40
KẾT LUẬN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu thực tế cho thấy để giải quyết được bài toán thi trắc nghiệm phải mất khá nhiều thời gian, cả về quá trình khảo sát thực tế và nghiên cứu lý thuyết.
Đầu tiên là phải soạn ra một hệ thống câu hỏi làm để tiện cho công tác quản lý. Tiếp đó là đến công việc tạo đề - tức là từ các câu hỏi, với một số điều kiện lọc sẽ tạo ra đề thi, cuối cùng đến công đoạn tổ chức thi.
Trong quá trình nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào thiết kế chương trình, em thấy có rất nhiều những kết quả khả quan như sau:
- Nắm vững quy trình thi trắc nghiệm truyền thống và thi trắc nghiệm trên mạng.
- Tìm hiểu được các công nghệ .NET, cách thiết lập Windows Form. - Củng cố kiến thức lập trình và khả năng sử dụng các control của .NET.
- Hiểu rõ hơn về C#.
- Kết nối được cơ sở dữ liệu, sao lưu và phục hồi dữ liệu thành công. - Thiết kế giao diện chương trình tiện lợi cho người sử dụng.
- Hệ thống chạy nhanh, không lỗi và chính xác.
- Cập nhật được câu hỏi, tạo đề thi với nhiều tiêu chí, kết xuất đề thi ra tập tin XML để phục vụ cho việc thi ở những nơi không có cơ sở dữ liệu.
- Tổ chức thi với nhiều môn học và chủ đề.
Việc xây dựng một hệ thống thi trắc nghiệm qua mạng LAN nói chung để đáp ứng được tất cả các vấn đề đặt ra từ khâu đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, thiết kế hệ thống cho đến việc cài đặt sản phẩm để mang ra thử nghiệm là một quá trình đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Vì vậy trong khóa luận tốt nghiệp lần này em đã xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm qua mạng LAN theo phương pháp phân tích thiết kế hệ thống, sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu
41
SQL Server với ngôn ngữ C# nhằm mục đích góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào việc quản lý và thi trắc nghiệm trong trường Đại học – Cao đẳng nhằm đưa Tin học hóa vào nền giáo dục và đào tạo.
Đó là những kết quả sơ bộ mà em đã tìm hiểu được trong quá trình nghiên cứu lý thuyết và thiết kế chương trình. Tuy nhiên do thời gian, tài liệu nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, nên chương trình còn một số những thiếu sót nhất định, em rất mong nhận được sự thông cảm và những đóng góp quý báu của thầy, cô giáo và các bạn để hệ thống có thể được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Th.S Lưu Thị Bích Hương đã tận tình hướng dẫn em trong thời gian qua để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
2. Phương hướng phát triển
Với những kết quả đã đạt được từ khóa luận tốt nghiệp lần này, trong hướng phát triển tiếp theo của khóa luận em sẽ cố gắng nghiên cứu thêm về hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL để sao cho có thể sử dụng tối ưu tất cả các ứng dụng mà C# cho phép, đồng thời phát triển đưa ứng dụng lên Web, xây dựng giao diện hỗ trợ các dạng câu hỏi lồng nhau, hỗ trợ thi dạng multimedia phục vụ cho thi nhiều môn, ngoài ra em cũng nghiên cứu để cho phép thí sinh có thể tự đăng kí vào thi mà không cần đến mật khẩu và tên truy cập lấy từ người quản trị hệ thống.
42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Chu Thị Hường, Bài giảng Hệ quản trị CSDL. [2] Phạm Hữu Khang, Lập trình Windows Forms.
[3] Phương Lan, Lập trình Windows với C#.net, NXB Lao động xã hội, 2002. [4] Hà Trọng Nhân, Hà Nhật Tâm, Xây dựng hệ thống hỗ trợ thi trắc nghiệm,
Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại học KHTN TP. Hồ Chí Minh, 2005.
[5] Nguyễn Nha (2010), Bộ video hướng dẫn lập trình C#. [6] Trần Nguyên Phong, Giáo trình thực hành SQL Server 2005.
[7] Nguyễn Ngọc Bình Phương, Các giải pháp lập trình C#, NXB Giao thông vận tải, 2006.
[8] Các trang web về Công nghệ Thông tin. http://hanhtrangsinhvien.net
http://www.vn-zoom.com http://haiphongit.com http://congdongcviet.com
PHỤ LỤC
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Cấu hình hệ thống
a. Chỉnh sửa định dạng ngày giờ hệ thống
Trong một số form có sử dụng ngày giờ nên ta cần định dạng lại ngày giờ của hệ thống sao cho phù hợp.
