiểm Giáo trình phân tích kinh tế và xã hội và lập trình - ĐHKTQD – NXB LĐXH 2002

12 Phạm Tự Kiên Xoá đói giảm nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn – Tạp chí LĐ & XH số 191 + 195 tháng 7/2002

13 Vũ Thị Ngọc Phùng Tăng trưởng kinh tế – công bằng xã hội và vấn đề xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam – NXB CTQG – 1998

14 Lê Đình Thắng Định hướng chiến lược phát triển nông nghiệp – nông thôn nước ta thập niên đầu thế kỷ 21

15 Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam

Phương hướng xoá đói giảm nghèo 2001 – 2005 16 Chính phủ nước

CHXHCN Việt Nam

Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo (phê chuẩn tháng 5/2002)

17 Đảng cộng sản Việt Nam

Văn kiện đại hội Đảng IX

18 Nguyễn Trong Xuân Một số vấn đề nghèo đói ở đồng bào dân tộc ít người và miền núi Việt Nam trong 10 năm gần đây – tạp chí nghiên cứu kinh tế – số 262 tháng 3/2000

19 [01] phát triển nông thôn – Hãy bắt đầu từ những người nghèo khổ – NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp – [99]. 20 Tào Bằng Huy Những giải pháp cơ bản nhằm xoá đói giảm nghèo ở tỉnh

Thanh Hoá giai đoạn 2001 – 2010 21 Tạp chí lao động và

xã hội 21

Số xuân Quý Mùi 22 Tạp chí lao động và xã hội Số 199 từ 16 – 20/9/2002 23 Tạp chí lao động và xã hội Số 182 + 183 + 184 xuân Nhâm Ngọ tháng 2 / 2002 24 Tạp chí lao động và xã hội Số 211 ngày 16 – 30 tháng 3/2003 25 Thị trường lao động Số 3/2002

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU...1

NỘI DUNG...2

I. Cơ sở lý luận...2

1. Các khái niệm...2

2. Nguồn lao động trong quá trình chuyển dịch cơ cấu về kinh tế và các biện pháp chủ yếu...8

II. Nguyên nhân và ảnh hưởng đến sự cần thiết phải xoá đói giảm nghèo ...13

1. Vai trò, cơ cấu thị trường nông thôn...13

2. Quy mô...14

3. Nguyên nhân và hậu quả của đói nghèo...15

4. Ảnh hưởng của đói nghèo và sự cân thiết phải xoá đói giảm nghèo...23

III. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập tạo tiền đề cho xoá đói giảm nghèo...28

KẾT LUẬN 32 Tài liệu tham khảo...33

Một phần của tài liệu xóa đói giảm nghèo trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w