0
Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Nguyên nhân chính gây suy thoái đa dạng sinh học là tác động trực tiếp và

Một phần của tài liệu NHUNG THACH THUC CUA MOI TRUONG HIEN NAY (Trang 39 -54 )

gián tiếp của con người. Mở rộng đất canh tác nông nghiệp vào đất rừng là một trong những nguyên

nhân quan trọng nhất. Tại vùng ven biển, nhân dân nhiều nơi phá rừng ngập mặn quai đê lấn biển để trồng lúa, phá rừng làm ao nuôi tôm nên nhiều rừng ngập mặn biến mất.

- Nạn khai thác gỗ trái phép, lấy củi khiến rừng bị cạn kiệt nhanh chóng, các loài gỗ quí còn lại không đáng kể. Xây dựng đường sá, cầu cống, đường dây điện, hồ chứa cũng làm suy thoái tài nguyên sinh vật.

-Việt Nam là một trong 20 nước có độ đa dạng sinh học hàng đầu (chiếm 6,5% số loài có trên thế giới). Cho tới nay, Việt Nam thống kê được gần 13.000 loài thực vật và 12.000 loài động vật. Nhiều nhóm sinh vật có tính đặc hữu cao, có giá trị khoa học và thực tiễn lớn, nhiều loài thú mới đã được phát hiện.

4.Biện pháp

- Nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng kinh tế và văn hoá của đa dạng sinh học, Đảng và Nhà nước đã có những cố gắng trong công tác bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học: thành lập các vườn quốc gia, ban hành nhiều chính sách về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững... Thành công nhất có lẽ là việc xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm hầu hết các hệ sinh thái trong phạm vi toàn quốc với 10 vườn quốc gia; 61 khu bảo tồn thiên nhiên và 34 khu bảo tồn di tích văn hoá và lịch sử. Một số khu bảo tồn được trang bị cơ sở vật chất và bộ máy quản lý tốt song vẫn còn nhiều khu bị xuống cấp. Vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học đang được quan tâm hàng đầu trong bối cảnh ô nhiễm môi trường hiện nay.

- Suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam là một thực tế. Hãy cùng góp sức để ngăn lại quá trình suy thoái và bảo tồn sự phong phú đa dạng sinh học ở nước ta vì đó là sự sống của tương lai chúng ta.

VI.Sự gia tăng dân số

Tăng dân số là sự thay đổi trong dân số theo thời gian, và có thể được định

lượng như sự thay đổi trong số lượng của các cá thể của bất kỳ giống loài nào sử dụng cách tính toán "trên đơn vị thời gian". Trong sinh học, thuật ngữ tăng

dân số dường như chỉ tới bất kỳ sinh vật từng biết nào, nhưng bài viết này chỉ

chủ yếu nói về vùng áp dụng của thuật ngữ với dân số loài người trong nhân khẩu học.

_Trong nhân khẩu học, tăng dân số được sử dụng một cách không chính thức cho thuật ngữ rõ ràng hơn là tỷ lệ tăng dân số (xem dưới đây), và thường được sử dụng chỉ cho sự tăng trưởng của dân số loài người trên thế giới.

2.Tình hình dân số ở Việt Nam

- Tăng trưởng dân số Việt Nam

•Hiện nay dân số Việt Nam đang đứng thứ 13 trên thế giới.

•Bình quân mỗi năm nước ta tăng thêm 1,13 triệu người, tương đương với số dân của một tỉnh. Đó là mức tăng dân số “kỷ lục” được báo cáo tại Hội nghị

- Công tác dân số - Kế hoạch hoá gia đình toàn quốc18/7/2007.

•Tính tới năm 2006, chỉ có 3 trong tổng số 8 vùng đạt mức sinh dưới 2,1 con gồm Đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, vùng Tây Nguyên vẫn trên 3 con/gia đình.

-Mật độ dân số cao:

+Mật độ dân số nước ta luôn ở mức cao,liên tục gia tăng. Năm 2007 mật độ dân số khoảng 254 người/km gấp 1,8 lần mật đô dân số Trung Quốc(136 người/km) gấp 10 lần các nước đang phát triển,gấp 7-8 lần mật độ dân số thế giới(34-40 người/km)

+Theo dự báo của Tổng cục Thống kê đến năm 2024,nước ta sẽ vượt 100 triệu dân lúc đó mật độ dân số sẽ lên tơi 335 người/km.