Định dạng ngày mà chương trình sử dụng là dd/MM/yyyy.
b. Cài đặt Framework 3.5 (nếu máy tính cài hệ điều hành Windows XP) Đối với máy tính cài đặt hệ điều hành Windows 7 ta bỏ qua phần này. Nếu không ta hãy kiểm tra xem trong máy tính đã cài đặt Framework 3.5 chưa bằng cách vào Start -> Setting -> Control Panel -> Add or Remove Program. Nếu chưa cài thì ta cài đặt bằng phần mềm đi kèm trong đĩa CD chương trình. Cách cài đặt hoàn toàn đơn giản, chỉ cần đặt theo mặc định và Next rồi Finish là xong, do vậy xin phép không trình bày sâu trong phần hướng dẫn này.
c. Cài đặt SQL Server 2005 Express Edition
Đối với máy tính cài đặt hệ điều hành 32 bit:
Các bạn tìm đến tệp tin SQLServer2005_SSMSEE.exe trong thư mục Setup và cài đặt theo mặc định.
Đối với máy tính cài đặt hệ điều hành 64 bit:
Chúng ta lần lượt cài đặt các file sqlncli_x64.msi, SQLEXPR.exe, SQLServer2005_SSMSEE.exe được đặt trong tệp tin nén SQL Server 2005 SP4 64 bit.rar nằm trong thư mục Setup.
Cấu hình SQL Server 2005 cho máy chủ
Để chạy được chương trình trong mạng LAN, một máy tính cá nhân được chọn làm máy chủ cần phải được cấu hình SQL Server để từ một máy tính bất kì trong mạng LAN có thể truy xuất cơ sở dữ liệu từ máy chủ này.
- Cấu hình trên SQL Server Surface Area Configuration: Bấm Start -> All Program -> Microsoft SQL Server 2005
Cấu hình trên SQL Server Management Studio:
Bấm Start -> All Program -> Microsoft SQL Server 2005 Chọn SQL Server Management Studio Express
Khôi phục cơ sở dữ liệu thi trắc nghiệm đối với máy chủ.
Nhấn chuột phải vào Databases và chọn New Database, gõ tên database là Tracnghiem và nhấn Enter.
Tiếp theo, bạn nhấn chuột phải vào tên của database vừa tạo và chọn Tasks -> Restore -> Database.
Sau đó chọn Add và tìm tới nơi chứa file Tracnghiem.BAK và nhấn nút OK.
d. Cài đặt Report Viewer
Trong đĩa CD chương trình có thư mục Setup\Debug\ReportViewer các bạn tìm đến file ReportViewer.exe và cài đặt theo mặc định.
e. Cài đặt CrystalReports
Các bạn tìm đến file CRRedist2008_x64.msi nếu hệ điều hành bạn đang dùng là 64 bit hoặc CRRedist2008_x86.msi nếu hệ điều hành 32 bit. Hai file kể trên nằm trong thư mục Setup\Debug\CrystalReports10_5.
2. Cài đặt chương trình
Để bắt đầu quá trình cài đặt, các bạn tìm và click vào tập tin Setup.msi trong thư mục Setup\Debug. Để chương trình chạy ổn định, các tùy chọn bạn để mặc định.
3. Hướng dẫn sử dụng chương trình
a. Cấu hình server, tên truy cập, mật khẩu
Để truy nhập vào hệ thống, máy tính cần chỉ ra tên server, tên truy cập và mật khẩu để truy cập vào server đó.
Sau khi cài đặt thành công chương trình, bạn nhấn vào biểu tượng chương trình ngoài Desktop.
Nếu đồng ý với các thông tin trên thì nhấn nút Kết nối, nếu kết nối thành công sẽ có thông báo thành công và vào form đăng nhập hệ thống, ngược lại, bạn cần kiểm tra lại các thông tin trên xem đã đúng chưa.
Khi cần thay đổi các thông số trên, bạn nhấn vào Thay đổi rồi nhập các thông tin cần thiết, nhấn nút Lưu lại để hệ thống ghi nhớ các thông tin phục vụ cho lần đăng nhập sau, sau đó nhấn Kết nối để kết nối lại.
Sau khi kết nối thành công, ta đăng nhập vào hệ thống. Đầu tiên chọn quyền đăng nhập là quản lý hoặc thi. Nếu ta đăng nhập quyền quản lý, ta sẽ có đầy đủ các chức năng như soạn câu hỏi, tạo đề thi, trộn đề thi, …, tuy nhiên không có chức năng thi, bởi chức năng thi chỉ dành cho thí sinh. Còn nếu ta đăng nhập để vào thi thì ta chỉ được phép thi và hiện thị kết quả. Chọn quyền xong, nhập tên truy cập và mật khẩu vào hai textbox và nhấn Enter.
