Tình hình thực hiện kế hoạch xuất khẩu hàng dệt may 9 tháng đầu năm

Một phần của tài liệu kế hoạch xuất khẩu hàng dệt may trong thương mại quốc tế việt nam (Trang 26 - 31)

. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 5834 tỉ USD, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, tăng trưởng 20,5% so

2.Tình hình thực hiện kế hoạch xuất khẩu hàng dệt may 9 tháng đầu năm

đầu năm 2007

2.1. Tổng quan về ngành dệt may 9 tháng đầu năm

Theo số liệu thống kê từ Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng qua lên tới 35,6 tỷ USD, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, dệt may đã chính thức vượt dầu thô để trở thành mặt hàng xuất khẩu dẫn đầu của cả nước.

Cụ thể, xuất khẩu dệt may qua 9 tháng đã đạt 5,8 tỷ USD, trong khi dầu thô mới chỉ đạt 5,78 tỷ USD. Như vậy, vị trí dẫn đầu xuất khẩu của dầu thô trong suốt những năm qua đã bị thay thế bởi dệt may. Thực tế, khả năng dẫn đầu của dệt may xuất khẩu đã được dự báo từ nhiều tháng trước khi xuất khẩu dầu thô không đạt tốc độ mong muốn và bị sụt giảm do nguồn khai thác bị hạn chế. Trong khi đó, dệt may tiếp tục đà tăng trưởng tốt sau khi gia nhập WTO được dỡ bỏ rào cản hạn ngạch vào Mỹ.

Vị trí dẫn dầu của dệt may có thể sẽ được duy trì trong thời gian tới vì xuất khẩu dầu thô chưa có dấu hiệu phục hồi, còn dệt may lại đang vào mùa xuất khẩu mạnh nhất trong năm.

2.2. Kết quả hoạt động xuất khẩu hàng dệt may 9 tháng đầu năm của Tập đoàn dệt may Việt Nam của Tập đoàn dệt may Việt Nam

Tính chung 9 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp của Tập đoàn dệt may Việt Nam đạt 9.589,4 tỷ đồng, tăng 12,9% so với cùng kỳ, tổng doanh thu đạt 16.487,8 tỷ đồng, tăng 12,3% so với cùng kỳ. Việt Nam đã lọt vào tốp 10 nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu đệt may lớn nhất thế giới. Hiện Việt Nam đứng sau Trung Quốc, EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Mêxicô, Hồng Công (Trung Quốc), Băngla Đét và gần ngang bằng với Inđônêxia, Mỹ.

Kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu cộng dồn 9 tháng đạt 5.805 triệu

USD tăng 131,6% so với cùng kỳ năm 2006.Xuất khẩu của các doanh nghiệp thuộc tập đoàn dệt may Việt nam đã chủ động rải đều tất cả các thị trường, tốc độ tăng trưởng được giữ vững. Thị trường Mỹ vẫn chiếm gần 60% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may cả nước nên việc khách hàng Mỹ quay trở lại với Việt Nam đã giúp nhiều doanh nghiệp 27

ký được hợp đồng giao hàng giao hàng hết năm 2007 và đầu năm 2008 đưa kim ngạch xuất khẩu của tập đoàn 9 tháng đầu năm đạt 1004,3 triệu USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ.

Các sản phẩm chủ yếu

Sản xuất bông: do thời tiết không thuận lợi và sức cạnh tranh cây bông rất thấp so với các cây trồng khác là nguyên nhân đưa đến diện tích trồng bông có tưới niên vụ 2007/2008 chỉ đạt 4.972 ha, bằng 41,54% so với cùng kỳ. Sản lượng giảm lên giá trị sản xuất công nghiệp của công ty cổ phần Bông Việt Nam chỉ đạt 66,18% so với cùng kỳ năm 2006

Sản xuất sợi là lĩnh vực có tốc độ phát triển ổn định đạt 89,5 nghìn tấn, tăng 12,9% so với cùng

Sản xuất vải dệt thoi đạt 130,4 triệu m2, tăng 1,7% so với cùng kỳ Sản xuất sản phẩm may mặc dù gặp nhiều khó khăn với việc đơn phương thực hiện kiểm soát hàng dệt may Việt Nam của Hoa Kỳ, nhưng các doanh nghiệp đã chủ động khai thác đơn hàng thuộc thị trường khác, khai thác các mặt hàng không “nóng” nên đã duy trì được sản xuất ổn định, đạt tổng sản lượng 117,5 triệu sản phẩm may dệt thoi và 40,3 triệu sản phẩm may dệt kim với mức tăng so với cùng kỳ tương ứng là 18,6% và 12,3%.

