XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRON GÔ NHIỄM KHÔNG KHÍ

Một phần của tài liệu Thực trạng và phương hướng hoàn thiện pháp luật vê bảo vệ không khí (Trang 35)

46http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=artìcle&id=208:tc2003solxl

vphc&catid=91 :ctc20031&Itemid=

106 Thực trạng và phương hướng hoàn thiện pháp luật vê bảo vệ không khí

quản lý, qua đó có thể đề ra các biện pháp tác động thích hợp đến từng đối tượng, như khuyến khích, động viên các tổ chức, cá nhân nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật môi trường, phát hiện và uốn nắn kịp thời các đối tượng có biểu hiện sai phạm, góp phần định hướng hành vi xử sự tích cực của họ trong công tác bảo vệ môi trường. Xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật về môi trường (mà trước hết là xử phạt hành chính) sẽ góp phần ngăn chặn kịp thời các hành vi gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, răn đe các đối tượng có biểu hiện thiếu tôn trọng pháp luật. Riêng đối với hoạt động xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường nói chung, lĩnh vực không khí nói riêng thì đây là một hoạt động quan trọng thể hiện sự nghiệm minh của pháp luật đối với cá nhân, tổ chức khi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ không khí. Tuy nhiên, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật môi trường không khí đòi hỏi rất cao về trình độ chuyên môn trong khoa học kỹ thuật. Yêu càu này rất khó thỏa mãn khi phần lớn các thẩm phán và thanh tra về bảo vệ môi trường chỉ được đào tạo về khoa học pháp lý. Vì vậy, tình trạng xử lý chưa kịp thời, chưa nghiêm minh hay còn bỏ sót các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường không khí của hệ thống cơ quan này đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều chỉnh của pháp luật bảo vệ môi trường không khí46.

Giống như trong các lĩnh vực kiểm soát đối với các thành phần môi trường khác, xử lý vi phạm pháp luật ừong kiểm soát ô nhiễm không khí thường được áp dụng với ba hình thức chủ yếu. Đó là xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.

2.4.1. Xử Ịý các hành vi vi phạm hành chính về kiểm soát ô nhiễm không khí

Vi phạm hành chính là vi phạm chủ yếu trong kiểm soát ô nhiễm không khí. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này không đa dạng như vi phạm hành chính trong kiểm soát suy thoái rừng hay vi phạm hành chính trong kiểm soát ô nhiễm môi trường nước. Đối với kiểm soát ô nhiễm không khí, pháp luật hiện hành chỉ có một vài quy định riêng về hành vi vi phạm hành chính. Đó là những hành vi vi phạm các quy định về thải khí, bụi và hành vi vi phạm các quy định về ô nhiễm không khí tại nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Chẳng hạn điểm a khoản 1 điều 11 nghị định này quy định: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ

47 Điều 11-Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ban hành Ngày 09 tháng 08 năm 2006 về xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực

bảo vệ môi Thực trạng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ không khí trường

Như vậy, bất kỳ tổ chức, cá nhân nào có hành vi thải khí, bụi vượt quá nồng độ tối đa cho phép đã được quy định trong các tiêu chuẩn thải khí sẽ phải chịu ừách nhiệm hành chính ngay cả khi hành vi ấy chưa gây thiệt hại. Chỉ cần họ thải bụi hay khí vượt quá nồng độ quy định là sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng. Nhưng nếu cùng hành vi đó mà lại thực hiện trong trường họp vượt quá giới hạn cho phép từ 2 lần trở lên thì sẽ xử phạt nặng hơn. Cụ thể là sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khoản 2 điều 11 nghị định số 81/2006/NĐ-CP. Mức phạt sẽ càng tăng lên khi các cá nhân, tổ chức thải khí bụi vượt tiêu chuẩn cho phép vào môi trường. Mức phạt được qui định như sau:

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thải khí, bụi vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới năm lần trong trường họp lưu lượng khí thải từ 5.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ.

Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thải khí, bụi vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới năm làn trong trường họp lưu lượng khí thải từ 20.000 m3/giờ trở lên.

Phạt tiền từ 11.000.000 đồng đến 13.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thải khí, bụi vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần đến dưới mười lần trong trường họp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 5.000 m3/giờ.

Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thải khí, bụi vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần đến dưới mười lần trong trường họp lưu lượng khí thải từ 5.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ.

Phạt tiền từ 17.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thải khí, bụi vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần đến dưới mười lần trong trường họp lưu lượng khí thải từ 20.000 m3/giờ trở lên.

Phạt tiền từ 21.000.000 đồng đến 23.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thải khí, bụi vượt tiêu chuẩn cho phép từ mười lần trở lên trong trường họp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 5.000 m3/giờ.

48 Điều 11-Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ban hành Ngày 09 tháng 08 năm 2006 về xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực bảo vệ

môi trường Thực trạng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ không khí

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 17.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép dưới hai lần trong trường họp lưu lượng khí thải nhỏ hon 5.000 m3/giờ.

Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép dưới hai lần trong trường họp lưu lượng khí thải từ 5.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ .

Phạt tiền từ 21.000.000 đồng đến 24.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép dưới hai lần trong trường họp lưu lượng khí thải từ 20.000 m3/giờ trở lên.

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 27.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới ba lần trong trường họp lưu lượng khí thải nhỏ hom 5.000 m3/giờ.

Phạt tiền từ 28.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới ba lần trong trường họp lưu lượng khí thải từ 5.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ.

Phạt tiền từ 31.000.000 đồng đến 34.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới ba lần trong trường họp lưu lượng khí thải từ 20.000 m3/giờ trở lên.

Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 37.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ ba lần đến dưới năm lần trong trường họp lưu lượng khí thải nhỏ hom 5.000 m3/giờ.

Phạt tiền từ 38.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ ba lần đến dưới năm lần trong trường họp lưu lượng khí thải từ 5.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ.

Phạt tiền từ 41.000.000 đồng đến 44.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ ba lần đến dưới năm lần

49 Điều 11-Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ban hành Ngày 09 tháng 08 năm 2006 về xử phạt vi phạm hành

chính ừong lĩnh vực bảo vệ

môi trường

50 Giáo trinh Luật Môi Trường- Đại học Luật Hà Nội- Nhà xuất bản Công An Nhân Dân, Hà Nội 2006 - Trang 183-184

Thực trạng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ không khí

Phạt tiền từ 51.000.000 đồng đến 54.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần trở lên trong trường họp lưu lượng khí thải từ 20.000 m3/giờ trở lên.

Phạt tiền từ 55.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường quá mức cho phép.

Pháp luật quy định 70 triệu là mức phạt tối đa cho tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Mức phạt thấp nhất là 500.000 đồng. Đó là nội dung Nghị định số 81/2006/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quy định về khí thải và bụi. Theo đó, đối tượng bị xử phạt là tố chức, cá nhân Việt Nam; cá nhân là người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường không khí; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Như vậy, trong nghị định số 81/2006/NĐ-CP đề cập đến bất cứ tổ chức, cá nhân có hành vi thải khí, bụi vượt quá nồng độ tối đa cho phép đã được quy định trong các tiêu chuẩn thải khí sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính ngay cả khi hành vi ấy chưa gây thiệt hại. Tổ chức ở đây có thể được hiểu là pháp nhân hay không pháp nhân khi vi phạm điều bị xử phạt hành chính49.

Nghị định nêu rõ một số nguyên tắc xử phạt: một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chỉ bị xử phạt hành chính một lần; một người, một tổ chức cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm; nhiều người, nhiều tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm thì mỗi người, mỗi tổ chức vi phạm đều bị xử phạt. Tuy nhiên, nguyên tắc xử phạt cũng quy định, không xử phạt vi phạm trong các trường họp thuộc tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính của cá nhân trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà mất khả năng nhận thức hoặc khả năng tự điều khiển hành vi.

