Đánh giá theo nănglực

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả học tập theo năng lực trong đào tạo nghề (Trang 29 - 31)

Đánh giá là “nhận định giá trị” [23; tr 366]. Trong giáo dục, theo mục đích của việc đánh giá có thể phân chia đánh giá làm ba nhóm: đánh giá chẩn đoán (diagnostic), đánh giá trong tiến trình (formative) và đánh giá kết thúc (summative).

Đánh giá chẩn đoán được thực hiện ở đầu quá trình giảng dạy nhằm mục đích tìm hiểu sự khiếm khuyết của một số người học (mục tiêu học tập cụ thể nào người học đó không đạt được trong quá khứ và nguyên nhân làm cho họ không đạt được mục tiêu đó) và tìm hiểu thế mạnh hoặc khả năng đặc biệt của một số người học liên quan đến các mục tiêu học tập cụ thể. Qua kết quả đánh giá chẩn đoán có thể phân loại người học, và trong trường hợp cần thiết có thể tổ chức bồi dưỡng bổ sung cho nhóm người học có khiếm khuyết và lưu ý hỗ trợ để phát huy năng lực của nhóm người học đã đi trước trình độ chung.

Đánh giá tiến trình sẽ làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về các mục tiêu dạy học nghề, tình trạng kiến thức, kỹ năng, thái độ của HSSV đối chiếu với yêu cầu của chương trình đào tạo; phát hiện những nguyên nhân sai sót, giúp HSSV điều chỉnh hoạt động học; giúp giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh/yếu của mình, tự điều chỉnh và hoàn thiện hoạt động dạy.

Đánh giá kết thúc nhằm tổng kết những gì học viên đạt được, xếp loại học viên, lựa chọn học viên thích hợp để tiếp tục đào tạo hoặc sử dụng trong

tương lai, chứng tỏ hiệu quả của khóa học và việc giảng dạy của giáo viên, đề ra mục tiêu tương lai cho học viên.

Trong đào tạo nghề, đánh giá kết quả học tập - thường là đánh giá kết thúc - là khâu cuối cùng trong mọi quá trình dạy học ứng với môn học/mô đun hoặc toàn khoá học. Việc đánh giá, công khai hoá các nhận định về năng lực và kết quả học tập tạo cơ hội cho HSSV phát triển kỹ năng tự đánh giá, giúp họ nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích thúc đẩy học tập.

Theo cơ sở để thực hiện đánh giá và phương hướng sử dụng kết quả đánh giá, có thể phân chia đánh giá theo chuẩn và đánh giá theo tiêu chí.

- Đánh giá theo chuẩn là đánh giá được sử dụng để xác định mức độ thực hiện của một cá nhân nào đó so với các cá nhân khác trong một nhóm mà ở đó việc đánh giá được thực hiện.

- Đánh giá theo tiêu chí là đánh giá được sử dụng để xác định mức độ thực hiện của một cá nhân nào đó so với tiêu chí xác định cho trước.

Theo cách tiếp cận CBA, đánh giá bao gồm các thủ tục đo lường có khoa học và kỹ thuật phân tích, diễn giải sự thực hiện của người được đánh giá (đối tượng đánh giá) so với các TCNL (Hình 1.2). Những thông tin thu thập về sự thực hiện công việc dựa trên các chuẩn mực yêu cầu sẽ là chứng cứ cung cấp cho đánh giá viên có cơ sở để kết luận về năng lực của người được đánh giá.

Đối tượng đánh giá

Người học, người lao động cần thể hiện mình có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ, công việc ở nơi làm việc.

Người đánh giá (Đánh giá viên)

Những người đã đạt tiêu chuẩn năng lực trong ngành/nghề và có nghiệp vụ kiểm tra đánh giá.

Tiêu chuẩn năng lực

Những chuẩn mực đã được thiết lập sẵn về năng lực thực hiện các công việc, nhiệm vụ trong một nghề.

Đối tượng đánh giá cần cung cấp chứng cứ nhất quán và đầy đủ để chứng minh mình đã đáp ứng TCNL.

Đánh giá viên thu thập và phân tích chứng cứ về năng lực của ứng viên để quyết định xem họ đã đáp ứng TCNL hay chưa.

Hình 1.2: Mô hình đánh giá theo năng lực

Đánh giá theo năng lực là một quá trình thu thập, phân tích, diễn giải chứng cứ và đưa ra kết luận về một người đã đạt TCNL của nghề hay chưa. Trong đào tạo nghề, đánh giá kết quả học tập theo năng lực là một quá trình

thu thập chứng cứ và đưa ra những nhận định về bản chất và phạm vi của sự tiến bộ của người học theo những tiêu chí thực hiện đã được xác định trong tiêu chuẩn năng lực của nghề nhằm phán xét rằng một năng lực nào đó đã đạt được hay chưa ở một thời điểm thích hợp.

Các kết quả đánh giá sẽ chỉ rõ năng lực hay mức độ phát triển kỹ năng của người học. Đánh giá theo năng lực có các chức năng sau:

+ Đánh giá chẩn đoán (giúp xác định nhu cầu giáo dục/học tập);

+ Đánh giá tiến trình (cung cấp phản hồi về cách HSSV sẽ tiến triển hướng tới đạt được các năng lực);

+ Đánh giá tổng kết (đánh giá kết quả học tập để xác nhận năng lực); + Công nhận năng lực hiện tại/kết quả học tập trước đây (để xác định xem một người nào đó đã tích lũy được năng lực thông qua học tập chính quy hoặc không chính quy và kinh nghiệm sống, kinh nghiệm làm việc).

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả học tập theo năng lực trong đào tạo nghề (Trang 29 - 31)