Huỳnh quang cực đại (Fm)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi huỳnh quang diệp lục và hàm lượng diệp lục của một số giống đậu tương trong pha hạn và pha phục hồi trên đất bạc màu (Trang 28 - 32)

3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

3.1.2.Huỳnh quang cực đại (Fm)

Huỳnh quang cực đại Fm là giá trị đo được khi toàn bộ các tâm phản ứng ở trạng thái đóng, khi đó các QA bị khử.

* Thời kỳ ra hoa

Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 1, 2 và hình 7.

Hình 7. Biểu đồ huỳnh quang cực đại của các giống đậu tương trong thời kỳ ra hoa

Phân tích chỉ ra rằng ba giống đậu tương có sự suy giảm huỳnh quang cực đại có sự khác nhau. Fm của DT84 giảm dần và giảm nhiều nhất ở ngày thứ ba,

còn ĐT12 có Fm giảm mạnh vào ngày thứ hai của pha gây hạn. Riêng giống

ĐT22 ít giảm về Fm. Qua đó phần nào phản ánh được khả năng chịu hạn khác nhau của từng giống. Huỳnh quang cực đại của ĐT22 giảm ít nhất cho thấy ĐT22 có khả năng chịu hạn cao hơn hai giống còn lại.

* Thời kỳ quả non

Huỳnh quang cực đại Fm được thể hiện trong bảng 3, 4 và hình 8.

Hình 8. Biểu đồ huỳnh quang cực đại của các giống đậu tương trong thời kỳ quả non

Giai đoạn quả non, các giống đậu tương cũng có sự suy giảm về huỳnh quang cực đại trong quá trình gây hạn. Sự suy giảm cực đại ở ngày cuối của pha gây hạn. Giống ĐT12 có sự suy giảm nhiều nhất về Fm cho thấy giống này kém chịu hạn hơn hai giống kia. Huỳnh quang cực đại giảm là do ở các giống này khi bị hạn có thể tăng độ nhạy cảm của bộ máy quang hợp với quang ức chế do đó bức xạ huỳnh quang giảm, Fm giảm.

3.1.3. Huỳnh quang biến đổi (Fvm)

Huỳnh quang biến đổi Fvm phản ánh hiệu quả sử dụng năng lượng ánh sáng trong phản ứng quang hóa.

Huỳnh quang biến đổi Fvm của các giống đậu tương được thể hiện trong bảng 1, 2 và hình 9.

Hình 9. Biểu đồ huỳnh quang biến đổi của các giống đậu tương trong thời kỳ ra hoa

Huỳnh quang biến đổi có sự tương đồng giữa các giống đậu tương. Chúng đều có sự suy giảm, giảm mạnh nhất vào ngày cuối của pha gây hạn và dần tăng lên trong pha phục hồi. Điều kiện thiếu nước làm quang hệ II mất hoạt tính nhiều hơn, Fvm giảm. Sự giảm Fvm là kết quả của việc F0 tăng lên trong khi giá trị Fm giảm khi thiếu nước. Ở đây ta thấy sự suy giảm giữa các giống là khá giống nhau nhưng sự phục hồi của DT84 có phần nhanh hơn khi có sự tăng mạnh Fvm khi được tưới nước trở lại vào ngày 5. Trong pha phục hồi, Fvm của các giống tăng chủ yếu do giá trị F0 giảm. Fvm có xu hướng tăng dần chứng tỏ hiệu quả sử dụng năng lượng ánh sáng của các giống trong quang hóa tăng dần, nó thực hiện sự phục hồi sau khi được tưới nước trở lại.

* Thời kỳ quả non

Kết quả đo huỳnh quang biến đổi trong thời kỳ quả non được thể hiện ở bảng 3, 4 và hình 10.

Hình 10. Biểu đồ huỳnh quang biến đổi của các giống đậu tương trong thời kỳ quả non

Các giống đậu tương cũng có sự giảm về Fvm trong thời kỳ quả non. Sự giảm cực đại Fvm của ĐT12 trong ngày 3 còn DT84 và ĐT22 đến ngày thứ 4 mới giảm đến cực đại. Fvm giảm chủ yếu là do huỳnh quang ổn định tăng, hiệu suất huỳnh quang biến đổi giảm có liên quan đến việc giảm khả năng sử dụng năng lượng kích thích trong phản ứng quang hóa của các tâm phản ứng PSII khi gặp điều kiện bất lợi, Fvm càng nhỏ chứng tỏ giống đó chịu điều kiện bất lợi càng kém. Như vậy ĐT12 chịu hạn kém hơn một chút so với hai giống DT84 và ĐT22.

3.2. Hàm lượng diệp lục của lá đậu tương khi gây hạn

Diệp lục là sắc tố quan trọng nhất cho quang hợp. Số lượng của diệp lục trong một đơn vị diện tích lá là một chỉ số quan trọng đánh giá tình trạng chung của cây. Cây khỏe mạnh có khả năng tăng trưởng tối đa sẽ có hàm lượng diệp lục lớn hơn so với những cây không khỏe mạnh. Do vậy xác định hàm lượng diệp lục của lá có thể được sử dụng để phát hiện và nghiên cứu đột biến, căng thẳng và trạng thái dinh dưỡng; do đó có ý nghĩa quan trọng trong xác định khả năng chống chịu với những căng thẳng của môi trường, đặc biệt trong chỉ đạo nông nghiệp [29].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi huỳnh quang diệp lục và hàm lượng diệp lục của một số giống đậu tương trong pha hạn và pha phục hồi trên đất bạc màu (Trang 28 - 32)