Ngoài ra các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm nêu trên còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác như tước quyền xử dụng giấy phép tù 90 ngày đến 180 ngày tùy theo tính chất và mức độ quy phạm. Giấy phép ở đây được hiểu là giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường do các cơ quan

51 Giáo trình Luật Môi Trường- Đại học Luật Hà Nội- Nhà xuất bản Công An Nhân Dân, Hà Nội 2006 - Trang 183-184

Thực trạng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ không khí

phép và do đó sẽ không được phép thải bất kỳ một lượng khí, bụi nào vào không khí xung quanh. Bên cạnh đó, chủ thế vi phạm cũng phải đình chỉ ngay hành vi vi phạm và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả xấu do chính hành vi vi phạm của mình gây ra. Việc xử lý vi phạm hành chính trong trường họp nêu trên được tiến hành bởi các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền như: thanh tra viên, chánh thanh tra chuyên ngành của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường và các sở tài nguyên và môi trường ở các địa phương, chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp theo trình tự và thủ tục luật định.

Ngoài hành vi vi phạm hành chính được quy định trực tiếp trong kiểm soát ô nhiễm không khí nêu trên, các tổ chức, cá nhân còn có thể bị xử lý vi phạm hành chính khi thực hiện một số hành vi vi phạm hành chính khác gây ảnh hưởng xấu đến không khí như: hành vi không thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, hành vi không trang bị các thiết bị xử lý chất thải theo yêu càu51.

Ví dụ: Vào tháng 6/2004, nhà máy xi măng Hoàng Thạch được xây dựng ở tỉnh Hải Dương có công suất 1,2 triệu tấn xi măng mỗi năm. Sự cố nổ thiết bị lọc bụi tĩnh điện ở lò nung của nhà máy đã xảy ra. Tuy nhiên, do nhu cầu về xi măng tương đối lớn nên nhà máy vấn tiếp tục hoạt động trong điều kiện không có thiết bị lọc bụi. Mỗi ngày nhà máy thải ra gần 100 tấn bụi gây ô nhiễm môi trường xung quanh, đến dân cư. Theo TCVN 5937- 1995 (nay được thay thế TCVN 5937- 2005 tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh) thì nồng độ bụi trong không khí vượt tiêu chuẩn cho phép từ 9 đến 14 lần. Với nhưng hành vi vi phạm của nhà máy Hoàng Thạch theo khoản 1 điều 23 nghị định số 81/2006/NĐ-CP có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, bị đình chỉ hành vi vi phạm và buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí ở khu vục đó.

2.4.2. Xử lý các hành vi phạm tội trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm không khí

Hành vi gây ô nhiễm không khí là một loại hành vi diễn ra khá phổ biến trên thực tế, song lại rất khó có thể xác định được chính xác chủ thể thực hiện hành vi. Nguyên nhân của tình trạng này là do nguồn gây ô nhiễm không khí trên thực tế rất đa dạng và môi trường không khí lại có đặc tính dễ lan rộng các chất gây ô nhiễm. Điều đó làm cho việc xác định đúng chủ thể hành vi phạm tội cũng như áp dụng các khung hình phạt thích đáng là đối tượng khó khăn. Trong bộ luật hình sự 1999, có

52 Bộ luật hình sự 1999- điều 12- điều 182

53 Bình luận khoa học bộ luật

hình sự phần các tội

phạm tập 8- nhà xuất

bản tổng hợp thành phố

hồ chí minh

năm 2005- Đinh Văn Quế-

trang 243

Thực trạng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ không khí

1. Người nào thải vào không khí các khói bụi, chất độc hoặc các yếu tố độc hại khác; phát bức xạ, phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép, đã bị xử lý hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiệm trọng thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Chủ thể của tội này không là chủ thể đặc biệt, chỉ cần người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đến một độ tuổi theo quy định của bộ luật hình sự thì đều có thể ừở thành chủ thể của tội phạm này.

Theo quy định tại điều 12 bô luật hình sự và cấu tạo của điều luật về tội phạm này thì người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đử 16 tuổi chỉ phải chịu ừách nhiệm hình sự về tội phạm này thuộc trường họp quy định tại khoản 3 của điều luật; người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này không phân biệt thuộc trường họp quy định tại khoản nào của điều luật52. Như vây, tại tội gây ô nhiễm không khí thì cá nhân chỉ bị xử phạt hình sự còn pháp nhân thì không bị xử phạt, qua đây ta thấy được điểm bất cập của bộ luật hình sự 1999 nước ta.

Một phần của tài liệu Thực trạng và phương hướng hoàn thiện pháp luật vê bảo vệ không khí (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w