Giải pháp chống giữ.

Một phần của tài liệu Đánh giá những khó khăn thường gặp khi đào lò trong vùng ứng suất cao và nên giải pháp khắc phục. (Trang 38 - 42)

Một số loại kết cấu chống thường áp dụng trong điều kiện địa chất phức tạp, bao gồm : Kết cấu lò tiết diện tròn, lò hình vòm tường đứng và lò hình móng ngựa, có dầm nền (hình 1).

Pin DÇm nÒn SVP-22 R· nh n í c b. Hình vòm, tường đứng V× chèng Bª t«ng c. Lò hình móng ngựa

Hình 4. kết cấu chống lò trong điều kiện vùng ứng suất cao

+ Dạng kết cấu tiết diện hình tròn là loại kết cấu chịu lực tối ưu nhất khi đào trong các môi trường có áp lực tương đối đều từ mọi hướng.

+ Dạng kết cấu lò hình vòm tường đứng, có dầm nền kết hợp đổ bê tông lưu vì dễ thi công và có khả năng chịu lực trong môi trường áp lực nóc và nền lớn, áp lực hông nhỏ, phù hợp áp dụng cho các đường lò đào qua sét kết hoặc đất đá có tính trương nở, bùng nền.

+ Dạng kết cấu lò hình móng ngựa, có dầm nền kết hợp ưu điểm của dạng lò hình tròn và khắc phục đáng kể hạn chế của lò hình vòm tường đứng. Chính vì vậy dạng kết cấu này được áp dụng rộng rãi khi đào lò qua vùng đất đá yếu (bãi thải, phay, phá....), tuy nhiên gia công vì chống và thi công phức tạp hơn so với các kết cấu khác.

KẾT LUẬN

Lựa chọn và thiết kế kết cấu chống hợp lý luôn là yêu cầu khó khăn trong lĩnh vực xây dựng công trình ngầm và mỏ, đặc biệt khi gặp phải các tai biến địa chất phức tạp. Trong trường hợp gặp phải các khối đá mềm yếu, bị nén ép mạnh, tổ hợp kết cấu chống cần thiết phải có được các tính năng là gia cố khối đá, ngăn chặn các hiện tượng phong hóa vỡ vụn và trương nở, cho phép khối đá dịch chuyển đến mức giới hạn, phù hợp với khả năng nhận tải cho kết cấu chống.

Cần phải xem việc áp dụng một loại kết cấu chống này như một chương trình thử nghiệm, nghĩa là phải được theo dõi, điều chỉnh kịp thời tại hiện trường. Các kết quả thu được sau đó sẽ là cơ sở khoa học cho các công tác thiết kế, chống giữ trong tương lai

Theo kế hoạch phát triển sản lượng, thời gian tới nhiều mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh sẽ ngày càng phải khai thác xuống sâu, điều kiện khai thác ngày càng khó khăn và sẽ phải thi công một khối lượng lớn các đường lò tiết diện lớn, trong điều kiện địa chất phức tạp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bài giảng Cơ học đá ứng dụng trong khai thác mỏ - Trường Đại học công nghiệp Quảng Ninh.

Cơ học đá ứng dụng trong xây dựng công trình ngầm và khai thác mỏ - NXB Khoa học và công nghệ Hà Nội, năm 2008.

 Nguyễn Quang Phích - Cơ học đá - NXB Xây dựng Hà Nội, năm 2006.  Nguyễn Hữu Hạnh - Cơ học đá - NXB Xây dựng Hà Nội, năm 2004.  Trương Vĩnh Hưng - Cơ học đá tập 2 - NXB Công nghiệp xây dựng Trung

Quốc (Tiếng Trung).

 Võ Trọng Hùng - Ổn định và bền vững công trình ngầm, Hà Nội 1995.  Báo cáo tổng kết Đề tài “Nghiên cứu lựa chọn các giải pháp tổng thể để

chống giữ các đường lò đào trong đá yếu, áp lực mỏ lớn, tại Công ty TNHH một thành viên 45, Tổng Công ty Đông Bắc”. Viện Khoa học Công nghệ Mỏ 2010

 Nguyễn Quang Phích - Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện các mô hình tính toán, thiết kế neo dính kết trong xây dựng mỏ và công trình ngầm. Mã số: B2009-02-76TĐ. Hà Nôi 8/2011.

Một phần của tài liệu Đánh giá những khó khăn thường gặp khi đào lò trong vùng ứng suất cao và nên giải pháp khắc phục. (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w