Trong điều kiện thị trường cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp trong trọng đến việc xây dựng nền tảng hội nhập và cạnh tranh, từng bước quảng bá thương hiệu, cập nhật thông tin, đổi mới công nghệ nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2007 ước đạt 286 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn bình quân toàn tập đoàn dệt may Việt Nam ước đạt 6,21%.

Như vậy qua 9 tháng đầu năm, mặc dù gặp phải không ít khó khăn, thách thức, các doanh nghiệp đã chủ động trong sản xuất kinh doanh, đảm bảo mức độ tăng trưởng các chỉ tiêu chính so với cùng kỳ năm 2006

Nhiệm vụ quý IV năm 2007 và những giải pháp định hướng cho kế hoạch 2008

Trong điều kiện giá cả trong nước và thế giới diễn biến phức tạp, cạnh tranh quyết liệt việc đạt được mục tiêu tăng trưởng của tập đoàn đã đặt ra là rất khó khăn. Tuy nhiên Tập đoàn dệt may Việt Nam vẫn quyết tâm khắc phục để hoàn thành tốt các chỉ tiêu chủ yếu đã đặt ra cho năm 2007 là tăng trưởng từ 17-19% và mức phấn đấu cao hơn cho năm 2008.

Tập đoàn tập trung vào các giải pháp chủ yếu sau

Một là đẩy mạnh sản xuất kinh doanh tiếp tục củng cố chiến lược phát triển sản xuất của tập đoàn, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đã đặt ra, chú trọng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn. Tập trung xuất khẩu hàng dệt may có giá trị cao, tránh nguy cơ phải đối phó với các vụ kiện bán phá giá. Tăng cường sự hợp tác trao đổi thông tin, hỗ trợ lẫn nhau giữa các ban, các đơn vị trong toàn thể tập đoàn, tập trung tiêu thụ và xử lý hàng tồn kho ứ đọng. Ứng dụng kết quả nghiên cứu

của các đề tài khoa học các cấp phục vụ cho nhu cầu sản xuất của ngành.

Hai là, triển khai khẩn trương các chương trình đầu tư. Tranh thủ các nguồn vốn: ODA, vay ngân hàng phát triển…để tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp mới. Tiếp tục triển khai 3 chương trình đầu tư chiến lược: Phát triển trồng bông trang trại có tưới tiêu ở Bình Thuận, Bắc Ninh Thuận và Đắc Lắc; Chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành dệt may. Chỉ đạo quyết liệt đối với việc thực hiện các dự án di dời: Dệt kim Đông Phương; Dệt kim Nam Định; Dệt lụa Nam Định. Cân đối các nguồn vốn để tham gia tiếp vào các dự án đầu tư tài chính- ngân hàng, góp vốn vào các dự án tại các khu công nghiệp; đảm bảo nguồn vốn cho các công trình Tập đoàn làm chủ đầu tư, hỗ trợ xúc tiến thương mại…Nghiên cứu và chuổn bị các phương án đầu tư sang Lào. Tìm đối tác cho Vinatex Land. Tăng cường hệ thống thông tin các văn bản pháp quy mới nhất cho các đơn vị; huấn luyện, đào tạo đội ngũ tham gia ban quản lý dự án, quản lý đấu giá, đấu thầu đúng pháp luật.

Ba là, ổn định lao động, phát triển nguồn nhân lực. Tạo đủ việc làm, cải tiến chế độ tiền lương để thu hút và sử dụng hợp lý lao động có tay nghề, có trình độ chuyên môn. Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho Ngành là nhiệm vụ số 1 của khối viện, Trường bao gồm các nội dung: xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược đào tạo toàn tập đoàn; đào tạo cán bộ quản lý các cấp, đào tạo đội ngũ thiết kế, đội ngũ thợ lành nghề và đặc biệt là các lớp kỹ thuật công nghệ sợi- dệt- nhuộm.

Bốn là, củng cố và phát triển thương hiệu. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại. Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu, hình ảnh của tập đoàn. Hợp tác mua lại bản quyền của một số thương hiệu nổi tiếng. Tổ chức tuần lễ thời trang Xuân- Hè vào trung tuần tháng 10/2007, tuân lễ thời trang Thu- Đông và hội chợ thời trang tháng 12 tại Hà Nội.

Năm là, công tác sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp. Đẩy nhanh công tác xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá toàn bộ các đơn vị thành viên còn lại vào cuối năm 2007. Xây dựng đề án cổ phần hoá Tập đoàn vào đầu năm 2008. Khối các viện, Trường tiếp tục chuyển đổi hoạt động theo nghị định 115 của Chính Phủ tiến tới cổ phần hoá từng bước hoặc lựa chọn giải pháp hữu hiệu nhất.

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM

Một phần của tài liệu kế hoạch xuất khẩu hàng dệt may trong thương mại quốc tế việt nam (Trang 26 - 31)