V. Oxi Lưu huỳnh lí thuyết về phản ứng hoá học
5. Các oxit của lưu huỳnh
a). Lưu huỳnh (IV) oxit SO2
Lưu huỳnh (IV) oxit còn được gọi là lưu huỳnh đioxit, khí sunfurơ. SO2 là chất khí không màu, có mùi xốc đặc trưng, tan nhiều trong nước (ở 20oC, 1 liứt nước hoà tan 40 lít SO2).
Lưu huỳnh (IV) oxit là osit axit :
SO2 + CaO = CaSO3 SO2 + 2NaOH = Na2SO3 + H2O
Khi tan trong nước, một phần SO2 tác dụng với H2O tạo ra axit sunfurơ : H2O + SO2 = H2SO3
Nếu axit sunfurơ mất nước sẽ tạo ra SO2. Vì thế SO2 còn được gọi là anhiđrit sunfurơ.
Axit sunfurơ là axit yếu, không bền, chỉ tồn tại trong dung dịch. Muối của axit sunfurơ gọi là sunfit : NaHSO3 - natri hiđro sunfit, Na2SO3 - natri sunfit.
Khí sunfurơ là chất oxi hoá khi gặp chất khử mạnh và là chất khử khi gặp chất oxi hoá mạnh. Ví dụ, khi đun nóng và có mặt chất xúc tác, SO2 bị oxi hoá :
Nếu trộn khí sunfurơ với khí hiđro sunfua, sẽ tạo ra lưu huỳnh :
SO2 kết hợp với nhiều chất màu hữu cơ, tạo thành những hợp chất không màu. Do vậy, SO2 được dùng để tẩy trắng nhiều phẩm vật khác nhau như tơ, len. Cánh hoa hồng cũng bị tẩy màu bởi SO2.
Trong phòng thí nghiệm, SO2 được điều chế bằng phản ứng giữa axit sunfuric đặc nóng với natri sunfit tinh thể, hoặc với đồng :
Na2SO3 + H2SO4 = Na2SO4 + H2O + SO2 Cu + 2H2SO4 = CuSO4 + 2H2O + SO2 b). Lưu huỳnh (VI) oxit SO3
SO3 còn được gọi là lưu huỳnh trioxit, anhiđric sunfuric.
SO3 là chất lỏng không màu, nó chuyển thành tinh thể ở 16,8oC.
Lưu huỳnh trioxit là oxit axit. Nó hút nước rất mạnh, tạo ra axit sunfuric, phản tứng toả nhiều nhiệt :
SO3 + H2O = H2SO4
SO3 không có ứng dụng thực tiễn. Nó là sản phẩm trung gian trong quá trình sản xuất axit sunfuric.