Sau khi nhấn Enter, hệ thống sẽ tự động dò trong cơ sở dữ liệu xem có trùng với thông tin đã nhập hay không, nếu có thì hệ thống sẽ báo đăng nhập thành công, ngược lại, bạn phải kiểm tra thông tin xem có nhập sai hay không.
Chương trình có rất nhiều chức năng, nhưng trong khuôn khổ khóa luận xin phép được giới thiệu tóm tắt các chức năng: thêm câu hỏi mới, sửa câu hỏi đã có, tạo đề thi mới, trộn đề thi, làm bài thi, khắc phục sự cố khi làm bài, báo cáo điểm thi của thí sinh.
Bạn hãy nhập nội dung câu hỏi, nội dung câu trả lời, xác định đáp án cho câu hỏi. Các thông tin về câu hỏi được xác định qua các combobox như môn học, chủ đề, độ khó. Khi thực hiện xong phần nhập liệu, nhấn nút Lưu lại để thực hiện lưu câu hỏi vào cơ sở dữ liệu.
d. Chức năng sửa câu hỏi đã có
Với một câu hỏi đã có trong danh sách, bạn muốn sửa đổi do gõ sai, gõ thiếu, bạn click vào lưới câu hỏi bên dưới. Ở lưới bên dưới có hiển thị đầy đủ các câu hỏi đang có trong cơ sở dữ liệu, bạn chỉ cần click vào nó là thông tin về câu hỏi sẽ hiện lên trên các textbox. Sửa xong bạn nhấn nút Lưu lại để lưu lại các sửa đổi vừa thực hiện.
e. Chức năng tạo đề thi
Khi đã có các câu hỏi trong ngân hàng câu hỏi, việc chúng ta cần làm là tạo ra đề thi.
Có hai cách để tạo đề thi, cách thứ nhất là tạo đề thi ngẫu nhiên, cách thứ hai là tạo đề thi với nhiều tiêu chí lựa chọn.
Với cách thứ nhất, đây là cách nhanh nhất để tạo ra một đề thi. Bạn chỉ cần chọn môn và số lượng câu hỏi của môn đó rồi nhấn Tạo đề thi, hệ thống sẽ lấy ra số lượng câu hỏi ngẫu nhiên trong môn mà bạn đã lựa chọn và cho ra một đề thi, đương nhiên mã đề thi cũng là ngẫu nhiên.
Với cách thứ hai, có phức tạp hơn một chút, đầu tiên bạn click vào checkbox Chọn lựa tiêu chí, sau đó chọn số câu, chủ đề, độ khó rồi nhấn nút Tạo đề thi, chương trình sẽ kiểm tra, nếu có đủ số lượng câu cần thiết thì sẽ cho ra một đề thi mới.
f. Chức năng trộn đề thi
Khi số lượng thí sinh dự thi lớn, nhu cầu nảy sinh cần có rất nhiều mã đề với thứ tự câu hỏi và thứ tự đáp án khác nhau.
Để bắt đầu trộn đề thi, bạn chọn môn học, mã đề thi cần trộn, sau đó nhấn nút Trộn đề. Hệ thống sẽ tự động sản sinh ra một đề thi mới đã xáo trộn thứ tự câu hỏi và đáp án so với đề thi được lấy làm đề thi gốc.
g. Chức năng làm bài thi
Chức năng này hỗ trợ thí sinh làm bài thi trắc nghiệm trên máy tính. Trước tiên, thí sinh sẽ chọn môn thi, chương trình sẽ tự động chọn một mã đề trong ngân hàng đề ứng với môn thi đã chọn.
Để bắt đầu thi, bạn chọn Bắt đầu, hệ thống sẽ đếm ngược thời gian, nhiệm vụ của các thí sinh là đọc kĩ câu trả lời rồi chọn đáp án và nhấn Trả lời
để lưu câu trả lời vào cơ sở dữ liệu. Khi làm bài đến câu cuối cùng mà vẫn chưa hết thời gian, bạn có thể nhấn nút Nộp bài. Hệ thống sẽ tự động tính toán và đưa ra số câu trả lời đúng, điểm số đạt được. Hoặc hết giờ làm bài, hệ thống cũng sẽ tự khóa bài thi của thí sinh và đưa ra kết quả.
h. Chức năng phục hồi sự cố làm bài
Khi đang làm bài thi mà gặp phải sự cố khi mất điện thì ngay sau khi có điện, thí sinh chỉ cần đăng nhập lại và nhấn vào Phục hồi sự cố trên giao diện chính của chương trình. Cách sử dụng form Khắc phục sự cố khi làm bài cũng tương tự như cách làm đối với form Làm bài thi.