- GV yêu cầu HS xem lại các bài tập đã chữa.
PHẦN IV: KẾT LUẬN1. HIỆU QUẢ CỦA CHUYÊN ĐỀ 1. HIỆU QUẢ CỦA CHUYÊN ĐỀ
Qua một số kinh nghiệm trong phương pháp dạy học Hoá học. Đặc biệt là các dạng toán về nồng độ dung dịch tôi đã thấy chất lượng học sinh được nâng lên rõ nét, khi gặp các dạng bài toán hóa học học sinh tích cực hoạt động một cách chủ động, hứng thú học tập của học sinh được nâng lên rất nhiều, kết quả của các đợt khảo sát chất lượng của phòng luôn đạt tỉ lệ cao (chất lượng đại trà trên 98%). Bản thân tôi cũng đã áp dụng nội dung đề tài để áp dụng cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi khối 9 và kết quả là học sinh đậu lên cấp ba có nhiều em theo học các khối A và B vì các em đã có nền tảng từ môn hóa học. Năm học 2013 - 2014 đã có học sinh thi học sinh giỏi cấp huyện đạt kết quả đáng khích lệ.
* Số liệu minh chứng khi chưa thực hiện sáng kiến:
Kết quả bài kiểm tra năm học 2012-2013:
TSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
85 12 14,12% 30 35,29% 35 41,18% 8 9,41%
* Số liệu minh chứng sau khi thực hiện sáng kiến:
Kết quả bài kiểm tra học kì II, năm học 2013-2014:
TSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
85 15 17,65% 35 41,18% 30 35,29% 5 5,88%
Kết quả bài kiểm tra học kì I, năm học 2014-2015:
TSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
85 17 20% 40 47,06% 27 31,76% 1 1,18%
2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Hóa học nói chung kiến thức về nồng độ dung dịch nói riêng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc học tập hóa học, nó giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo, đồng thời nó góp phần quan trọng trong việc ôn luyện kiến thức cũ, bổ sung thêm những phần thiếu sót về lí thuyết và thực hành trong hóa học.
Khi mới giảng dạy tôi đã gặp không ít những khó khăn trong việc phân dạng các bài tập về nồng độ dung dịch, xong với sự say mê, sự tận tâm trong công việc cùng với một số kinh nghiệm ít ỏi của bản thân. Tôi luôn biết kết hợp giữa hai mặt
“ Lí thuyết và Thực hành”. Chính vì vậy không những tứng bước làm cho đề tài hoàn thiện hơn về mặt lí thuyết, ứng dụng vào giải các bài tập mà làm cho nó có tác dụng trong thực tiễn dạy và học hóa học ở trường THCS.
Việc tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập cũng như việc bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm giúp học sinh nắm chắc kiến thức hoá học, vận dụng linh hoạt các kiến thức vào tình huống thực tế, rèn luyện kỹ năng, phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong hoạt động nhận thức, từ đó hình thành nên nhân cách của người lao động trong thời đại mới. Trong giảng dạy, giáo viên phải đưa học sinh vào vai trò chủ thể, sử dụng phương pháp nêu vấn đề để gây hứng thú nhận thức, thúc đẩy quá trình tìm tòi sáng tạo, tự lực giải quyết nhiệm vụ đặt ra cho các em. Do đó, giáo viên cần tiếp tục bổ sung, mở rộng và hoàn chỉnh hệ thống bài tập để nâng dần mức độ nhận thức cho học sinh như sau:
1.1. Đi dần từ bài tập cơ bản nâng lên thành bài tập phân hoá: có thể ghép nhiều bài tập cơ bản thành bài nâng cao hoặc nâng dần độ khó. Khi hướng dẫn học sinh giải bài tập sau cần tìm mối liên hệ với bài tập trước để thấy được cách thức tháo gỡ các vấn đề; biết chuyển từ dạng bài đơn giản sang dạng bài phức tạp; biết kết nối các lý thuyết đã học cũng như phương pháp giải bài tập.
1.2. Từ hệ thống bài tập bảo đảm kiến thức cơ bản, giáo viên biến đổi để được những bài tập tương đương cho học sinh giải. Từ bài tập đã giải, thay đổi, thêm, bớt các dữ kiện thành bài tập mới. Dần dần khuyến khích, yêu cầu học sinh tự biến đổi thành bài tập mới. Như vậy, học sinh vừa được làm quen với phương pháp giải bài tập, vừa biết được phương pháp đó áp dụng trong những tình huống nào.
