Đặc điểm trạng thái của rơm rạ trong quá trình mùn hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu diễn thế sinh thái và đặc điểm sinh học của vi sinh vật tham gia quá trình chuyển hóa rơm rạ thành mùn hữu cơ (Trang 37 - 42)

5. Những đóng góp của đề tài

3.1.1.Đặc điểm trạng thái của rơm rạ trong quá trình mùn hóa

Bảng 3.2 mô tả trạng thái của cơ chất rơm rạ trong các khối ủ (U1 và U2) vào mùa hè.

Bảng 3. 1. Sự thay đổi một số trạng thái rơm trong các khối ủ vào mùa hè

Thời gian ủ (ngày)

U1

(Không bổ sung thêm nguồn nitơ)

U2

(Có bổ sung thêm nguồn nitơ)

03 Xuất hiện các sợi trắng, dạng tơ mảnh

- Giống U1

05 Sợi trắng, dạng tơ mảnh nhiều dần - Giống U1 07 - Sợi trắng, dạng tơ mảnh ít dần, cơ chất bắt đầu có độ nhớt - Xuất hiện dạng lấm tấm trắng nhƣ vôi bột - Giống U1 nhƣng có thêm các hạt lấm tấm vàng 11

- Có dạng vôi bột trắng trên rơm - Xuất hiện các hạt lấm tấm vàng - Xuất hiện dạng bột xanh rêu quanh hạt lúa trên rơm

- Giống U1 nhƣng có nhiều các hạt lấm tấm màu trắng vôi bột và vàng hơn. 12 - Có dạng vôi bột trắng và hạt chấm trắng

- Có dạng bột xanh rêu quanh hạt lúa

- Dạng hạt vàng lấm tấm rất ít

- Giống U1 nhƣng có nhiều các hạt lấm tấm màu trắng vôi bột và vàng hơn.

- Xuất hiện dạng bột xanh rêu quanh hạt lúa trên rơm - Xuất hiện nấm có thể quả

13 - Xuất hiện nấm có thể quả - Nhiều nấm có thể quả hơn

20

- Vẫn còn dạng vôi bột trắng trên rơm

- Dạng bột xanh rêu quanh hạt lúa trên rơm ít dần

- Không còn các hạt lấm tấm vàng nữa

- Dạng vôi bột trắng trên rơm nhiều hơn U1

- Vẫn còn dạng bột xanh rêu quanh hạt lúa trên rơm, giống U1 - Ít dần các hạt lấm tấm vàng 32 - Vẫn còn lấm tấm dạng vôi bột trắng trên rơm - Dạng vôi bột trắng trên rơm ít hơn hẳn U1

Quan sát đặc điểm trạng thái của khối ủ vào mùa hè trong khoảng 30 ngày, chúng tôi nhận thấy có sự thay đổi rõ rệt về trạng thái của rơm rạ trong khối ủ (bảng 3.1) tƣơng ứng với các nhóm VSV khác nhau tham gia vào sự mủn hóa của rơm rạ. Việc bổ sung thêm nguồn nitơ (amonium nitrate) dƣờng nhƣ không làm thay đổi thành phần các nhóm VSV cũng nhƣ tiến trình xuất hiện của chúng trong khối ủ. Tuy nhiên, ở U2 (có bổ sung thêm nguồn nitơ cho đạt tỷ lệ C:N ~ 30:1) thì diễn thế sinh thái của các nhóm VSV thay đổi nhanh hơn; ở mỗi trạng thái, mật độ VSV cùng loại thƣờng nhiều hơn và sự có mặt của chúng trên cơ chất rơm rạ thƣờng kéo dài hơn. Do vậy trong các khối ủ vào mùa đông (Đ1 và Đ2), chúng tôi đều bổ sung thêm nguồn nitơ vô cơ để đạt đƣợc tỷ lệ C:N ~ 30:1, nhằm đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho các VSV phân giải rơm rạ trong khối ủ.

Sự thay đổi trạng thái của rơm rạ trong khối ủ Đ1 và Đ2 (ủ vào mùa đông) đƣợc thể hiện qua bảng 3.2.

