QUẢN LÝ VĂN HÓA TẠI BAN VĂN HÓA PHƯỜNG THANH XUÂN TRUNG.
- Quản lý văn hóa cần gắn liền hơn với các cuộc vận động quần chúng. Mục đích cuối cùng của công tác quản lý văn hóa là làm sao mọi người dân có đời sống văn hóa lành mạnh, phong phú, tri thức cao, kiến thức rộng, nhằm củng cố gia đình và góp phần phát triển xã hội. Muốn vậy, quản lý văn hóa phải gắn với cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, kịp thời phát hiện ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi xấu, phản văn hóa, góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc.
- Quản lý văn hóa phải cần gắn liền với công tác xây dựng, phát triển các hoạt động văn hóa của nhân dân toàn phường. Đây chính là cách thức tạo điều kiện để mọi giới, mọi lứa tuổi đang sinh sống trên địa bàn đều tham gia sáng tạo, biểu diễn, sinh hoạt, thưởng thức các hoạt động văn hóa thích hợp như: văn nghệ quần chúng, thông tin tuyên truyền, trò chơi dân gian, thể dục- thể thao, các CLB văn hóa gia đình, hát với nhau, hội thi,… Khi các hoạt động văn hóa lành mạnh thu hút đông đảo người xem, thì chắc chắn sẽ hạn chế được các sản phẩm văn hóa độc hại làm ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội.
- Đẩy mạnh quản lý văn hóa phải đi đôi với việc xã hội hóa các hoạt động văn hóa. Khi các thành phần trong xã hội tham gia ngày càng nhiều vào các khâu sáng tạo, dàn dựng, tổ chức, dịch vụ, lưu hành các loại hình văn hóa, xây dựng các công trình văn hóa..., thì vừa làm cho xã hội dồi dào sản phẩm văn hóa, vừa huy động được nguồn vốn, nhân lực của xã hội, cũng có nghĩa là mở rộng vai trò làm chủ của nhân dân trên lĩnh vực văn hóa.
- Quy hoạch đầu tư phát triển,: khai thác vị trí cầu nối, cửa ngõ của các vùng kinh tế nhằm đầu tư đúng hướng và có hiệu quả các hoạt động, các điều kiện cần thiết cho văn hóa.
- Tăng cường lực lượng, công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ ngành văn hóa. Đồng thời, tăng cường hoạt động văn hóa tại các khu dân cư, chú trọng công tác họach định mục tiêu, kế họach phát triển văn hóa ở từng địa khu phố, cũng như công tác thanh tra, kiểm tra, để kịp thời uốn nắn các hoạt động kinh doanh văn hóa và có các biện pháp chế tài hiệu quả đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh văn hóa có vi phạm.
KẾT LUẬN
Để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, bên cạnh việc chỉ ra phương hướng và nhiệm vụ cho toàn Đảng, toàn dân, có một nhiệm vụ mà Nghị quyết hội nghị lần thứ V của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã ghi rõ: “Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. Theo tinh thần này, tất cả mọi người, đội ngũ trí thức, đội ngũ những người làm công tác nghiên cứu khoa học, quản lý, sáng tác và biểu diễn văn hóa thông tin có nhiệm vụ quan trọng.
Với mục tiêu công tác quản lý văn hóa ở phường đạt kết quả tốt, cần phải có sự kết hợp giữa yếu tố khoa học và nghệ thuật, giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực phong tục, tập quán, giữa yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại, sử dụng một cách nhuần nhuyễn, đồng bộ và hiệu quả các công cụ kinh tế - chính trị - xã hội, các giải pháp quản lý về dự báo xu hướng phát triển văn hóa, phát huy nội lực, sức mạnh của xã hội thông qua xã hóa các hoạt động văn hóa để văn hóa phát triển theo đúng định hướng. Các giá trị văn hóa truyền thống phải được phát huy cùng với các giá trị văn hóa hiện đại, hòa quyện, bền chặt, hiện hữu trong mọi hoạt động văn hóa của đời sống nhân dân, thể hiện qua cốt cách, trong ứng xử của người dân thủ đô “Biết làm giàu - sáng tạo - quả cảm và thân thiện” và các giá trị đó phải trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, góp phần thiết thực xây dựng một xã hội “công bằng, dân chủ, văn minh”.