1.3. Thường xuyên cho học sinh biết sử dụng đúng ngôn từ trong bài tập để xác định chính xác chất tham gia, chất tạo thành tuỳ thuộc điều kiện phản ứng, thời gian phản ứng,… Luôn chú ý giúp học sinh rút ra được những nhận xét có tính quy luật trong từng tình huống để vận dụng vào giải bài tập một cách linh hoạt: Ví dụ, hệ số tỉ lượng các chất tham gia, điều kiện bảo toàn khối lượng các chất phản ứng… để tìm ra “mấu chốt” của bài toán.
1. 4. Chọn những bài tập có tình huống học sinh thường mắc sai lầm để củng cố khắc sâu kiến thức. Thường xuyên gắn liền hoá học với thực tế: phát huy vai trò tích cực, chủ động của học sinh, hướng học sinh nhìn nhận các sự vật, hiện tượng hoá học sát đúng với thực tế, thường xuyên liên hệ với đời sống, sản xuất và vận dụng vào thực tế. Từ đó, giúp các em hiểu sâu sắc quá trình hoá học và giải quyết được bài tập dễ dàng và chính xác hơn, tránh được những sai lầm đáng tiếc.
1.5. Giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ để học sinh có thể giải bài tập một cách tốt nhất trong thời gian nhanh nhất.
Thường tiến hành giải theo quy trình 4 bước:
- Nghiên cứu đề bài: tìm hiểu nội dung bài tập, xác định điểm “mấu chốt” và đưa ra grap định hướng.
- Xác định hướng giải: đề ra các bước giải.
- Thực hiện các bước giải: trình bày các bước giải hoặc tính toán cụ thể. - Kiểm tra, đánh giá kết quả: bao gồm kết quả bài tập và cả cách giải.
Tôn trọng các cách giải của học sinh. Yêu cầu các em tìm được nhiều cách giải khác nhau và cách tốt nhất trong các cách đó. Rèn luyện được ý thức thường xuyên chọn lựa cách giải tốt nhất cũng chính là giúp học sinh biết kiểm tra, đánh giá kết quả bài làm của mình cũng như của người khác.
1.6. Cần kết hợp bài tập tự luận với bài tập trắc nghiệm khách quan. Bài tập tự luận đòi hỏi học sinh tư duy logic, chặt chẽ, tính cẩn thận, kiên trì chịu khó. Bài tập trắc nghiệm khách quan lại rèn cho học sinh khả năng tái hiện, óc liên tưởng, phân tích, tính định hướng và cách giải quyết vấn đề nhanh nhạy. Theo tôi, nên gắn bài tập trắc nghiệm khách quan với bài tập tự luận trong các bài toán khi học sinh đã nắm vững các phương pháp giải cơ bản.
Trong mọi công việc, tâm huyết với nghề là điều rất quan trọng. Trong công tác giảng dạy, điều này lại càng không thể thiếu. Việc tìm ra các phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh, ngoài tác dụng giúp học sinh hiểu bài, nó còn có tác dụng làm tăng sự hứng thú, tính tích cực của học sinh, giúp học sinh say mê nghiên cứu môn học, từ đó chất lượng đại trà được nâng cao, bổ sung thêm nguồn nhân lực cho chất lượng mũi nhọn, chất lượng dạy - học cũng tăng lên thấy rõ.
Qua kết quả của việc sử dụng tài liệu này vào giảng dạy, tôi thấy rằng muốn đạt kết quả cao trong việc dạy học, trước hết, người giáo viên phải cần mẫn, chịu khó tìm tòi những phương pháp vừa đơn giản, vừa dễ hiểu để truyền dạt cho học sinh. Đối với học sinh, cần nắm vững các kiến thức cơ bản, biết cách khai thác triệt để các dữ kiện đề cho để tìm ra hướng giải.
Trên đây là nội dung và những phương pháp thực hiện mà bản thân tôi đã dạy và ôn luyện cho các em, tuy nó chỉ là một dạng bài tập trong nhiều dạng bài tập khó và phức tạp khác. Song tôi nghĩ đó cũng là một điều hết sức cần thiết để mỗi GV khi dạy học môn hóa học cần phải hướng dẫn và bồi dưỡng cho HS để các em dễ nắm bắt và từ đó định hướng cho các em khi gặp phải các dạng toán khác, giúp các em em tránh dược những sai sót đáng tiếc. Các ví dụ và các bài toán tôi đưa ra (tôi không có tham vọng đưa ra nhiều) là các trường hợp có thể xảy ra, từ đó hình thành cho các em kĩ năng vận dụng và làm dạng bài tập này một cách thành thạo, giúp các em lĩnh hội thêm kiến thức và từ đó làm bài tập tổng hợp, bài toán khó hơn trong quá trình giải toán. Đây là kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy môn Hoá học . Kính mong quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến để tôi có thêm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và có thể nâng cao chất lượng dạy học.
