0
Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

4CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VỚI PHÉP THỬ TỪ CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ (Trang 80 -83 )

Nhìn chung, từ sau khi hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Cơ hội nhiều mà thách thức đến cho nền kinh tế Việt Nam cũng không ít, đặc biệt là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều quan trọng bây giờ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ là phải nâng cao sức cạnh tranh của mình để có thể hội nhập vào trường kinh tế quốc tế.

Tuy nhiên, do sự hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta muộn hơn hầu hết các nước khác trên thế giới nên vấn đề đánh giá về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, từ đó đưa những có những giải pháp đúng đắn để nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế là rất cần thiết.

Qua kết quả nghiên cứu giai đoạn 2007-2011, và với phép thử từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, ta thấy năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có những điểm mạnh và điểm yếu. Điểm mạnh, Việt Nam là một nước đang phát triển và đang trong quá trình hội nhập nên có thể học hỏi được kinh nghiệm của các nước đi trước trong quá trình tìm kiếm thị trường. Cùng với nguồn lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đã có những thuận lợi bước đầu trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp của mình. Bên cạnh đó, những điểm yếu như sau: trình độ văn hóa của chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam còn khá thấp; khó khăn trong quá trình tìm kiếm thị trường; việc sử dụng máy móc và công nghệ vẫn còn lạc hậu, chưa tạo ra những sản phẩm ưu việt và có tính cạnh tranh cao; năng suất lao động vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Từ đó, chúng ta thấy cần có những biện pháp cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sau đây, chúng tôi có một số khuyến nghị sau:

- Với các doanh nghiêp vừa và nhỏ ở Việt Nam, các chủ doanh nghiệp nên chú trọng cho vấn đề tìm một tầm nhìn lâu dài, đồng thời cần nâng cao khả năng lãnh đạo của mình và nhạy bén trước thị trường để có thể đưa ra định hướng tốt nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp. Nên nâng cao việc sử dụng lao động có tri thức, thường xuyên mở các khóa đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao trình độ cho nguồn lao động.

- Chiến lược sản phẩm: các doanh nghiệp nên lựa chọn sản phẩm là điểm mạnh nhất của doanh nghiệp mình, cần không ngừng cải tiến, sáng tạo và nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Từ các sản phẩm chế biến thô cần chuyển sang các sản phẩm chế biến tinh để có giá trị và chất lượng cao hơn. Khai thác hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm giảm thiểu các chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Cần chú trọng đến khâu nghiên cứu và tìm ra thị trường tiêu thụ sản phẩm mới, nâng cao hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế. Với các sản phẩm của doanh nghiệp nên có sự chuyên biệt hóa, độc đáo so với các sản phẩm cùng ngành của các nước trong khu vực và toàn thế giới.

- Chiến lược quảng cáo: mỗi doanh nghiệp cần tạo dựng cho mình một thương hiệu uy tín để giúp doanh nghiệp có thể đạt được vị thế cao trên thị trường. Thương hiệu càng nổi tiếng thì khả năng tăng thị phần trên thị trường càng cao. Từ đó, doanh nghiệp có thể điều tiết được thị trường, đánh giá tốt hơn năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình. Tạo ra cơ hội cũng như thách thức mới cho các doanh nghiệp cùng ngành.

- Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần làm tốt công tác nghiên cứu thị trường để tìm ra các thị trường mới có nhu cầu cao với sản phẩm chính của hãng mình. Đồng thời nâng cao chất lượng, hệ thống xuất khẩu của doanh nghiệp, giảm chi phí và thời gian làm thủ tục.

Tóm lại, các khuyến nghị trên được đề xuất từ thực tế và kết quả nghiên cứu của mô hình trên. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần xem xét

và đưa ra được những chiến lược đúng đắn cho doanh nghiệp mình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VỚI PHÉP THỬ TỪ CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ (Trang 80 -83 )

×