PHỤ LỤC I. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
1. Những quy định chung, mục đích và phương pháp thực tập:
1.1 Những quy định chung
- Thực hiện Quyết định số 192/QĐ-ĐHNV ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Hiệu trưởng trường Đại học Nội Vụ Hà Nội.
- Theo Kế hoạch số 02/KH-VHTTXH ngày 17 tháng 02 năm 2014 của trưởng khoa Văn hóa Thông tin và Xã hội, trường Đại học Nội Vụ Hà Nội.
1.2 Mục đích thực tập:
- Tổ chức thực tập tốt nghiệp là hoạt động quan trọng của chương trình đào tạo. Quá trình thực tập sẽ giúp sinh viên củng cố kiến thức lý luận về các nghiệp vụ đã học và biết cách vận dụng vào thực tế xã hội.
- Rèn luyện và nâng cao kỹ năng tay nghề, hình dung một cách tổng thể các quy trình trong nghiệp vụ Quản lý văn hóa cho sinh viên sau khi hoàn thành chương trình thực tập.
- Giúp cho sinh viên được học tập và làm quen với tác phong làm việc, môi trường làm việc, thực hiện đúng mục tiêu đào tạo “học thật, thi thật để ra đời làm thật”.
1.3. Phương pháp thực tập:
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, củng cố kiến thức, phát triển tư duy nghề nghiệp, thực hành các kỹ năng hành chính đúng với vai trò của một công chức trong cơ quan hành chính Nhà nước, với yêu cầu cụ thể mà cơ quan thực tập giao cho.
- Tìm hiểu được cơ cấu tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước, chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ của cơ quan, đơn vị thực tập cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức tại nơi thực tập.
- Tìm hiểu quy trình công vụ trong cơ quan quản lý hành chính Nhà nước, các thủ tục hành chính của cơ quan nơi thực tập, thể chế hành chính liên quan đến cơ quan nơi thực tập.
- Nghiên cứu các văn bản hành chính, văn bản quy phạm pháp luật, các tài liệu có liên quan đến nơi thực tập.
- Thu thập thông tin, thống kê, phân tích và đánh giá các số liệu, thực trạng có liên quan đến cơ quan nơi thực tập.
2. Tình hình thực tập:
2.1. Địa điểm thực tập:
Ban Văn hóa - Ủy ban Nhân dân phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
2.2. Thời gian thực tập:
Thời gian thực tập: 02 tháng (Từ ngày 28/02/2014 đến ngày 28/4/2014).
2.3. Nhật ký thực tập:
Tuần 1: Từ ngày 28/02/2014 đến ngày 07/3/2014.
- Ngày 28/02/2014: Liên hệ xin thực tập.
- Ngày 01/3/2014: Báo cáo lãnh đạo về kế hoạch và thời gian thực tập. - Ngày 03/3/2014: Gặp cán bộ hướng dẫn, chịu sự điều hành và phân công của cán bộ hướng dẫn thực tập.
- Ngày 04/3/2014 đến ngày 07/3/2014: Tập trung chuẩn bị cho liên hoan văn nghệ chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 08/3 của chi hội Phụ nữ phường Thanh Xuân Trung.
Sử dụng các kiến thức cũng như kỹ năng mềm đã được học ở trường học trong việc giao tiếp, trao đổi thông tin, hoạt động văn nghệ, trang trí sân khấu, từ đó nâng cao hiệu quả cũng như tính ứng dụng của việc học các bộ môn năng khiếu tại trường như: hóa trang, nhạc lý, đại cương múa, dàn dựng chương trình nghệ thuật tổng hợp, mỹ thuật ứng dụng.
Tuần 2: Từ ngày 08/3/2014 đến ngày 14/3/2014.
- Ngày 08/3/2014: Tham gia Liên hoan văn nghệ chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 08/3.
- Ngày 09/3/2014: Trình lãnh đạo cơ quan và cán bộ hướng dẫn về đề tài viết báo cáo thực tâp.
- Ngày 10/3/2014: Soạn thảo văn bản giúp cán bộ phường Thanh Xuân Trung.
- Ngày 11/3/2014: Tìm hiểu tổng quan về bộ máy hoạt động của UBND phường Thanh Xuân Trung, tìm hiểu vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Ban Văn hóa phường Thanh Xuân Trung.
- Ngày 12/3/2014: Xác định, xây dựng đề cương chuyên đề thực tập.