3. KIẾN NGHỊ
Cần phải có đầy đủ thiết bị và hóa chất. Có nhiều băng đĩa liên quan đến hóa học. Có nhiều buổi sinh họat chuyên đề.
Cần bổ sung nội dung kiến thức vào chương trình và tăng thời gian, thời lượng phần bài tập.
Riêng sách tham khảo nên lưu hành những sách giải các bài tập tương tự để học sinh mua và tham khảo, không nên lưu hành sách giải sẵn bài tập hoá học ở các khối lớp vì học sinh sẽ ỉ lại, không chịu suy nghĩ và khám phá.
Đầu tư đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho bộ môn Hóa học THCS. Tôi xin trân thành cám ơn.
Chấn Hưng, ngày 15 tháng 11 năm 2015
Người viết
Nguyễn Thị Thu Hà
1. Ngô Ngọc An. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 9 THCS. NXB Đại Học Sư Phạm 2005. Học Sư Phạm 2005.
2. Ngô ngọc An. 400 bài tập hóa học 8. NXB Đại Học Sư Phạm 2005
3. Huỳnh Bé(Nguyên Vịnh). Cơ sở lý thuyết 300 câu hỏi trắc nghiêm hóa học 8. NXB Đại Học Sư Phạm 2007. học 8. NXB Đại Học Sư Phạm 2007.
4. Huỳnh Bé(Nguyên Vịnh).Rèn kĩ năng giải bài tập hóa học 8 THCS. NXB Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh 2005. Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh 2005.
5. Bùi Tá Bình. Bài tập chọn lọc hóa học 9. NXB Giáp Dục 2005.
6. PGS Nguyễn Đình Chi, Nguyễn Văn Thoại. Chuyên đề bồi dưỡng hóa học 8. NXB Đại Học Sư Phạm 2008. 8. NXB Đại Học Sư Phạm 2008.
7. Vũ Anh Tuấn ( chủ biên). Bồi dưỡng hóa học THCS. NXB Giáo Dục 2010 2010
8. Đặng Công Hiệp. Huỳnh Văn Út. Giải toán và trắc nghiệm hóa học 8. NXB Giáo Dục 2008 NXB Giáo Dục 2008
9. Nguyễn Thị Thảo Minh. Bài tập nâng cao hóa học 9. NXB Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh 2005. Gia TP Hồ Chí Minh 2005.
10. Lê Đình Nguyên, Hoàng Tấn Bửu. 500 bài tập hóa học THCS. NXB Đà Nẵng 2000. Nẵng 2000.
11. TS Trần Trung Ninh, Nguyễn Thị Kim Thanh. Ôn luyện và kiểm tra hóa học 8. NXB Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh 2007. học 8. NXB Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh 2007.
12. Lê Xuân Trọng (tổng chủ biên),Nguyễn Cương (chủ biên). Hóa học 8 .NXB Giáo Dục 2008 .NXB Giáo Dục 2008
13. Lê Xuân Trọng (tổng chủ biên),Nguyễn Cương (chủ biên). Bài tập hóa học 8. NXB Giáo Dục 2008. học 8. NXB Giáo Dục 2008.
14. Lê Xuân Trọng (tổng chủ biên),Nguyễn Cương (chủ biên). Sách giáo viên hóa học 8. NXB Giáo Dục 2008. viên hóa học 8. NXB Giáo Dục 2008.
15. Lê Xuân Trọng (chủ biên), Đoàn Việt Nga. Bài tập nâng cao hóa học 8. NXB Giáo Dục 2007. NXB Giáo Dục 2007.
16. Lê Thanh Xuân. Phương pháp giải toán hóa đại cương và vô cơ. NXB TP Hồ Chí Minh 1998. Hồ Chí Minh 1998.
17. Lê Xuân Trọng (chủ biên), Cao Thị Thặng, Ngô Văn Vụ. Hóa học 9. NXB Giáo Dục 2007 NXB Giáo Dục 2007
18. Lê Xuân Trọng (chủ biên),Ngô Ngọc An. Bài tập hóa học 9. NXB Giáo Dục 2005. Dục 2005.
19. Hoàng Thành Chung (chủ biên). Những chuyên đề hay và khó hóa học THCS NXB Giáo Dục 2009 THCS NXB Giáo Dục 2009