5. HỆ THỐNG LÁI CÓ CƢỜNG HOÁ 1 Công dụng, phân loại, yêu cầu
5.2.5. Loại van phân phối kiểu cánh * Cấu tạo
* Cấu tạo
Cấu tạo của hệ thống lái cường hoá với van phân phối kiểu cánh được mô tả trên hình 10.37. Trong đó hình 10.37.a là cấu tạo chung còn hình 10.37.b là sơ đồ nguyên lý.
Ở loại này, van phân phối và xi lanh lực cũng được bố trí chung trong cơ cấu lái. Van phân phối gồm trục điều khiển trên đó có các van cánh. Trục van điều khiển cũng được nối với trục vít qua thanh xoắn. Giữa trục van điều khiển và trục vít ngoài liên kết bằng thanh xoắn cũng khớp với nhau bằng mặt hãm có khe hở.
Bộ môn Ô tô – Đại học Bách khoa TPHCM 249 Hình 10.36 - Nguyên lý làm việc của van phân phối kiểu xoay
Pittông của xi lanh lực cũng đồng thời là êcu bi, ăn khớp với trục vít bằng các bi tuần hoàn. Mặt dưới của pittông có dạng thanh răng để ăn khớp với cung răng rẻ quạt của trục đòn quay đứng.
Theo sơ đồ nguyên lý hình 10.37.b thì:
- Các van V1 và V2 của cánh số 1 đóng vai trò như van điều khiển hướng để lựa chọn dòng dầu hoặc: P - A - T hoặc P - B - T tuỳ thuộc vào sự quay của vành lái.
- Van V3 và V4 của cánh số 2 đóng vai trò như van điều khiển lưu lượng để điều khiển áp suất tại điểm A và B phụ thuộc vào lực quay vòng trên vành lái. ở vị trí trung gian tất cả các van V1, V2, V3, V4 đều mở do đó không có sự chênh lệch áp suất giữa điểm A và điểm B.
Bộ môn Ô tô – Đại học Bách khoa TPHCM 250
a
b
Hình 10.37 – Cấu tạo của hệ thống lái cường hóa với va nphân phối kiểu cánh
* Nguyên lý làm việc
- Vị trí trung gian (hình 10.38): Khi ôtô chuyển động thẳng, vành lái ở vị trí trung gian nên các cánh van cũng ở vị trí trung gian. Do vậy dầu từ bơm tới van phân phối sẽ qua các cửa van V1, V2, V3, V4 để trở về bình chứa. Khi này các điểm A và B đều có đường dầu thông với hai khoang của pittông nhưng do không có chênh lệch áp suất nên hệ thống chưa làm việc.
Bộ môn Ô tô – Đại học Bách khoa TPHCM 251
A
B
Hình 10.38 - Nguyên lý làm việc của cường hoá với van phân phối kiểu cánh khi đi thẳng
- Quay vòng phải (hình 10.39): Khi vành lái đánh sang phải trục điều khiển thông qua thanh xoắn làm quay trục vít. Nhưng do pittông (đồng thời là êcu bi) đang ăn khớp với cung răng rẻ quạt nên chịu sức cản của mômen cản quay vòng do đó thanh xoắn sẽ bị biến dạng góc. Khi thanh xoắn biến dạng trục điều khiển mang các cánh van sẽ đóng mở các cửa van. Trạng thái cụ thể của các cửa van như sau: V1 đóng; V2 mở; V3 mở; V4 mở một phần (tuỳ thuộc lực đánh trên vành lái). Khi này áp suất tại cửa B sẽ tăng do đó pittông dịch chuyển sang trái thực hiện sự trợ lực. Đồng thời dầu ở khoang bên trái của pittông sẽ theo cửa van V3 để hồi về bình chứa
Bộ môn Ô tô – Đại học Bách khoa TPHCM 252
A
B
Hình 10.39 - Nguyên lý làm việc của cường hoá với van phân phối kiểu cánh khi quay vòng phải
- Quay vòng trái (hình 10.40): Khi đánh vành lái sang trái, sau khi gặp sức cản tại trục vít, thanh xoắn biến dạng góc và trục điều khiển mang cánh van bắt đầu đóng mở các cửa dầu. Cụ thể các van ở trạng thái sau: V1 mở; V2 đóng; V3 mở một phần; V4 mở. Do đó áp suất tại điểm A sẽ tăng làm pittông dịch chuyển sang phải thực hiện quá trình trợ lực. Đồng thời dầu ở khoang bên phải của pittông qua cửa van V4 để hồi về bình chứa.
Bộ môn Ô tô – Đại học Bách khoa TPHCM 253
A
B
Hình 10.40 - Nguyên lý làm việc của cường hoá với van phân phối kiểu cánh khi quay vòng trái