- Ngày 13/3/2014: Trao đổi với cán bộ hướng dẫn nhằm có thêm kiến thức thực tiễn về hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn phường (bao gồm phương thức quản lý bằng văn bản và quản lý bằng hoạt động thực tiễn).
- Ngày 14/3/2014: Khảo sát thực tiễn khu di tích lịch sử Gò Đống Thây, phường Thanh Xuân Trung (lần 1).
Tuần 3: Từ ngày 15/3/2014 đến ngày 21/3/2014.
- Ngày 16/3/2014: Tìm hiểu quy trình, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động quản lý văn hóa của các cán bộ trong Ban văn hóa phường Thanh Xuân Trung.
- Ngày 17/3/2014: Tổng hợp các văn bản về xây dựng kế hoạch quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch; quản lý, hướng dẫn việc cưới, việc tang, lễ hội; việc xây dựng nếp sống văn hóa, gia đình văn hóa phường Thanh Xuân Trung.
- Ngày 18/3/2014 và ngày 19/3/2014: Tìm hiểu thực trạng quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch trên địa bàn phường Thanh Xuân Trung.
- Ngày 20/3/2014 và ngày 21/3/2014: Tìm hiểu thực trạng việc xây dựng nếp sống văn hóa, gia đình văn hóa trên địa bàn phường Thanh Xuân Trung.
Tuần 4: Từ ngày 22/3/2014 đến ngày 28/3/2014.
- Ngày 22/3/2014 đến ngày 26/3/2014: Tham gia thực hiện các công việc theo sự phân công của cơ quan thực tập, cán bộ hướng dẫn thực tập và cán bộ phụ trách Đoàn phường. Tham gia tổ chức ngày hội thanh niên phường Thanh Xuân Trung trồng cây xanh chào mừng ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3.
- Ngày 27/3/2014 và ngày 28/3/2014: Tìm hiểu thực trạng việc tổ chức phong trào thể dục thể thao quần chúng trên địa bàn phường Thanh Xuân Trung.
Tuần 5: Từ ngày 29/3/2014 đến ngày 04/4/2014.
- Ngày 31/3/2014 và ngày 01/4/2014: Tìm hiểu thực trang việc hướng dẫn tổ chức phong trào văn hóa văn nghệ, nghệ thuật quần chúng trên địa bàn phường Thanh Xuân Trung.
- Ngày 02/4/2014 và ngày 03/4/2014: Tìm hiểu việc quản lý và hướng dẫn tổ chức các hoạt động trong các thiết chế văn hóa trên địa bàn phường Thanh Xuân Trung (thư viện, bảo tàng, …)
- Ngày 04/4/2014: Thực hiện công việc sắp xếp hồ sơ, giấy tờ theo sự phân công của cơ quan.
Tuần 6: Từ ngày 05/4/2014 đến ngày 11/4/2014.
- Ngày 07/4/2014 và ngày 08/4/2014: Tìm hiểu việc quản lý, hướng dẫn khai thác giá trị các di sản văn hóa phục vụ hoạt động du lịch trên địa bàn phường Thanh Xuân Trung.
- Ngày 09/4/2014: Nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương.
- Ngày 10/4/2014 và ngày 11/4/2014: Tìm hiểu thực trạng việc hướng dẫn tổ các hoạt động văn hóa thông tin, tuyên truyền cổ động, trang trí khánh tiết trên địa bàn thực tập.
- Ngày 11/4/2014: Tìm hiểu thực trạng quản lý, hướng dẫn việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn phường Thanh Xuân Trung.
Tuần 7: Từ ngày 12/4/2014 đến ngày 18/4/2014.
- Ngày 14/4/2014: Tìm hiểu thực trạng quản lý, hướng dẫn việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn phường Thanh Xuân Trung.
- Ngày 15/4/2014: Khảo sát thực tiễn khu di tích lịch sử Gò Đống Thây, phường Thanh Xuân Trung (lần 2).
- Ngày 16/4/2014, ngày 17/4/2014 và ngày 18/4/2014: Thu thập, nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, trao đổi xin ý kiến cán bộ hướng dẫn thực tập về xây dựng kế hoạch quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch trên địa bàn phường Thanh Xuân Trung.
Tuần 8: Từ ngày 19/4/2014 đến ngày 25/4/2014.