Bảng 3. 2. Sự thay đổi trạng thái rơm trong các khối ủ vào mùa đông Thời gian ủ (ngày) Đ1 Đ2 05 Lấm tấm dạng vôi bột trắng Giống Đ1 07 - Dạng lấm tấm nhƣ vôi bột trắng Giống Đ1 08 - Dạng lấm tấm nhƣ vôi bột trắng - Sợi trắng, dạng tơ mảnh - Chấm hạt trắng Giống Đ1 nhƣng nhiều dạng bột trắng hơn 10 - Dạng lấm tấm nhƣ vôi bột trắng - Sợi trắng, dạng tơ mảnh - Chấm hạt trắng, có búi trắng nhiều sợi xung quanh

Giống Đ1

11

- Dạng lấm tấm nhƣ vôi bột trắng - Sợi trắng, dạng tơ mảnh nhiều - Nấm có thể quả

- Giống Đ1

- Xuất hiện hạt chấm trắng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12

- Dạng lấm tấm nhƣ vôi bột trắng - Sợi trắng, dạng tơ mảnh nhiều - Nấm có thể quả

- Giống Đ1 nhƣng sợi trắng, dạng tơ mảnh - Hạt chấm trắng, búi trắng nhiều sợi xung quanh

13

- Dạng vôi bột trắng

- Sợi trắng, dạng tơ mảnh nhiều

- Bột xanh rêu quanh hạt lúa

Giống Đ1 nhƣng xuất hiện nấm có thể quả 28 - Chấm hạt vàng rất ít - Có ít nấm có thể quả Giống Đ1 nhƣng số lƣợng nhiều hơn

Nhƣ vậy, rơm rạ trong các khối ủ vào mùa đông (Đ1, Đ2) cũng trải qua các trạng thái tƣơng tự nhƣ các khối ủ vào mùa hè (U1 và U2). Tuy nhiên các trạng thái đó thƣờng xuất hiện muộn hơn và ít hơn rất nhiều so với các khối ủ vào mùa hè. Điều này có thể đƣợc giải thích là do nhiệt độ môi trƣờng thấp vào mùa đông (trung bình 21,5⁰C) làm cho nhiệt độ trong khối ủ giảm theo (nhiệt độ cao nhất trong khối ủ mùa hè là khoảng 55⁰C, trong khi nhiệt độ cao nhất trong khối ủ mùa đông là khoảng 41,5⁰C); do vậy, không giữ đƣợc nền nhiệt phù hợp cho các nhóm VSV phân giải rơm rạ sinh trƣởng và phát triển. Điều này cũng phù hợp với một thực tế trên đồng ruộng mà nông dân thƣờng quan sát thấy là: vào vụ mùa (thu hoạch vào tháng 4 đến tháng 5 hàng năm) thì rơm rạ vùi xuống ruộng thƣờng phân hủy rất nhanh, nhanh hơn nhiều so với vụ chiêm (thu hoạch vào tháng 10 hàng năm).

Việc bổ sung nguồn VSV từ đất ruộng (khối ủ Đ2) cho thấy sự mủn hóa của rơm rạ trong khối ủ này nhanh hơn hẳn khối ủ Đ1 (không bổ sung nguồn VSV từ đất ruộng).

Quan sát về độ nhớt lớn nhất ở đầu tuần thứ 2. Sau đó, giảm dần trong 2 tuần tiếp theo của quá trình ủ. Đến tuần thứ 7, các khối ủ đều không còn nhớt. Khối ủ Đ1 có độ nhớt kém nhất. Sự khác nhau về độ nhớt trong các khối ủ còn lại không rõ rệt.

Bảng 3. 3. Sự thay đổi độ mủn của rơm rạ các khối ủ Tuần U1 U2 Đ1 Đ2 1 - - - - 2 + + + - - 3 + + + + + + + 4 + + + + + + + 5 + + + + + + + + + + + 6 + + + + + + + + + + + 7 + + + + + + + + + + + + 8 + + + + + + + + + + + + + 9 + + + + + + + + + + + + + + 10 + + + + + + + + + + + + + + Không mủn: - Mủn kém: + Mủn trung bình: + + Mủn tốt: + + + Mủn rất tốt: + + + +

Dựa vào kết quả độ mủn (bảng 3.3), theo dõi trong 10 tuần thì độ mủn của các khối ủ đều tăng dần. U2 và Đ2 có cùng thành phần cơ chất rơm rạ trong khối ủ nhƣng độ mủn của U2 diễn ra sớm hơn và tốt hơn so với Đ2 do đƣợc ủ trong mùa hè. Đ2 đƣợc ủ vào mùa đông có nhiệt độ môi trƣờng thấp hơn, không thuận lợi cho VSV đất phân hủy rơm rạ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu diễn thế sinh thái và đặc điểm sinh học của vi sinh vật tham gia quá trình chuyển hóa rơm rạ thành mùn hữu cơ (Trang 37 - 42)