- Tăng trưởng dân số ở Việt Nam

•Dân số Việt Nam có xu hướng gia tăng nhanh chóng, tình hình mất cân bằng giới tính xuất hiện thì chất lượng dân số nước ta vẫn còn trong tình trạng rất thấp.

Cách đây 10 năm tỉ lệ giới tính ở Việt Nam ngang bằng với mức độ trung bình của thế giới là cứ 100 bé gái thì có 105-107 bé trai, nhưng trong vài năm trở lại đây, số lượng bé trai nhiều hơn bé gái, với tỷ lệ chênh lệch là 112/100. Đặc biệt, tỷ lệ này ở 16 tỉnh, thành phố là rất cao từ 115 đến 118 (2007).

- Gìa hóa dân số

•Nhịp độ già hoá ở nước ta nhanh hơn nhịp tăng dân số và càng ngày càng tăng nhanh hơn:

•từ 1979 đến 1989, dân số tăng thêm 20% thì người cao tuổi tăng thêm 25%; •từ 1989-1999, các tỷ lệ tương ứng là 18% và 33%.

•Nhìn toàn bộ thời kỳ 1979 đến 2007, dân số tăng lên 1,61 lần còn người cao tuổi tăng 2,17 lần .

3.Nguyên nhân

_Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trang gia tăng dân số ở Việt Nam chúng

ta:

về nguyên nhân khách quan:

+Do sự phát triền của đất nước, nước ta là nước đang phát triển còn nghèo. +Xuất phát điểm là từ một nước dựa trên nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.

+Trình độ dân trí còn thấp.

+Khoa học-kĩ thuật chưa phát triển.

về nguyên nhân chủ quan:

+Quan niêm lạc hậu của người dân:"trời sinh voi sinh cỏ","đông con hơn đông của"

+Mong muốn có con trai +Tôn giáo.

4.Hậu quả

Ảnh hưởng của dân số với môi trường

(Mối đe doạ chủ yếu đối với môi trường ở hầu hết các nước là việc gia tăng dân số. Hàng năm thế giới có thêm gần 90 triệu người. Tháng 10/1999 số dân thế giới đã lên tới 6 tỷ người, gấp đôi năm 1960. Tỷ lệ tăng dân số cao nhất là ở các nước thuộc thế giới thứ 3, chiếm 94% lượng tăng dân số thế giới. Các nước này cũng là nơi nhu cầu con người vượt quá khả năng cung cấp của rừng, đồng ruộng và đồng cỏ chăn nuôi, những yếu tố đảm bảo cho sự tồn tại

của con người.

Gia tăng dân số đang gây sức ép nặng nề tới môi trường toàn cầu. Diện tích trái đất giữ nguyên nhưng số dân thì tăng gấp nhiều lần. Dân số tăng nhanh làm cho các chính phủ và môi trường không đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của con người. Muốn tồn tại, con người buộc phải phá rừng để mở rộng diện tích canh tác và chăn nuôi gia súc. Từ năm 1950 – 1993, diện tích canh tác theo đầu người đã giảm từ 0,23 ha xuống 0,13 ha. Để khắc phục sự hạn chế về diện tích, người ta phải tăng năng suất cây trồng bằng thuỷ lợi và phân bón. Nhưng diện tích canh tác được thuỷ lợi hoá tính theo đầu người cũng đang giảm nhanh. Theo thống kê từ năm 1950 – 1978 diện tích đất tưới tăng nhanh, mỗi năm trung bình 2,8%. Nhưng giai đoạn 1978 – 1991 chỉ tăng

1,4% năm, không theo kịp tốc độ tăng dân số nên diện tích được thuỷ lợi hoá tính theo đầu người đã giảm 8% vào năm 2000. Phân bón là nguyên liệu đầu vào lớn thứ 3 giúp tăng sản lượng lương thực. Lượng phân bón được sử dụng đã tăng từ 14 triệu tấn năm 1950 lên 146 triệu tấn năm 1989 nhưng lại giảm xuống còn 126 triệu tấn năm 1993. Kết quả là diện tích canh tác, diện tích thuỷ lợi hoá và lượng phân bón tính theo đầu người cũng giảm và xu thế này còn tiếp diễn chừng nào số dân còn tiếp tục tăng. Năm 1996 lượng cá đánh bắt đạt 93 triệu tấn đến năm 1999, con số này chỉ còn lại 86 triệu tấn. Do lượng đánh bắt giảm nên nuôi trồng thuỷ sản phát triển và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, rừng ngập mặn bị tàn phá, các

hệ động thực vật bị suy thoái.

