Thực hiện đ|nh giá tác động môi trường của các dự án phát
triển đối với tài nguyên nước, cân nhắc tổng thể về sinh thái đối với các phương án sử dụng tài nguyên nước, dựa trên quản lý tổng hợp lưu vực để giải quyết các mâu thuẫn hoặc tranh chấp trong việc sử dụng giữa các ngành hoặc địa phương.
Chính sách quản lý tổng hợp lưu vực cũng có liên quan tới việc
quản lý rừng và đất rừng, việc kiểm soát xói mòn đất, qui hoạch sử dụng đất và quản lý ô nhiễm.
Xây dựng các tiêu chuẩn để hạn chế ô nhiễm nước, kiểm soát
nước thải công nghiệp, xây dụng các hệ thống xử lý nước thải, kiểm soát việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp, xây dụng các tiêu chuẩn về chất lượng cho các yêu cầu khác nhau, như cấp
nước uống, công nghiệp, giải trí v.v... đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách và quản lý môi trường.
4.3. Hệ sinh thái biển và cửa sông
Việt Nam đ~ tham gia và phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển. Chính phủ Việt Nam đ~ và đang có chủ trương giải quyết hàng loạt các vấn đề
dưới đ}y:
Các hoạt động trên biển đều phải tính tới các tác động tiêu cực đối với hệ sinh
thái biển và có biện pháp phòng ngừa theo qui định của Nhà nước.
Tăng cường năng lực quốc gia trong việc kiểm soát chặt chẽ các hoạt động này,
kể cả việc kiểm soát ô nhiễm từ đất liền.
Việc đ|nh bắt hải sản tại vùng biển nông ven bờ không được vượt quá
ngưỡng năng suất lâu bền và không được dùng các phương pháp và phương tiện có tính huỷ diệt.
Trong những năm tới, cần phát triển năng lực và khuyến khích việc đ|nh bắt
ngoài khơi.
Khôi phục, bảo vệ và sử dụng hợp lý các rừng ngập mặn, đầm phá, ngăn ngừa
sự khai thác phá hoại các rạn san hô làm vật liệu xây dụng hoặc sản phẩm thương mại.
Ban hành và thực hiện kế hoạch quốc gia về ứng phó sự cố dầu tràn.
Xây dựng kế hoạch bảo vệ các vùng ven biển về phương diện địa mạo và sinh
thái, có xét tới những hoạt động như khai thác vùng đất ngập nước ven biển, khai thác cát, xây dụng các công trình phòng hộ ..v..v....