Hệ thống giao thông, thuỷ hệ.
Trên bản đồ được thể hiện tất cả các loại đường sắt, đường bộ, đường trong làng, ngoài đồng, đường phố, ngõ phố... Đo vẽ chính xác vị trí tim đường, mặt đường, chỉ giới đường, các công trình cầu cống trên đường và tính chất từng loại đường. Giới hạn thể hiện hệ thống giao thông là chân đường, đường có độ rộng lớn hơn 0.5mm trên bản đồ phải vẽ hai nét, nếu độ rộng nhỏ hơn 0.5mm thì vẽ một nét và ghi chú độ rộng.
Đường bộ: Bao gồm đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên huyện, liên xã. Các loại đường bộ biểu thị theo tính chất rải mặt. Trên bản đồ phải thể hiện được mặt đường, lề đường (đối với các loại đường có rải mặt) và phân đất lưu không. Ghi chú tên đường và chất liệu rải mặt đường.
Đường trong khu dân cư: Đường trong khu dân cư bao gồm đường phố, các loại đường đất, đường bê tông, đường gạch, đường nhựa,... trong thôn xóm. Khi vẽ
đường phố phải thể hiện rõ mặt đường, hè phố và chỉ giới đường. Mép hè phố có thể thay thế bằng đường ranh giới thửa đất.
Bảng 3.1: Lớp Giao thông
STT Tên thuộc tính Kiểu dữ liệu Ghi chú
1. Bến Bãi Điểm
2. Cầu Giao Thông Point Điểm
3. Đường Nội Bộ Đường
4. Đoạn Đường Sắt Đường
5. Cầu Giao Thông Polyline Đường
6. Đoạn Tim Đường Bộ Đường
Bảng 3.2: Lớp Thuỷ hệ
STT Tên thuộc tính Kiểu dữ liệu Ghi chú
1. Đê Đường
2. Đường Bờ Nước Đường
3. Đường Mép Nươc Đường
4. Kênh Mương Đường
5. Sông Suối Vùng
6. Mặt Nước Tĩnh Vùng
Địa hình
Khi đo vẽ bản đồ địa hình ở vùng có chênh cao lớn phải thể hiện dáng đất bằng các đường đồng mức hoặc ghi chú độ cao.
Bảng 3.3: Lớp Địa hình
STT Tên thuộc tính Kiểu dữ liệu Ghi chú
1. Điểm Độ Cao Điểm
2. Đường Bình Độ Đường
Đối với các loại bản đồ tỷ lệ lớn 1/200, 1/500, khi đo vẽ ở vùng đất thổ cư, đặc biệt là khu vực đô thị thì trên từng thửa đất thể hiện chính xác ranh giới các công trình xây dựng cố định như nhà ở, nhà làm việc,... Các công trình xây dựng được xác định theo mép tường phía ngoài. Trên vị trí công trình còn biểu thị tính chất công trình như nhà gạch, nhà bê tông, nhà nhiều tầng, nhà tạm,...
Bảng 3.4: Dân Cư, Cơ Sở Hạ Tầng
STT Tên thuộc tính Kiểu dữ liệu Ghi chú
1. Công Trình Kiến Trúc Đặc Biệt Điểm
2. Điểm Dân Cư Điểm
3. Khu Chức Năng Điểm
Biên giới, Địa giới
Cần thể hiện chính xác đường địa giới quốc gia, địa giới hành chính các cấp tỉnh, huyện, xã, các mốc địa giới hành chính, các điểm ngoặt của đường địa giới. Khi đường địa giới hành chính cấp thấp trùng với đường địa giới cấp cao hơn thì biểu thị đường địa giới cấp cao. Các đường địa giới phải phù hợp với hồ sơ địa giới đang được lưu trữ trong các cơ quan nhà nước.
Bảng 3.5: Biên giới, Địa giới
STT Tên thuộc tính Kiểu dữ liệu Ghi chú
1. Đường Địa Giới Đường
Lớp phủ bề mặt
Lớp phủ bề mặt dùng để tô lên một vùng dùng để phân biệt với các vùng khác.
Bảng 3.6: Lớp phủ bề mặt
STT Tên thuộc tính Kiểu dữ liệu Ghi chú
1. Phủ Bề Mặt Vùng
Quản lý hệ thống điện
Bảng 3.7: Quản lý hệ thống điện
STT Tên thuộc tính Kiểu dữ liệu Ghi chú
1. Trạm Điện Điểm
2. Cột Điện Điểm
3. Khoảng Cột Đường