Tại hầu hết các châu lục, các đồng cỏ bị khai thác kiệt quệ. Ở những nơi mà số lượng bò và cừu vượt quá mức thì đồng cỏ dần biến thành đất hoang. Hiện tượng này đã xảy ra ở các nước có nền kinh tế chăn nuôi tại châu Phi và Trung Á. Đất chăn nuôi bị suy thoái làm cho nhiều người mất việc làm, buộc phải đổ về các thành thị hoặc sống bằng lương thực cứu trợ. Đô thị hoá với tốc độ nhanh cũng gây ra những vấn đề môi trường nan giải. Năm 1999, số dân thành thị trên toàn thế giới là 2,8 tỷ người, gấp 4 lần so với năm 1950. Theo dự án của Liên Hợp Quốc thì tới năm 2006, sẽ có một nửa dân số thế giới sống ở thành thị. Những thách thức về môi trường bắt nguồn một phần từ các đô thị. Chính các thành phố đã sản sinh ra 75% lượng CO2 trên toàn cầu vì sử dụng nhiên liệu hoá thạch và tiêu thụ ¾ lượng gỗ công nghiệp thế giới. Tốc độ đô thị hoá nhanh, những vấn đề môi trường như ô nhiễm không khí và nước đang trở nên tồi tệ ở những nơi chính phủ không đủ năng lực xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng về giao thông, nước và xử lý rác thải. Hiện nay có 220 triệu người trong các thành phố thuộc các nước đang phát triển đang trong tình trạng thiếu nước sạch và 1,1 tỷ người đang sống ngột ngạt trong bầu không khí bị ô nhiễm. Ở nước ta, nếu năm 1975, tổng dân số là xấp xỉ 47 triệu người thì đến năm 2003, con số này là 80 triệu người. Diện tích rừng bị thu hẹp đáng kể. Theo báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam năm 2000, mỗi năm chúng ta mất đi từ 120.000 – 150.000 ha rừng. Chất lượng đất cũng giảm rõ rệt, diện tích đất trống đồi núi trọc chiếm tới 30% diện tích tự nhiên. Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp làm ô nhiễm môi trường đặc biệt tại các thành phố, thị xã. Tất cả sông hồ của Việt Nam đều bị ô nhiễm ở nhiều mức độ khác nhau do chất thải chưa xử lý được xả trực tiếp ra sông.

Việt Nam còn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức rất lớn. Mức sinh đã giảm, nhưng kết quả này chưa thật vững chắc. Trong hoàn cảnh một nước nghèo, kinh tế - xã hội và trình độ dân trí chưa phát triển, tâm lý muốn có nhiều con, phải có con trai còn khá nặng ở nhiều người nên nguy cơ bùng nổ dân số trở lại vẫn còn. Quy mô dân số nước ta đã trên 80 triệu người, số dân tăng thêm hơn 1,1 triệu người hàng năm vẫn tiếp tục là một áp lực lớn đối với những nỗ lực giải quyết công ăn việc làm, cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản và phát triển kinh tế - xã hội.

5. Biện pháp

Một là, nhanh chóng củng cố, ổn định và kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình trong hệ thống tổ chức bộ máy của ngành Y tế; nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động, đặc biệt là duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới cộng tác viên dân số ở thôn, xóm, bản làng để đưa thông tin và dịch vụ đến tận người dân.

Hai là, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động truyền thông, giáo dục và vận động nhằm tăng cường hơn nữa sự cam kết ủng hộ của các cấp ủy đảng, chính quyền, các đại biểu dân cử, các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và những người có uy tín trong cộng đồng đối với công tác Dân số - kế hoạch hoá gia đình; tiếp tục nâng cao nhận thức và đẩy mạnh hơn quá trình chuyển đổi hành vi trong nhân dân, đặc biệt là giới trẻ đối với việc chấp nhận và tự nguyện thực hiện kế hoạch hoá gia đình/ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, tập trung cho vùng nông thôn, vùng miền núi, vùng khó khăn, nơi mức sinh còn cao. Ngay từ đầu năm 2008, triển khai mạnh và đồng loạt các chiến dịch lồng ghép truyền thông và cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình ở khu vực khó khăn, khu vực đông dân có mức sinh cao, tạo khí thế và đạt nhanh các chỉ tiêu kế hoạch từ những ngày đầu, tháng đầu của năm.