- Tổng hợp tài liệu, tham khảo ý kiến của cán bộ hướng dẫn thực tập và cơ quan thực tập.
- Viết báo cáo thực tập.
- Trình lãnh đạo UBND phường và cán bộ hướng dẫn thực tập nhận xét về quá trình thực tập.
II. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA, VĂNNGHỆ, THỂ THAO, TUYÊN TRUYỀN CỔ ĐỘNG PHƯỜNG NGHỆ, THỂ THAO, TUYÊN TRUYỀN CỔ ĐỘNG PHƯỜNG THANH XUÂN TRUNG.
Hình 2.1: Hoạt động thể dục thể thao tại phường Thanh Xuân Trung được đông đảo nhân dân ở mọi tầng lớp lứa tuổi tham gia hưởng ứng.
Hình 2.2: Hoạt động thể dục thể thao tại phường Thanh Xuân Trung được đông đảo nhân dân ở mọi tầng lớp lứa tuổi tham gia hưởng ứng.
Hình 2.3: Hội phụ nữ phường Thanh Xuân Trung tổ chức chương trình tư vấn sức khoẻ “Ngăn ngừa những triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,…. do bệnh
thiếu máu não gây ra ở phụ nữ” 31/5/2013.
Hình 2.4: Liên hoan văn nghệ trường tiểu học Thanh Xuân Trung chào mừng ngày thành lập Đoàn 26/3/2014.
Hình 2.5-2.6: Phường đã đầu tư một số cột quảng cáo, trụ quảng cáo, tạo ra tính đồng nhất, văn minh và lịch sự cho đường phố.
Hình 2.7-2.9: Một số bằng băng rôn chào mừng ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4 và Giải phóng Điện Biên 7/5 trên tuyến đường Nguyễn Trãi.
III. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ THỰC TRẠNG KHU DI TÍCHLỊCH SỬ GÒ ĐỐNG THÂY. LỊCH SỬ GÒ ĐỐNG THÂY.
Hình 3.1- 3.2: Phương đình gò Đống Thây.
Hình 3.5-3.10: Thực trạng lấn chiếm trái phép đất gò gây mất cảnh và ảnh hưởng tới giá trị văn hóa lịch sử của gò.
IV. TẤM GƯƠNG TIÊU BIỂU CHO HOẠT ĐỘNG VĂN HÓACỦA PHƯỜNG THANH XUÂN TRUNG. CỦA PHƯỜNG THANH XUÂN TRUNG.
Chào mừng Đại hội MTTQ các cấp, Ban Công tác mặt trận khu dân cư (KDC) 12A phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân quyết định tổ chức cuộc thi sáng tác thơ, biểu diễn văn nghệ, đấu cờ tướng, cầu lông.
Đây là hình thức thu hút người dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, qua đó lồng ghép tuyên truyền chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước khá hiệu quả. Tuy vậy, để tổ chức các hoạt động cần có một khoản kinh phí. Trưởng ban Công tác mặt trận KDC 12A Nguyễn Thị Mai đã cùng Ban Công tác mặt trận xây dựng kế hoạch, phối hợp với các đoàn thể đi từng nhà vận động người dân tham gia, ủng hộ kinh phí. Tin tưởng vào các hoạt động của Ban Công tác mặt trận, một số nhà hảo tâm đã ủng hộ gần 6 triệu đồng để trao giải thưởng cho cuộc thi. Ngoài ra, các hộ dân cũng đóng góp kinh phí tùy theo điều kiện của từng gia đình. Nhờ vậy, cuộc thi được tổ chức thành công, góp phần củng cố tình đoàn kết, khích lệ người dân tham gia sinh hoạt cộng đồng, xây dựng KDC vững mạnh.
Hình 4.1: Bà Nguyễn Thị Mai - Tấm gương cán bộ tiêu biểu tham gia hoạt động phường
Với sự đóng góp tích cực của bà Mai, Ban Công tác mặt trận KDC 12A còn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; Nghị quyết của HĐND, chương trình hành động của MTTQ các cấp… Bà Nguyễn Thị Mai cho biết, muốn thành công, phải
chủ động lập kế hoạch tuyên truyền phù hợp với điều kiện thực tế ở KDC, sau đó lồng ghép với hoạt động của chính quyền, đoàn thể. Bên cạnh đó, Ban Công tác