Chiến dịch chăm sóc SKSS đã góp phần nâng cao nhận thức cho bà con vùng xa.

Tăng cường lồng ghép các hoạt động truyền thông về dân số - kế hoạch hoá gia đình/chăm sóc sức khoẻ sinh sản với các hoạt động truyền thông trong chương trình y tế dự phòng, vệ sinh và an toàn thực phẩm, phòng chống HIV/AIDS của ngành nhằm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực cũng như kết quả thực hiện chương trình.

Ba là, mở rộng và phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình/chăm sóc sức khoẻ sinh sản nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời, an toàn và thuận tiện các phương tiện và dịch vụ kế hoạch hoá gia đình/chăm sóc sức khoẻ sinh sản có chất lượng, đa dạng cho các nhóm đối tượng.

Bốn là, tổ chức thực hiện tốt các chính sách hiện hành, khuyến khích tập thể và cá nhân thực hiện tốt mục tiêu dân số - kế hoạch hoá gia đình, cán bộ đạt kết quả cao trong tuyên truyền, vận động và cung cấp dịch vụ, đồng thời tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các chính sách có tác dụng thúc đẩy chấp nhận và thực hiện kế hoạch hoá gia đình/chăm sóc sức khoẻ sinh sản trong nhân dân. Năm là, mở rộng thử nghiệm một số mô hình nâng cao chất lượng dân số, rút kinh nghiệm để xác định mô hình tối ưu để triển khai trong giai đoạn tới, chú trọng kiểm soát chặt tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh để đề xuất và thực hiện các biện pháp can thiệp phù hợp, đảm bảo duy trì cơ cấu giới tính khi sinh ở mức cho phép.

Sáu là, đẩy mạnh xã hội hoá công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình/chăm sóc sức khoẻ sinh sản, tăng cường các hoạt động tiếp thị xã hội, các phương tiện và dịch vụ, kế hoạch hoá gia đình/chăm sóc sức khoẻ sinh sản, xúc tiến mạnh hợp tác quốc tế nhằm tăng thêm nguồn lực đảm bảo thực hiện công tác này.

Bảy là, hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, đảm bảo các cơ sở thông tin và khoa học cần thiết cho công tác chỉ đạo, điều hành, chương trình và hoạch định chính sách.

Công tác Dân số là công tác có tính xã hội, liên ngành, cần sự tham gia, hưởng ứng của đông đảo lực lượng toàn xã hội, chúng tôi đề nghị Đảng và Nhà nước, các cấp ủy và chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác này trong thời gian tới, tiếp tục huy động các bộ, ban, ngành, đoàn thể phối hợp cùng Bộ Y tế hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao về dân số - kế hoạch hoá gia đình.

VII.Rác thải ngày càng tăng 1.Tình hình rác thải hiện nay ở Việt Nam

Vấn đề ô nhiễm môi trường là

không chỉ với Việt Nam mà còn với cả nhân loại. Việt Nam vẫn tiếp cận chậm đối với vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường nói chung và xử lý rác thải, chất thải rắn nói riêng. Tuy Chính phủ và các bộ, ngành ngày càng quan tâm nhiều hơn và tăng cường đầu tư trong lĩnh vực xử lý rác thải nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu.Theo những báo cáo gần đây của các cơ quan chức năng thì mỗi năm Việt Nam sản sinh trên 15 triệu tấn chất thải rắn, tức là trung bình mỗi người xả ra gần 2 tạ rác, trong đó phần lớn không được tiêu hủy an toàn.

Chất thải rắn tập chung chủ yếu ở các đô thị. Vùng này có dân số chỉ chiếm 24% dân số của cả nước, nhưng lại phát sinh đến hơn 6 triệu tấn rác mỗi năm, bằng một nửa tổng lượng chất thải sinh hoạt của cả nước. Đồng thời, các chất thải ở đây cũng có thành phần nguy hại hơn, như pin, dung môi,

Một phần của tài liệu NHUNG THACH THUC CUA MOI TRUONG HIEN NAY (Trang 39 -54 )

×